Tiếng nói cổ vũ cho tình yêu và hôn nhân tự do, phản kháng lễ giáo phong kiến

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc (ở hai thể loại Kịch bản văn học và truyện ngắn).pdf (Trang 42 - 46)

giáo phong kiến

Tồn tại song song với khuynh hướng phê phán hiện thực xã hội là khuynh hướng đấu tranh nhằm thoát ly lễ giáo phong kiến. Đó là kết quả của sự phát triển trào lưu tư tưởng tư sản, mà cốt lõi là chủ nghĩa cá nhân. Trào lưu này nhanh chóng nảy nở và phát triển ở khu vực thành thị, với các hoạt động chống lại những ràng buộc của tư tưởng, lễ giáo phong kiến, yêu cầu được giải phóng con người, trước hết là trong tình yêu và hôn nhân.

Nếu như trong văn xuôi xuất hiện tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, thì trên sân khấu kịch nói, ngay từ buổi ban đầu đã xuất hiện những vở kịch về đề tài này. Vở kịch đầu tiên là Dây oan của Đoàn Ân, viết năm 1920, kể về mối tình oan trái giữa một cô gái nhà giàu với một anh thư ký nhà nghèo. Mối tình tha thiết, muốn tiến tới hôn nhân của hai người bị gia đình găn cản, vì không “môn đăng hộ đối”. Kết thúc vở kịch là cái chết của cô gái, dấu ấn của sự bất lực trước rào cản của lễ giáo và tiền tài.Tiếp theo Dây oan

là vở Dây oannghiệt của Trần Đại Thụ (1923) kể về mối tình giữa cô Loan và cậu Phúc, nhưng gia đình ngăn cản. Cô Loan bị bà mẹ ham tiền gả cho một gã

mưu để bà mẹ tin là do thánh thần sắp đặt, đồng ý gả cô Loan cho cậu Phúc. vở kịch đánh dấu một bước tiến của hiện thực tự do luyến ái, tự do hôn nhân, sự thất bại của thần tài và chế độ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”.

Như một sự tiếp nối hoàn chỉnh và nâng thành công của đề tài phản kháng lễ giáo phong kiến, ca ngợi tình yêu và hôn nhân lên một tầm cao mới,

Chàng Ngốc của Nam Xương ra đời năm 1930 đã gây được tiếng vang lớn trong đời sống xã hội lúc bấy giờ. Theo đánh giá của Phan Kế Hoành và Huỳnh Lý trong “Bước đầu tìm hiểu lịch sử kịch nói Việt Nam”: “Một mặt hài kịch Chàng Ngốc đem tính keo bẩn, ham làm giàu một cách hèn hạ (Sỉn ông), đem cái ma lực của thần tài đội lốt trí thức (Đại phong tiên sinh), cái nghề “nguyệt lão” con buôn ra để đả kích; mặt khác Chàng Ngốc cũng đã chiến đấu say sưa cho sự thắng lợi của ái tình tự do, chính đáng.

Với ngòi bút hài kịch khá sắc sảo, tình tiết sinh động, bố cục chặt chẽ, tính cách từng nhân vật nhất quán, gỡ nút kịch có logic, Nam Xương đã tương đối thành công, so với đương thời, trong ý định đả kích thói hư tật xấu của nhiều hạng người. Ông cũng đã góp thêm một tiếng nói đòi giải phóng phụ nữ khỏi phụ quyền tuyệt đối, khỏi ràng buộc của tiền tài, yêu cầu được tự chọn bạn trăm năm. Từ Dây oan đến Chàng Ngốc, ý thức phản kháng đã mạnh mẽ thêm”[13, tr112].

Nhân vật trung tâm của cuộc đấu tranh bảo vệ tình yêu lứa đôi, chống lại lễ giáo phong kiến trong vở Chàng Ngốc là đôi trai gái Tình sinh - cô Cỏn. Họ là những thanh niên có học, tiếp thu tư tưởng - văn hoá phương Tây, nên ý thức đầy đủ về quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc cho mình. Có thể nói, cô Cỏn là nhân vật nữ tiêu biểu trong cuộc đấu tranh đòi bình quyền và tự do luyến ái. Sống trong một gia đình thị dân, bố tham tiền đến mức bất chấp cả tương lai của con, mẹ nhất mực tuân theo lễ giáo phong kiến, nên cô phải tự mình đấu tranh cho tình yêu và hạnh phúc của mình. Khi biết mình bị bố mẹ gả cho Ngốc sinh, cô đã vạch mặt Ngốc sinh dối trá, từ chối thẳng thừng trước

mặt bố mẹ và bà mối. Cô nói thẳng với họ: “thày me xem, nó ngu khốn ngu khổ thế thì ai thương làm sao được? Thôi con đi vào đây, ở đây một lúc nữa nhịn cười cũng đủ chết mất. Còn cái nhà bà Tư Sùng kia, bà chỉ biết đồng tiền là to, định hại tôi một đời, nếu bà không thôi đi thì rồi tôi bảo cho cái mặt bà.” (cảnh 8 hồi 1). Nhưng Sỉn ông tham tiền vẫn quyết gả con cho Ngốc. Cô Cỏn bàn với người yêu tìm cách đưa cô đi trốn, còn mình thì giả câm để hoãn đám hỏi. Cô còn đi gặp Đại Phong để nhờ khuyên can Ngốc sinh mặc dù việc đó không thành. Quyết liệt hơn, cô chuẩn bị thuốc phiện và dấm thanh để tự tử chứ nhất định không để bị ép duyên.

Cùng với cô Cỏn, Tình sinh cũng là người tích cực đấu tranh để bảo vệ tình yêu. Chàng sinh viên nghèo tìm mọi cách để giải thoát người yêu ra khỏi vòng vây của lễ giáo, thậm chí lên sẵn kế hoạch cướp cô dâu từ tay Ngốc sinh. Những hành động quyết liệt để bảo vệ tình yêu của hai người cuối cùng đã đem lại thắng lợi. Đó là thắng lợi của tư tưởng tự do luyến ái, tự do hôn nhân trước lễ giáo phong kiến đã lạc hậu nhưng vẫn còn tác quái.

Trong Ông Tây An Nam, mối tình giữa Kim Ninh và tham Tứ, tuy không có những hành động kịch quyết liệt như trong Chàng Ngốc, nhưng cũng là tác nhân gây ra xung đột kịch. Mối tình ấy cũng vấp phải sự cản trở của gia đình Cưu ông, vì Cưu ông muốn hỏi Kim Ninh cho cử Lân. Nhưng Kim Ninh, một cô gái tân thời, đã biết tự mình bảo vệ hạnh phúc cho mình. Cô thẳng thắn bảo vệ tình yêu của mình với Tình sinh trước mặt bố mẹ, và làm cho cử Lân phải bẽ mặt vì “lòi đuôi” vong bản y đang dấu diếm để lừa mị mọi người ra.

Tất nhiên, ý thức và hành vi của họ không dễ được thừa nhận trong một xã hội đã có hàng nghìn năm, với những lề thói và phong tục hôn nhân khá ổn định. Phát triển xã hội, từ góc nhìn giữa mới và cũ, giữa tiến bộ và lạc hậu, sẽ thấy để khẳng định cái mới và sự tiến bộ, xã hội sẽ phải trải qua những cuộc đấu tranh quyết liệt và lâu dài. Với tình yêu cũng vậy, những rào cản từ phong

nhân trên cơ sở của tình yêu đôi lứa. Vấn đề là cần làm thế nào để đưa tới một sự thừa nhận của xã hội như một tất yếu chứ không phải là sự đoạn tuyệt hoàn toàn với tất cả các giá trị từng tồn tại trong quá khứ, vì vậy phải biết lựa chọn. Có lẽ vì thế, nếu như một mặt Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc phê phán cái quan niệm thiếu lương thiện của “Ông Tây An Nam” cử Lân rằng: “Anh em ta lấy nhau bây giờ, sau này có xa nhau chăng nữa, cô em càng tiện chứ sao!”, thì một mặt Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc lại cổ vũ cho tình yêu và hôn nhân chân chính. Thiết nghĩ, đó là một cái nhìn, một quan niệm tiến bộ so với lịch sử của thời đại ông. Nói cách khác, đứng trước những biến động của lịch sử, đứng trước sự xuất hiện của các giá trị xấu - tốt đan xen vào nhau, lấn lướt lẫn nhau, thì Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc đã có một lựa chọn đúng đắn. Ông phê phán cái cần phê phán, đồng thời cổ vũ cái cần cổ vũ. Đó chính là một nhận thức sáng suốt và nhân văn cần phải được khẳng định trong bối cảnh xã hội - văn hóa của nước Việt Nam ở đầu thế kỷ XX. Đáng chú ý là, chỉ mấy năm sau, khi quan niệm của xã hội về tình yêu và hôn nhân đã cởi mở hơn, thì trong văn học và trên kịch trường lại xuất hiện xu hướng lãng mạn, lý tưởng hoá tình yêu, dẫn đến triết lý phụng thờ tình yêu, coi tình yêu là tuyệt đỉnh, là mục đích của cuôc đời. Điển hình cho xu hướng này là Đoàn Phú Tứ.

Với những vở Cuối mùa, Gái không chồng, Xuân tươi, Mơ hoa…Đoàn Phú

Tứ xây dựng một loạt nhân vật đi tìm tình yêu và hưởng thụ nó, đến mức phủ nhận cả hạnh phúc gia đình và những trách nhiệm xã hội. Xu hướng này ảnh hưởng khá mạnh trong đời sống thanh niên lúc bấy giờ. So sánh với xu hướng này, thái độ đúng mực và tiến bộ của Nam Xương thật đáng trân trọng.

Ở một hoàn cảnh lịch sử khác, mối tình của cặp anh hùng - mỹ nhân Tây Thi - Phạm Lãi (trong vở Tây Thi) cũng là một mối tình tuyệt đẹp xứng đáng được ca ngợi. Lần đầu gặp nhau, giữa hai người đã nảy nở tình yêu chân chính. Nhưng trách nhiệm lớn lao của một bậc tướng quốc đã không cho phép Phạm Lãi hành xử theo tiếng gọi của trái tim, và không những thế, người anh

hùng là tôi trung của Việt vương Câu Tiễn còn thuyết phục được người mình yêu làm theo kế sách diệt Ngô. Vậy là cả hai người đã hy sinh hạnh phúc cá nhân của mình cho nghĩa lớn. Bi kịch tình yêu của Phạm Lãi - Tây Thi là bi kịch mang tính thời đại sâu sắc, bởi sự xung đột giữa khát vọng tình yêu và lòng trung quân ái quốc của kẻ sĩ Nho giáo là loại xung đột chỉ có thể đưa đến một kết thúc bi kịch. Nhưng cho dù như vậy, thì vở kịch cũng đã cất lên tiếng nói ca ngợi khát vọng tình yêu tự do, cùng với sự trân trọng chia sẻ và cảm thương của tác giả.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc (ở hai thể loại Kịch bản văn học và truyện ngắn).pdf (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)