Các phương pháp đo cao

Một phần của tài liệu Giáo trình đo đạc lâm nghiệp-Phần 4 potx (Trang 28 - 29)

Dựa vào nguyên lý hình học hoặc vật lý, cũng như thiết bị và độ chính xác mà có những phương pháp xác định chênh cao khác nhau. Hiện nay trong trắc địa thường sử

dụng các phương pháp sau đây:

a. Phương pháp đo cao hình học (còn gọi là đo thuỷ chuẩn, đo ni-vô): Nguyên lý của nó dựa vào tia ngắm nằm ngang, nghĩa là trong phạm vi hẹp coi tia ngắm song song với mặt thuỷ chuẩn và vuông góc với phương dây dọi. Dụng cụđo là máy và mia thuỷ chuẩn

b. Phương pháp đo cao lượng giác Nguyên lý của nó là dựa vào mối tương quan hàm lượng giác tạo bởi tia ngắm nghiêng, khoảng cách giữa hai điểm và phương dây dọi đi qua

điểm cần xác định độ cao. Dụng cụđo là máy có bàn độ đứng (máy kinh vĩ, máy toàn đặc... )

c. Phương pháp đo cao thuỷ tĩnh: Dựa vào tính chất bình thông nhau của chất lỏng. Dụng cụđo là máy thuỷ lĩnh. Phương pháp này thường sử dụng trong trắc địa công trình.

d. Phương pháp đo cao radio: Nguyên lý của nó giống như nguyên lý đo khoảng cách bàng sóng điện từ. Dụng cụđo là máy đo cao radio đặt trên máy bay, phương pháp này sử

dụng trong trắc địa ảnh.

e. Phương pháp đo cao áp kế. Dựa vào sự thay đổi (giảm) của áp suất khí quyển theo

g. Phương pháp đo cao bằng hệ định vị toàn cầu GPS: Độ cao của các điểm trên mặt đất

được xác định thông qua các số liệu thu từ vệ tinh.

h. Phương pháp đo cao tự động: Trước đây phương pháp này chủ yếu dựa vào nguyên lý hoạt động của con lắc (máy được đặt trên xe ô tô, xe đạp), ngày nay dựa vào thành tựu của ngành điện tử, tin học đã ra đời một số máy đo cao điện tử.

Một phần của tài liệu Giáo trình đo đạc lâm nghiệp-Phần 4 potx (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)