Cảm hứng từ lịch sử gợi sự suy ngẫm về cái đương thờ

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc (ở hai thể loại Kịch bản văn học và truyện ngắn).pdf (Trang 46 - 49)

Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc là người say mê nghiên cứu lịch sử, đã từng viết sách giáo khoa về lịch sử, nên cũng dễ hiểu vì sao ông thường chọn lịch sử làm cảm hứng và đề tài cho nhiều sáng tác văn học của mình. Với tiểu thuyết, ông có Hùng Vương, Bách Việt; với truyện ngắn, ông có một loạt truyện như: Huyền Trân công chúa, Trên chòi Khâm Thiên, Nguyễn Thị Lộ, Tráng sĩ Phù Đổng

Với kịch bản văn học, chúng tôi mới khảo sát được 2 bản thảo, là Tây Thi Văn Chủng, đều là thể loại bi kịch. Hai vở kịch này không ghi chính xác năm sáng tác. Nhưng trên bản thảo vở Tây Thi còn có dấu kiểm duyệt của Sở kiểm duyệt - Tổng giám đốc thông tin - Quốc gia Việt Nam, cho thấy Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc viết trước năm 1954. Còn vở Văn Chủng ghi ở trang bìa (bản đánh máy) là Nhà xuất bản Liên Hiệp - Sài Gòn, cho thấy ông viết hoặc đã xuất bản trong thời kỳ 1954 - 1958.

Đặt hai vở kịch này vào hoàn cảnh lịch sử và hoàn cảnh cá nhân của Nam Xương, chúng ta có thể hiểu cội nguồn cảm hứng sáng tác của ông. Khi viết hai vở kịch này, ông đã là một chiến sĩ cộng sản, một nhà tình báo hoạt động công khai dưới vỏ bọc trí thức, chứ không đơn thuần là một người trí thức yêu nước như giai đoạn 1930 - 1931, khi viết Ông Tây An Nam

nhà văn - chiến sĩ. Có lẽ vì vậy mà cảm quan nghệ thuật của ông như phong phú hơn, những vấn đề xã hội - lịch sử - văn hoá được soi chiếu dưới những góc nhìn sâu rộng hơn.

Nếu như Ông Tây An NamChàng Ngốc lấy bối cảnh là gia đình cùng các quan hệ xã hội ở phạm vi hẹp (giữa bố mẹ và con cái, giữa những người họ hàng, bạn bè, giữa các đôi tình nhân,…) thì Tây Thi Văn Chủng lại lấy bối cảnh rộng lớn hơn là đất nước, với những quan hệ xã hội có chiều kích rộng lớn hơn, thậm chí là những chuẩn mực từng được coi là “bất biến” trong quan niệm của một thời, như: giữa vua và bề tôi, giữa quốc gia dân tộc này với quốc gia dân tộc khác. Xung đột trong tác phẩm không dừng lại ở các vấn đề xã hội - nhân sinh, mà được đẩy lên tầm vóc cao hơn, đó là tầm thời đại.

Tây Thi là bi kịch lịch sử giữa một bên là mối tình của Phạm Lãi với Tây Thi, và một bên là trách nhiệm xã hội của cả hai người trong hoàn cảnh xã hội phong kiến Trung Hoa mà Nho giáo với tinh thần trung quân ái quốc là thượng tôn. Phạm Lãi là tướng quốc của Việt vương Câu Tiễn, đã vì nghĩa lớn mà hy sinh tình riêng, Tây Thi cũng vì tình yêu sâu nặng với Phạm Lãi mà hy sinh cả phẩm tiết và tính mạng của mình cho kẻ thù của nước Việt. Thông qua các diễn biến tâm lý của nhân vật và các hành động kịch dẫn đến xung đột, Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc đã cố gắng làm nổi bật tư tưởng chủ đạo của vở kịch, đó là: sự hy sinh hạnh phúc cá nhân vì đạo trung quân ái quốc. Một loạt tác phẩm văn học khác của Nam Xương lấy lịch sử làm cảm hứng sáng tác cũng đề cao tư tưởng này, như: Nguyễn Thị Lộ, Trên chòi Khâm Thiên, Huyền Trân công chúa

Nhưng nếu chỉ dừng ở đó thì vấn đề không phải là mới. Đó là vấn đề tất yếu của mối quan hệ vua - tôi, một trong ba rường cột của chế độ phong kiến phương Đông theo Nho giáo. Điều đáng nói nếu đọc Tây ThiVăn Chủng

trong một mối liên hệ, sẽ thấy nổi lên vấn đề là sau khi bề tôi đã làm tròn phận sự của mình một cách cao nhất với vua, với đất nước, sau khi họ đã hi

sinh cả những gì họ yêu quý nhất để góp sức làm nên nghiệp lớn, thì họ có quyền được hưởng thụ hạnh phúc cá nhân của mình. Hơn thế nữa, bề tôi cũng phải biết được vai trò, thân phận của mình, biết trông thời thế mà hành xử, nếu không sẽ rơi vào bi kịch của số phận. Bởi vậy, nếu như với Tây Thi, Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc đã giải quyết sự xung đột giữa khát vọng tình yêu và tinh thần trung quân ái quốc bằng bi kịch của Phạm Lãi và Tây Thi, thì trong Văn Chủng (còn gọi là Tục Tây Thi, hay là phần tiếp theo của Tây Thi), ông đề cao nội dung này. Theo đó, Phạm Lãi và Tây Thi không chết, mà từ Cô Tô, họ trốn đi xa, sống hạnh phúc với nhau trong Đào gia trang. Còn Văn Chủng, vì không nghe theo lời khuyên của Phạm Lãi nên cuối cùng phải chết. Bi kịch của Văn Chủng là bi kịch của một cá nhân đã cống hiến hết lòng vì triều đình Việt, vì Việt vương Câu Tiễn, nhưng sự trung thành đến mức mù quáng đã khiến ông không nhận ra sự đổi thay của thời thế đã dẫn đến sự thay đổi của lòng người. Đến khi nhận được thanh gươm vua ban để tự xử thì đã quá muôn. Bi kịch của Văn Chủng cũng là bi kịch mang tính thời đại, đó là bi kịch của lòng trung quân ái quốc và sự chà đạp tàn bạo lên lòng trung quân ái quốc sau khi người ta đã “vắt kiệt quả chanh”. Đó cũng là bi kịch của Nguyễn Trãi trong truyện ngắn Nguyễn Thị Lộ, cho dù Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc đánh giá cao sự hi sinh một cách tự nguyện và chủ động của Nguyễn Trãi.

Nhìn nhận những câu chuyện lịch sử bằng cái nhìn của người đương thời, lịch sử như là cảm hứng về cái đương thời, từ hai vở kịch lịch sử, Nam Xương đã chạm đến những vấn đề mang tính thời cuộc và cao hơn thế, đó là mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa lý tưởng và khả năng thực hiện lý tưởng, giữa khát vọng cá nhân và trách nhiệm xã hội. Nếu nhìn từ lịch sử, phải nói rằng đây là các vấn đề chưa từng được đặt ra trong một xã hội có sự thống trị hàng nghìn năm của Nho giáo. Những yêu cầu về đạo đức của người quân tử, những đòi hỏi về lòng trung quân… đã trói buộc con người trong những phạm vi mà

không có chỗ thể hiện. Nhìn lịch sử từ góc nhìn đương thời, Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc đã đem tới cho đề tài lịch sử mà ông quan tâm một cảm hứng mới. Đó là cảm hứng của khát vọng cá nhân và sự đáp ứng những khát vọng ấy sau khi con người đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ xã hội của họ. Bi kịch của Phạm Lãi và Tây Thi trong vở Tây Thi đã đẩy họ tới sự không toàn vẹn, nhưng cuối cùng điều họ mong muốn vẫn phải đến, để họ được hưởng một hạnh phúc muộn màng. Bi kịch ấy dù sao cũng đem lại cho họ một sự an ủi, và chính điều đó lại tạo nên sự tương phản với bi kịch của Văn Chủng, bởi Văn Chủng đã mất mạng chính vì lòng trung quân của mình. Những tác phẩm về đề tài lịch sử của ông nói chung, hai vở kịch Phạm LãiVăn Chủng nói riêng, luôn làm chúng ta ngẫm ngợi về xã hội, con người và thời cuộc mình đang sống.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc (ở hai thể loại Kịch bản văn học và truyện ngắn).pdf (Trang 46 - 49)