Vài nét về tình hình sáng tác truyện ngắn của Nam Xƣơng Nguyễn Cát Ngạc

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc (ở hai thể loại Kịch bản văn học và truyện ngắn).pdf (Trang 66 - 67)

TRUYỆN NGẮN CỦA NAM XƢƠNG - NGUYỄN CÁT NGẠC

3.1. Vài nét về tình hình sáng tác truyện ngắn của Nam Xƣơng - Nguyễn Cát Ngạc Nguyễn Cát Ngạc

Như chúng tôi đã trình bày ở phần mở đầu, Nam Xương – Nguyễn Cát Ngạc không chỉ là một nhà viết kịch có tiếng, mà còn là một cây bút truyện ngắn. Tiếc rằng những truyện ngắn của ông chưa được công bố nhiều nên còn ít người biết đến. Bước đầu chúng tôi đã thống kê (có thể chưa thật đầy đủ), về truyện ngắn Nguyễn Cát Ngạc. Tổng số các tác phẩm chúng tôi có được là 37. Trong số đó, có 7 truyện đã được in thành tập truyện Bụi phồn hoa, chúng tôi sưu tầm được tại Thư viện Quốc gia. Toàn bộ bản thảo truyện ngắn (chưa xác định được là công bố hay chưa) của ông mà chúng tôi có được là do ông Nguyễn Hải Thoại, con trai của nhà văn Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc, hiện sống tại Hà Nội, thay mặt gia đình cung cấp cùng với các bản thảo tiểu thuyết, kịch bản văn học mà chúng tôi đã trình bày ở chương I.

Những đề tài được quan tâm trong truyện ngắn của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc bao gồm: số phận các nhân vật anh hùng trong lịch sử, sự tha hoá của tầng lớp trí thức, quan lại đương thời, số phận bất hạnh và đầy éo le của những con người cùng khổ dưới chế độ thực dân phong kiến.

Chủ đề truyện ngắn Nam Xương Nguyễn Cát Ngạc khá phong phú, trong đó nổi bật nhất là thông qua những câu chuyện lịch sử, thế sự, ông thể hiện tư tưởng yêu nước và tinh thần dân tộc, sự trân trọng các giá trị văn hoá- đạo lý tốt đẹp và tấm lòng nhân ái giữa người với người; thái độ phê phán sâu sắc đối với thói đạo đức giả và những trò lố bịch của lớp trí thức, quan chức bù nhìn trong xã hội đương thời.

Về nghệ thuật, Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc chủ yếu sử dụng bút pháp hiện thực, ngoài ra ông tiếp tục phát huy sở trường hài kịch của mình qua bút pháp châm biếm, giễu nhại, và bước đầu thể nghiệm bút pháp kỳ ảo trong một số truyện ngắn. Những thủ pháp nghệ thuật biểu hiện vẫn theo lối truyền thống. Ngoại trừ một số tác phẩm như Ngôi đất công khanh, Một nhà cách mạng,…có sự thay đổi kết cấu, còn phần lớn các tác phẩm của ông chủ yếu vẫn được tổ chức theo lối kết cấu tuyến tính (theo trục thời gian), kết cấu hình tượng nhân vật theo lối song tuyến chính - tà, thiện - ác, chính diện - phản diện. Trong các bản thảo còn lại bút tích của ông như “viết cho Sài Gòn Mới”, “Kể cả truyện này, tôi đã hiến cho độc giả 35 truyện ngắn trên mặt báo Sài Gòn Mới”, cho thấy truyện ngắn của ông được sử dụng nhiều cho báo chí miền Nam sau 1954, thời kỳ ông vào Nam hoạt động dưới danh nghĩa trí thức di cư. Có lẽ do phục vụ nhu cầu in báo mà truyện ngắn Nguyễn Cát Ngạc thường hạn chế về dung lượng, về nghệ thuật thể hiện, và dường như ông vẫn chịu ảnh hưởng của truyện ngắn phục vụ công chúng bình dân trên báo chí trước năm 1945.

Nghiên cứu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc, chúng tôi bước đầu nhận thấy một số đặc điểm sau:

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc (ở hai thể loại Kịch bản văn học và truyện ngắn).pdf (Trang 66 - 67)