4.5.1. Cấu tạo địa bàn
Nhiệm vụ chủ yếu của địa bàn dùng để xác định góc phương vị từ của đường thẳng. Cấu tạo địa bàn đơn giản, gọn nhẹđo đạc nhanh
Thông thường trong sản xuất hay sử dụng 2 loại địa bàn là địa bàn có giá 3 chân (gọi là địa bàn 3 chân) và địa bàn cầm tay. Cấu tạo cơ bản của địa bàn gồm các bộ phận chính như sau:
1) Kim nam châm: Kim nam
châm có dạng hình thoi, đầu Bắc
thường được sơn màu đen hoặc màu
xanh còn đầu Nam là màu trắng. Nếu sử
dụng địa bàn ở Bắc bán cầu thì người
ta quấn thêm một vòng kim loại vào đầu
kim nam để giữ kim được thăng bằng.
2) Vòng độ: Vòng độ là một
hình vành khăn có tâm trùng với tâm trụ
quay của kim, được làm bằng hợp kim
không có từ tính. Tuỳ theo loại địa bàn
mà cách chia độ và ghi số khác nhau.
Thường thì địa bàn có vòng độ chia ra làm 360 khoảng chính bằng nhau. Mỗi khoảng bằng 10 ghi số từ 0 đến 359 (thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ). Tuỳ theo kích thước của địa bàn mà mỗi độ còn có thể chia ra làm 2 hay 3 khoảng nhỏứng với 20 hay 30 phút.
3) Cầu hãm: là một đòn bẩy có tác dụng nâng kim áp sát mặt kính lúc cất giữ hay di chuyển địa bàn làm cho trục quay đỡ bị mòn.
4) Hộp: làm bằng kim loại không có từ tính, mặt trên bằng kính và có thể có nắp đậy
ởđáy hộp có một tấm đế hình chữ nhật. Cạnh dài của tấm đế thường có một thước dài khắc vạch mui. Cạnh của thước song song với đường kính 0-180 của vòng độ. Ởđáy hộp còn có các chữ cái chỉ hướng Bắc, Nam, Đông, Tây.
5) Đường ngắm chuẩn: Trên thành hộp địa bàn thường gắn 2 thanh ở hai đầu đường kính 0-180 của vòng độ. Hai thanh này có thể dựng thẳng đứng vuông góc với mặt kim lúc làm việc. Trên mỗi thanh có xẻ một khe hẹp, ở giữa khe thường căng một dây thẳng. Mặt phẳng qua 2 dây của 2 thanh chứa đường kính 0- 1 80 của vòng độ Đường ngắm qua 2 dây của 2 thanh chính là đường ngắm chuẩn, có trường hợp trên địa bàn lại gắn một ống ngắm trong cho đường ngắm chuẩn.
Hình 4-32. Hướng ngắm của địa bàn