Nghệ thuật miêu tả tâm lý của nhân vật

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc (ở hai thể loại Kịch bản văn học và truyện ngắn).pdf (Trang 62 - 66)

Mặc dù đặc trưng của sự chiếm lĩnh nghệ thuật đối với hiện thực của kịch là hướng về việc tổ chức các hành động dẫn đến xung đột, thêm nữa Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc thuộc thế hệ tiên phong đặt nền móng cho

giả hiện đại sau này, nhưng ở nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, ông đã đạt được những thành công bước đầu. Nhân vật của ông, cho dù ở kịch ngắn một hồi hay các vở kịch dài hơi hơn, không phải lúc nào cũng thực hiện hành động theo sự sắp đặt khéo léo của tác giả, mà đứng trước những mâu thuẫn, xung đột, cũng phải trải qua các quá trình đấu tranh nội tâm, với những dằn vặt, đắn đo, suy nghĩ. Trong vở Chàng Ngốc, bản thân Ngốc sinh vốn được xây dựng với tính cách điển hình là ngốc nghếch và dốt nát, nhưng cũng trải qua một cuộc đấu tranh nội tâm khi đứng trước mâu thuẫn giữa ước muốn của mình (là kết hôn với cô Cỏn), và sự sợ hãi cho tính mạng của ba người (vì Tình sinh nói nếu Ngốc sinh lấy cô Cỏn thì sẽ có ba người chết!). Cuộc đấu tranh nội tâm ấy có lúc bị Sỉn ông tác động, nên ước muốn kết hôn với cô Cỏn chiến thắng, Ngốc sinh đem tiền sính lễ đến nạp ngay cho Sỉn ông. Nhưng sau đó, Tình sinh lại gặp gỡ, thuyết phục (việc này không diễn ra công khai trên sân khấu, mà theo như dụng ý của Nam Xương, là loại “hoạt động bên trong”), nên kết cục, Ngốc sinh nhường cô Cỏn cho Tình sinh. Trong một vở hài kịch ngắn theo phương pháp cổ điển như vậy, xây dựng được tình huống kịch làm cho một nhân vật ngốc phải đấu tranh nội tâm và có được quyết định hợp tình hợp lý để “gỡ nút” cũng là một thành công của Nam Xương

Ở “Ông Tây An Nam” cử Lân, mâu thuẫn giữa thái độ quyết liệt chối bỏ dân tộc và ham muốn chinh phục Kim Ninh làm y phải tính toán trong suy nghĩ, dẫn đến hành động “nhượng bộ” làm “người An Nam”, và nói tiếng Việt. Nhưng khi không chinh phục được Kim Ninh thì ngay sau lời Kim Ninh khẳng định tình yêu với tham Tứ, y quay ngoắt lại thái độ vong bản ban đầu, chuyển sang nói toàn tiếng Pháp. Và y giải thích cho tình trạng bẽ bàng của mình bằng một cách lý giải rất quái quỉ: “Dis - leus que c‟est la temperature indigène qui m‟a déréglé l‟esprit!” (Bảo chúng rằng vì không khí thuộc địa làm cho tao đãng trí!). Diễn biến hiện thực - tâm lý khá phức tạp trong trường

đoạn vừa rồi cho thấy sự kỹ lưỡng và sắc sảo của tác giả trong nghệ thuật xây dựng hành động kịch.

Trong bi kịch Tây Thi, quá trình khai thác diễn biến tâm lý hai nhân vật Phạm Lãi và Tây Thi diễn ra phức tạp hơn. Phạm Lãi, trong suốt vở kịch, luôn ở trong tâm trạng giằng xé giữa khát vọng tình yêu lứa đôi và sứ mệnh của kẻ sĩ trung quân ái quốc, và tâm trạng ấy luôn được đặt vào những tình huống phải lựa chọn một quyết định. Khi gặp Tây Thi giặt lụa ở làng Trữ La, Phạm Lãi đã đem lòng yêu thương, nhưng trách nhiệm đi tìm mỹ nhân dâng vua nước Ngô mà Câu Tiễn giao cho khiến Phạm Lãi phải đấu tranh tư tưởng: mang Tây Thi về cung hay dấu đi cho riêng mình? Nhất là khi Tây Thi oán trách Phạm Lãi: “Thế là những lời tình ái của quan tướng quốc nói với thiếp ban nãy, bây giờ đã thành lời bỏ đi! Thương ơi! Người còn mà lời đã ra thiên cổ! Ư, mà thiếp lầm rồi! Ngay người nữa, làm gì mà còn? Cái người nói với Tây Thi những lời êm đềm đó là một cậu học trò, một người du lịch, có đâu là một quan tướng quốc. Người ấy đã nhường chỗ cho một vị đại thần phong thể”. Phạm Lãi và Tây Thi bàn cách đưa Trịnh Đán thế chỗ Tây Thi. Nhưng rồi khi cả hai người cùng về cung, thì Tây Thi vẫn bị đem đi cống Ngô cùng Trịnh Đán. Diễn biến “phía trong sân khấu” cho thấy Phạm Lãi đã đấu tranh tư tưởng và quyết định dâng Tây Thi cho triều đình. Đến khi Câu Tiễn cử Phạm Lãi đưa Tây Thi và Trịnh Đán đi cống Ngô, hơn một năm được gần gũi nhau, mối quan hệ tình cảm giữa Tây Thi và Phạm Lãi đã quá sâu nặng, đến mức hai người gọi nhau là “lang quân - ái nương”, vậy mà vì nghĩa lớn, họ vẫn dứt tình.

Khai thác nhân vật ở chiều sâu tâm lý và các cung bậc tình cảm, để rồi đẩy xung đột kịch lên đỉnh điểm, đó là cái tài của tác giả.Tuy số tác phẩm kịch không nhiều, lại chủ yếu viết ở thời kỳ đầu của quá trình hình thành và phát triển kịch nói, nhưng bước đầu Nam Xương đã làm được điều ấy một

Tóm lại, qua nghiên cứu kịch bản văn học của Nam Xương, bước đầu chúng tôi nhận thấy những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật, làm nên giá trị của kịch Nam Xương. Cụ thể là:

Về mặt nội dung: Bao trùm toàn bộ sự nghiệp kịch của Nam Xương là sự trân trọng giữ gìn các giá trị truyền thống dân tộc của một nhà văn giàu lòng yêu nước. Từ việc phơi bày hiện thực xã hội với hai mặt sáng tối của nó trong thời kỳ đầu của quá trình hiện đại hoá, Nam Xương đã cổ vũ, ủng hộ những con người lương thiện, mang cốt cách và tinh thần dân tộc, đồng thời chỉ ra những kẻ tha hoá, vong bản, xa rời truyền thống văn hoá - đạo lý dân tộc, như những sản phẩm của một xã hội mà các chuẩn mực giá trị bị đảo lộn. Bên cạnh đó, trong bối cảnh xã hội đang vận động theo xu hướng dân chủ hoá, tôn trọng các quyền cá nhân của con người, kịch Nam Xương cũng góp thêm tiếng nói cổ vũ cho tình yêu và hôn nhân tự do, phản kháng lễ giáo phong kiến. Ở một góc độ khác, từ việc khai thác các đề tài lịch sử, kịch Nam Xương mang tải những vấn đề mang tính thời cuộc, những suy ngẫm về cuộc đời và số phận con người đương thời, xung quanh việc nhìn nhận và giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa lý tưởng và khả năng thực hiện lý tưởng, giữa khát vọng cá nhân và trách nhiệm xã hội.

Về mặt nghệ thuật, những ảnh hưởng của phương pháp sáng tác cổ điển và luật “ba duy nhất” đã đem lại thành công cho kịch Nam Xương trong thời kỳ “khai sơn phá thạch” của kịch nói Việt Nam. Cùng với đó, là những thành công bước đầu về các thủ pháp nghệ thuật xây dựng tình huống hài hước, qua đó thể hiện thái độ châm biếm, giễu nhại, phê phán, nghệ thuật khai thác và biểu hiện diễn biến tâm lý của nhân vật, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình mà nhân vật “Ông Tây An Nam” là thành công rực rỡ nhất.

Bằng tài năng, tâm huyết cùng với những nỗ lực một cách có ý thức để đạt được thành công trên đây, Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc đã có sự đóng góp to lớn vào quá trình xây dựng nền kịch nói Việt Nam ngay từ buổi ban đầu.

Chƣơng III

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc (ở hai thể loại Kịch bản văn học và truyện ngắn).pdf (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)