Sử dụng câu hỏi và bài tập phân hóa dạy học trên lớp

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phân hóa khi dạy học hàm số lượng giác và phương trình lượng giác ở lớp 11 trường THPT (Trang 89 - 92)

- Qua nhiều bƣớc trung gian Tổng quát hóa.

x x x b sin42 x sin3 2 x sin2 2 x sin

2.5. Sử dụng câu hỏi và bài tập phân hóa dạy học trên lớp

Dạy học cho nhiều đối tƣợng khác nhau theo định hƣớng phân hóa thể hiện rõ nhất ở quy trình lên lớp. Quy trình lên lớp là quá trình hiện thực hóa kịch bản mà ngƣời

giáo viên đã hình dung ra trong giáo án. Giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập dù đƣợc biên soạn nhƣng không thực hiện đƣợc trong tiết lên lớp, không thể hiện đƣợc ý đồ sƣ phạm của ngƣời soạn thì cũng chẳng có tác dụng gì. Chính vì vậy, quá trình dạy học trên lớp có một vai trò vô cùng quan trọng và đƣợc thể hiện rõ nhất tài năng sƣ phạm, nghệ thuật dạy học của mỗi giáo viên.

Trong quá trình dạy học phân hóa, có hai câu hỏi đặt ra và phải đƣợc giải quyết thoả đáng. Đó là:

+ Thầy giáo điều hành, quản lý lớp học nhƣ thế nào khi các học sinh trong lớp làm việc với tốc độ, mức độ và hứng thú khác nhau?

+ Làm thế nào thầy giáo có thể đảm bảo rằng mọi học sinh trong lớp đều tham gia vào các hoạt động học tập một cách tích cực và tự giác?

Để giải quyết được hai vấn đề nêu trên, giáo viên cần chú ý:

- Hiểu rõ đối tƣợng học sinh của mình nhƣ: Những khác biệt về năng lực, kiến thức, kĩ năng.

- Xác định rõ các nội dung cơ bản của bài học.

- Chuẩn bị hoạt động sƣ phạm tƣơng ứng (vai trò hết sức quan trọng) nhƣ: Việc lựa chọn các phƣơng pháp dạy học, phƣơng tiện dạy học, hệ thống câu hỏi và bài tập phân hóa,…

Với sự chuẩn bị nhƣ trên: Giáo viên giao nhiệm vụ, tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh (học sinh tự giác chiếm lĩnh tri thức). Giờ học đƣợc diễn biến theo tiến trình:

Hoạt động 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh bằng cách giao cho mỗi đối tƣợng một câu hỏi hoặc bài tập đảm bảo trình độ xuất phát, để tạo hứng thú hoạt động học tập của học sinh(hạn chế thời gian).

Hoạt động 2: Giáo viên theo dõi hoạt động học tập của học sinh, có thể giải đáp những thắc mắc hoặc nhƣ đƣa ra những hƣớng dẫn hay gợi ý cho mỗi đối tƣợng (nếu cần thiết). Học sinh độc lập hoạt động học một cách tích cực, tự giác hoặc hợp tác với nhau trong nhóm để giải quyết nhiệm vụ của nhóm.

Hoạt động 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả công việc sau khoảng thời gian cho phép. Cổ vũ, khuyến khích những học sinh làm đúng, nhanh (cho điểm tốt, mời

chữa bài tập cho cả lớp). Còn với những học sinh chƣa hoàn thành nhiệm vụ thì cần học tập lời giải của bạn và tự điều chỉnh. Giáo viên cần chú ý giúp học sinh lấp đƣợc chỗ hổng trong kiến thức của họ.

Hoạt động 4: Giáo viên kết luận, chuẩn hoá kiến thức. Thông qua hoạt động này giúp học sinh nắm đƣợc tri thức và tri thức phƣơng pháp.

Các hoạt động đƣợc diễn ra và lặp lại cho đến khi hoạt động nhận thức đã đƣợc thực hiện.

Nhƣ vậy, việc sử dụng câu hỏi và bài tập phân hóa trên lớp học có thể tóm tắt nhƣ sau:

Các bƣớc

thực hiện Giáo viên Học sinh

Bƣớc 1 Nêu câu hỏi hoặc giao bài tập phù

hợp với đối tƣợng học sinh Tìm hiểu đề bài

Bƣớc 2 Hƣớng dẫn, gợi ý và giải đáp thắc mắc Tự nghiên cứu tìm lời giải Bƣớc 3 Kiểm tra, đánh giá kết quả làm việc

của học sinh Tự kiểm tra, tự điều chỉnh Bƣớc 4 Kết luận, chuẩn hoá kiến thức Ghi nhận kiến thức và

tri thức phƣơng pháp

Giáo viên phải căn cứ vào diễn biến thực tế của tiết học mà có những xử lý linh hoạt về các mặt sau đây:

+ Điều chỉnh “bƣớc đi” cho phù hợp.

+ Sử dụng các phƣơng tiện dạy học khác nhau (kết hợp những hình ảnh từ phim đèn chiếu, băng video, camera,… với âm thanh, văn bản, biểu đồ,…) tác động đến quá trình nhận thức khác nhau ở học sinh.

Chẳng hạn, khi dạy nội dung hàm số lƣợng giác và phƣơng trình lƣợng giác: Đối với học sinh khá giỏi, giáo viên có thể nêu câu hỏi hoặc giao bài tập mà không nhất thiết cần phải minh hoạ bằng hình vẽ. Nhƣng đối với học sinh yếu kém thì việc làm này lại có lúc lầ cần thiết hay giáo viên có thể giao các đề bài tập kèm theo hình vẽ để minh hoạ (những câu hỏi và bài tập mang tính dẫn dắt).

+ Thay đổi số lƣợng các bƣớc trong khi thực hành.

+ Tạo nhiều cơ hội để học sinh đƣợc luyện tập, thực hành, đƣợc "thể hiện" mình ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau.

Ví dụ:

Khuyến khích, động viên những học sinh yếu kém: Khi các em tỏ ý muốn trả lời câu hỏi, tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài.

Tạo điều kiện để cho học sinh giỏi có thể phát huy năng lực của mình thông qua việc giao bài tập nâng cao.

Tạo sự giao lƣu giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên. Lấy điểm mạnh của học sinh này để điều chỉnh nhận thức học sinh khác.

Tổ chức các hoạt động có nhiều cấp độ, tổ chức giao lƣu thầy với trò, trò với trò thân thiện và vui vẻ.

Chẳng hạn, khi chia nhóm để hoạt động tuỳ theo mục đích của từng bài, từng phần, giáo viên có thể chia theo các cách: Chia lớp thành các nhóm hỗn hợp (gồm cả học sinh khá giỏi, trung bình, yếu kém và cả nam và nữ) hoặc chia theo năng lực nhận thức (nhóm học sinh: khá giỏi, trung bình, yếu kém)... Điều đó nhằm tạo ra một môi trƣờng học tập có sự giao lƣu, hợp tác giữa các thành viên của lớp học.

Không nên quá phụ thuộc vào giáo án đã chuẩn bị sẵn, nhƣng cũng không nên ngẫu hứng một cách tuỳ tiện. Chuẩn bị những phƣơng án để khắc phục với những diễn biến của lớp học mà vẫn đạt đƣợc mục tiêu của giờ học, đồng thời đáp ứng đƣợc năng lực và nhu cầu học tập của các đối tƣợng học sinh khác nhau. Đó là cả một nghệ thuật dạy học mà ngƣời thầy phải dầy công rèn luyện mới có đƣợc.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phân hóa khi dạy học hàm số lượng giác và phương trình lượng giác ở lớp 11 trường THPT (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)