Các bước xây dựng đường chuyền địa bàn (Gồm 3 bước)

Một phần của tài liệu Giáo trình đo đạc lâm nghiệp-Phần 4 potx (Trang 46 - 50)

Công tác chuẩn bị Công tác ngoại nghiệp Công tác nội nghiệp Công tác chuẩn bị

1. Thu thập tài liệu

Tập hợp tất cả các tài liệu trắc địa, chọn các điểm địa vật cốđịnh (ngã 3 đường, ngã 3 sông suối, cầu, cống...) là điểm xuất phát hay còn gọi là điểm dẫn của đường chuyền.

2. Khảo sát thực địa khu đo

Khảo sát thực địa để xác định ranh giới khu đo, xác định các mốc trắc địa đã có trong khu đo.

3. Thiết kế đường chuyền

Căn cứ vào nhiệm vụđo vẽ và địa hình của khu đo để bố trí các điểm đường chuyền sao cho chúng phân bốđều trên khu vực đo.

4. Chôn mốc

Các mốc có thể làm bằng gỗ, cần đánh dấu chữ thập trên cọc và ghi số hiệu cọc b. Công tác ngoại nghiệp

1. Đo đường chuyền

Nội dung đo đạc đường chuyền địa bàn gồm đo độ dài và góc phương vị của tất cả

các các cạnh đường chuyền.

Về phương pháp có thể dùng phương pháp đo kép hoặc đo đơn. Nếu đo kép, yêu cầu sai số cho phép về góc phương vị giữa 2 lán đo cùng một cạnh không quá 30' (đối với góc phương vịđược đo 2 lần là đo góc phương vị thuận và đo góc phương vị nghịch).

2. Đo chiều dài cạnh

Để xác định độ dài cạnh đường chuyền, thường đo bằng dây đo khoảng cách trong

ống kính địa bàn Nhưng để đảm bảo yêu cầu về độ chính xác thì chiều dài cần xác định bằng dây đo khoảng cách trong ống kính địa bàn không được vượt quá 60 m. Vì vậy, trong

điều kiện cho phép có thể dùng thước dây vải loại 20m, 30m, 50m để đo trực tiếp độ dài cạnh. Trước khi đo thước cũng phải được kiểm nghiệm.

-Nếu độ dài cạnh lớn hơn chiều dài thước cũng phải tiến hành định đường thẳng. Nếu địa hình tương đối bằng phẳng có thể dùng biện pháp nâng thước về mặt phẳng ngang.

Nếu độ dốc địa hình lớn, phải đo chiều dài nghiêng và các yếu tố có liên quan để

tính ra chiều dài ngang (đo thêm góc nghiêng của chiều dài nghiêng hoặc độ chênh cao của 2 điểm đầu và điểm cuối độ dài cần đo)

-Mỗi cạnh đường chuyền được đo 2 lần đo đi và đo về, sau khi hiệu chỉnh về chiều dài ngang phải thoả mãn

3. Đo góc phương vị

Tiến hành đặt địa bàn 3 chân ở tất cả các

điểm để đo góc phương vị thuận và nghịch của các cạnh. Trình tựđo như sau:

Ví dụ: Để xác định góc phương vị từ của đường thảng MN trình tự thao tác như sau: -Đặt giá 3 chân lên cọc M, dùng dây dọi để chiếu điểm.

-Dùng tay điều chỉnh mặt địa bàn sao cho bọt nước của ống kính thăng bằng vào trung tâm, lúc đó mặt hộp nằm ngang.

-Mởốc hãm kim để cho kim giao động tự do. -Xoay địa bàn, ngắm sào tiêu đặt tại N

Đợi kim dừng hẳn, căn cứ vào đầu bắc của kim chỉ trên vành độ đo được góc phương vị

* Yêu cầu:

+ Đối với mỗi cạnh đo sai sốđo góc phương vị giữa hai lần thuận và nghịch phải đạt

được nhỏ hơn 30'

+ Địa bàn cần thoả mãn các điều kiện hình học sau đây: -Hộp địa bàn không có từ tính

-Kim từ phải nhạy, khi làm việ/c phải ở vị trí cân bằng

-Đường kính 00 - 1800 của vành độ phải song song với cạnh của hộp địa bàn. Đối với

địa bàn 3 chân thì đường kính gốc phải nằm trong mặt phẳng ngắm.

c. Công tác nội nghiệp Sau khi đo xong độ dài và góc phương vị của tất cả các cạnh, phải kiểm tra lại

toàn bộ sổ sách và các số liệu đo Nếu không còn sai sót, tiến hành bình sai.

Đối với đường chuyền địa bàn chỉ bình sai về số gia tọa độ Trình tự bình sai đường chuyền địa bàn

1. Tính sai số kép vị trí điểm của đường chuyền:

fs ≤1

Sau đó so sánh với sai số cho phép, nếu thì chuyển sang bước 2

∑ST (1/T = 1/100 đến 1/200, tuỳ theo điều kiện địa hình)

2. Phân phối sai số khép

Tiến hành tính số hiệu chỉnh gia số tọa độ cho các cạnh theo nguyên tắc tỷ lệđộ dài, công thức:

Trong đó: V∆x: Sai số tọa độ (dịch vị dọc) của điểm i

V ∆y: sai số tọa độ (dịch vị ngang) của điểm i fx, fy: sai số khép tọa độ của X và Y

S: Chiều dài cạnh đường chuyền Và kiểm tra sau khi phân phối sai số khép theo công thức

Số gia tọa độ sau điều chỉnh là:

Trong đó: ∆XHC và ∆YHC là số gia tọa độđã hiệu chỉnh và chúng được tính theo công thức:

(S: chiều dài cạnh đường chuyền, R: góc hai phương)

3. Tính tọa độ các đỉnh đường chuyền

Dựa vào tọa độ điểm đầu và số gia tọa độ điểm sau điều chỉnh để tính chuyền tọa độ của tất cả các điểm của đường chuyền theo công thức:

Xi+1 = Xi + ∆xi, i+1

Yi+1 = Yi + ∆y, i+1 Ví dụ: Kết quảđo và tính toán đường chuyền địa bàn thể hiện ở bảng sau: Dấu của ∆x và ∆y phụ thuộc vào tên gọi của góc hai phương

Một phần của tài liệu Giáo trình đo đạc lâm nghiệp-Phần 4 potx (Trang 46 - 50)