2. Doanh số thu nợ 1310
3.2.5. Giải quyết vấn đề trả nợ gốc trớc hạn.
Nh đã phân tích ở chơng II, kế hoạch về nguồn vốn và sử dụng vốn của SGDI Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chịu ảnh h- ởng bởi việc trả nợ trớc hạn của một số món vay.
Để hạn chế phần nào những tổn thất về việc trả nợ trớc hạn ngoài khâu đánh giá kiểm tra một cách chặt chẽ vòng quay của từng món vay thì SGDI nên áp dụng một tỷ lệ phạt hay gọi là phí trả trớc hạn trên tổng số tiền trả trớc hạn của khách hàng để giảm bớt những thiệt hại.
Việc tính trả trớc hạn có thể đợc tính toán nh sau: Số tiền phí trả trớc hạn = Số tiền trả nợ trớc hạn x Tỷ lệ phí trả trớc hạn (tính theo ngày) x Số ngày trả nợ trớc hạn Tuy nhiên, SGDI cần quy định mức phí hợp lý bởi nếu không sẽ dẫn đến việc khách hàng sẽ không trả nợ ngay mà dùng số tiền đó quay vòng vốn tiếp theo và chắc chắn sẽ dẫn tới hiện tợng nợ quá hạn vì doanh nghiệp sẽ không kịp thu hồi vốn để trả nợ SGDI. Nếu vậy, SGDI sẽ là ngời chịu thiệt thòi nhiều nhất, vừa bị ứ đọng vốn, vừa dẫn tới tình trạng mất cân đối nặng nề hơn. Hoặc khách hàng sẽ dùng chính số tiền trả nợ đó để gửi vào SGDI để hởng lãi. Tuy số tiền lãi không đáng kể nhng vẫn có lợi hơn là phải trả phí cho Sở. Rủi ro hơn nữa cho SGDI là khách hàng dùng số tiền đó cho vay ra ngoài để hởng lãi. Tình
trạng “nợ khó đòi” sẽ xuất hiện và nguy cơ mất vốn sẽ xảy ra. Do đó, SGDI cần thiết phải áp dụng một mức phí hợp lý vừa bù đắp đợc phần nào thiệt hại SGDI, vừa không gây ra những phản ứng từ khách hàng nh trờng hợp trên.
Nh vậy, việc áp dụng tỷ lệ phạt đối với trờng hợp trả nợ trớc hạn ngoài mục đích giúp SGDI giảm bớt thiệt hại còn giúp cho khách hàng có ý thức hơn trong việc tính toán nhu cầu vay vốn.