Đo vẽ địa hình, địa vật bằng địa bàn

Một phần của tài liệu Giáo trình đo đạc lâm nghiệp-Phần 4 potx (Trang 50 - 51)

địa bàn

Trong thực tiễn sản xuất lâm nghiệp,

địa bàn được sử dụng rộng rãi. Nó là công cụ

không thể thiếu trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh độc lập.

Đo vẽđịa hình, địa vật bằng địa bàn tuy đạt độ chính xác thấp nhưng trong điều kiện

địa hình miền núi, phức tạp, mức độ che khuất lớn thì phương pháp này phát huy được khả

năng của nó. Trước khi tiến hành đo vẽ chi tiết, cần phải thiết lập một mạng lưới khống chế đường chuyền bằng địa bàn. Mạng lưới khống chế này là cơ sở định vị cho toàn khu vực đo vẽ bản đồ. Việc xác định các điểm chi tiết theo phương pháp tọa độ cực.

Khi đo đạc cần căn cứ vào vạch chuẩn và sốđọc khắc trên bàn độ đứng gắn với trục quay của ống kính, trực tiếp xác định được góc đứng V. Góc phương vị căn cứ vào đầu Bắc kim nam châm để xác định. Các số đọc trên mia theo dây thị cự, cách tính khoảng cách… giống nhưđo dài bằng dây thị cự máy kinh vĩ.

Ví dụ

Muốn xác định điểm góc nhà a (hình vẽ) đặt địa bàn tại đỉnh I của đường chuyền. Đo góc phương vị bằng địa bàn và đo độ dài cạnh la bằng dây đo khoảng cách trong ống kính. Khi địa vật cách xa đường đo khó xác định khoảng cách đó, có thể dùng giao hội góc để

xác định vị trí địa vật.

Gốc cây b trong hình vẽđược xác định nhờ đặt máy tại 2 điểm IV và V đo góc phương vị Vb và IVb.

Độ cao các điểm được xác định theo phương pháp đo cao lượng giác.

Nói chung trên bản vẽđo bằng địa bàn chỉ vẽ các địa vật chủ yếu. Dáng đất thường được biểu thị bằng mũi tên chỉ

hướng dốc, tuỳ theo hướng dốc lớn hay nhỏ mà vẽ mũi tên với độ đậm, mảnh khác nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình đo đạc lâm nghiệp-Phần 4 potx (Trang 50 - 51)