Thủ tục soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ.

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 67 - 70)

Thủ tục này đợc DTT thiết kế dới hình thức một chơng trình kiểm toán kết hợp luôn với việc đánh giá giả thiết hoạt động liêu tục của khách hàng nhằm soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ, bao gồm các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo tài chính đến ngày ký báo cáo kiểm toán và các sự kiện phát sinh sau đó (từ ngày ký báo cáo kiểm toán đến trớc ngày phát hành báo cáo tài chính và sau ngày phát hành báo cáo tài chính đã đợc kiểm toán). Tuy nhiên, trong thực hành kiểm toán tại Vaco, chơng trình soát xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ chỉ đặt ra yêu cầu xem xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ đến trớc ngày ký báo cáo kiểm toán nhằm phù hợp với thực tiễn kiểm toán của Việt Nam. Kết quả của chơng trình này sẽ cung cấp

cho kiểm toán viên một cơ sở cho việc đa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính đợc kiểm toán.

Nếu kết quả của chơng trình cho thấy các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ không ảnh hởng nghiêm trọng đến báo cáo tài chính cũng nh không đe doạ đến khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng, kiểm toán viên sẽ đa ra báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần. Các sự kiện này chỉ thực sự phát sinh sau ngày kết thúc niên độ nên không cần phải điều chỉnh lại số liệu trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, vì tính chất quan trọng của vấn đề nên cần phải khai báo trên báo cáo tài chính để tránh sự hiểu lầm của ngời sử dụng báo cáo tài chính . Do đó, trong đoạn nêu ý kiến của kiểm toán viên trong báo cáo kiểm toán cần có một đoạn nhận xét để làm sáng tỏ yếu tố ảnh hởng không trọng yếu đến báo cáo tài chính nói trên. Trờng hợp này giống với trờng hợp của Công ty Liên doanh TNHH A, sự kiện mất thị trờng tiêu thụ chính xảy ra sau ngày khoá sổ đợc đợc giảm nhẹ bằng việc tìm ra thị trờng tiêu thụ mới của Công ty đã hớng kiểm toán viên Vaco đến việc đa ra ý kiến chấp nhận toàn phần có thêm đoạn nhận xét về sự kiện này.

Nếu kết quả của chơng trình cho thấy có các dấu hiệu ảnh hởng nghiêm trọng đến báo cáo tài chính và đòi hỏi phải điều chỉnh lại báo cáo tài chính cũng nh đe doạ đến khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng, kiểm toán viên sẽ xem xét để đa ra ý kiến chấp nhận từng phần hay ý kiến ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán kiểm toán của mình, tuỳ theo mức độ ảnh hởng. Nh đối với Công ty Liên doanh TNHH B, việc không lập dự phòng khoản phải thu khó đòi lớn và khả năng thanh toán bị hạn chế do thua lỗ trong hoạt động kinh doanh đã đẫn kiểm toán viên đến việc đa ra ý kiến chấp nhận từng phần, mặc dù có yếu tố giảm nhẹ rủi ro là các bên trong kiên doanh hứa hỗ trợ vốn cho Công ty tiếp tục trang trải các khoản nợ của mình.

- Thủ tục thu thập th giải trình của Ban giám đốc khách hàng.

Thủ tục này cung cấp cho kiểm toán viên một bằng chứng bổ sung về những vấn đề mà kiểm toán viên nghi vấn (nh các sự kiện phát sinh sau ngày quyết toán nói trên) và xác nhận trách nhiệm của Ban giám đốc khách hàng trong việc trình bày báo cáo tài chính.

Công việc này là không phức tạp vì tất cả các th giải trình đều đợc lập theo mẫu chuẩn của Vaco. Ngoài các nội dung nh đã đợc đề cập đến trong phần ( ), th giải trình còn khuyến khích Ban giám đốc khách hàng giải trình về tất cả những vấn đề khác có ảnh hởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Đối hai Công ty Liên doanh TNHH A và Công ty Liên doanh TNHH B, th giải trình của Ban giám đốc đã giải trình về các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ. Đây đợc coi là một dạng bằng chứng kiểm toán nhng độ tin cậy thấp do nguồn cung cấp không độc lập.

- Thủ tục tổng hợp kết quả kiểm toán

Cũng nh thủ tục soát xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ, DTT thiết kế thủ tục này dới dạng một bảng tổng hợp các kết quả kiểm toán nên đã giảm nhẹ khối lợng công việc tổng hợp rất nhiều. Trọng tâm của thủ tục này tập trung vào việc đánh giá tính đầy đủ và có hiệu lực của các bằng chứng kiểm toán đã thu thập đợc, bao gồm cả việc đánh giá kết quả của hai thủ tục kết thúc kiểm toán nói trên, và đa ra kết luận về đánh giá tổng hợp các sai sót, nhằm đa ra cơ sở cuối cùng cho việc kết luận về báo cáo tài chính đợc kiểm toán của kiểm toán viên.

- Lập báo cáo kiểm toán.

Tại Vaco, do báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của cuộc kiểm toán nên quy trình lập và phát hành báo cáo kiểm toán rất khoa học, đảm bảo sự soát xét chặt chẽ cả về hình thức lẫn nội dung của báo cáo kiểm toán. Quy trình này đợc tiến hành từ thấp đến cao: từ ngời chịu trách nhiệm trực tiếp về thực hiện toàn bộ cuộc kiểm toán (trởng nhóm kiểm toán) đến chủ nhiệm kiểm toán và cuối cùng là Ban giám đốc Công ty. Cách thức lập và nội dung của báo cáo kiểm toán luôn tuân thủ theo những quy định, hớng dẫn cụ thể của DTT về lập báo cáo kiểm toán.

Bộ báo cáo kiểm toán không chỉ có mỗi báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên mà hơn thế nữa, nó còn bao gồm báo cáo của Ban giám đốc (khẳng định trách nhiệm của Ban giám đốc) và các báo cáo tài chính đã đợc kiểm toán (phản ánh một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính của đơn vị khách hàng). Tất cả các báo cáo này hợp thành một bộ báo cáo kiểm toán hoàn chỉnh cho phép

đánh giá cuộc kiểm toán trên mọi góc độ: từ phía Vaco trong việc soát xét chất lợng cuộc kiểm toán và từ phía khách hàng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý.

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 67 - 70)