Góc phương vị.

Một phần của tài liệu Giáo trình đo đạc lâm nghiệp-Phần 4 potx (Trang 39 - 40)

Góc phương vị của một đường thẳng là góc bằng, tính từ hướng Bắc kinh tuyến, theo chiều thuận kim đồng hồ đến hướng đường thẳng dã cho, góc phương vị có giá trị từ 00

đến 3600.

Góc phương vị tính theo kinh tuyến thực, gọi là phương vị thực, kí hiệu là A thực. Nếu tính theo kinh tuyến từ, gọi là góc phương vị từ, ký hiệu là A từ. Trên hình 4-28:

Đường BN là kinh tuyến chỉ hướng Bắc - Nam. Đường TĐ chỉ hướng Tây -Đông, các

đường M - 1; M - 2; M - 3; M - 4 là hình chiếu nằm ngang của các đường đã cho trên vùng

đất.

Các góc bằng A1, A2, A3, A4 là các góc phương vị tương ứng của các đường đó. Tại một điểm ở trên mặt đất, kinh tuyến thực và kinh tuyến từ không trùng nhau, nên góc phương vị thực và góc phương vị từ tại điểm ấy không bằng nhau. Góc hơn bởi hướng Bắc của kinh tuyến thực và kinh tuyến từ gọi là độ lệch từ (hay độ lệch nam châm). Lấy hướng Bắc thực làm chuẩn, nếu hướng Bắc từ lệch sang phía Tây, gọi là độ lệch từ tây quy

ước lấy dấu (-), nếu hướng Bắc từ lệch sang phía Đông gọi là độ lệch từđông và quy ước mang dấu (+).

Khi biết từ số và tên gọi của độ lệch từ, có thể định hướng và chuyển từ.góc phương vị từ ra góc phương vị thực và ngược lại Trị số của độ lệch từ lấy ngay ở trên bản đồ.

Ký hiệu độ lệch từ là δ, thì quan hệ

giữa góc phương vị thực và góc phương vị từđược biểu thị bằng công thức:

Trên hình 4.32, đầu Bắc kim nam châm lệch về phía Đông của hướng Bắc thực. Trường hợp này có + δ

D và có thể viết:

Nhưđã biết, các kinh tuyến tại các điểm khác nhau trên mặt đất không song song mà giao nhau tại 2 cực quả đất. Do đó, tại các điểm khác nhau trên một đường thẳng, góc phương vị sẽ không bằng nhau.

Trong đo đạc lâm nghiệp, thường dùng địa bàn để định hướng, độ chính đọc số của nó đạt được ± 30". Do vậy khi dùng địa bàn để định hướng, không cần tính đến độ gần kinh tuyến và coi các kinh tuyến và song song nhau. Góc phương vị tại các điểm trên một

đường thẳng trong phạm vi đo đạc nhỏ coi là bằng nhau.

Góc phương vị của một đường thẳng theo hướng đã biết trước, gọi là góc phương vị

thuận theo hướng ngược lại gọi là góc phương vị nghịch.

Trên góc phương vị A1, A2 là góc phương vị thuận của đường thẳng tại M và K, còn A2 là góc phương vị nghịch của đường thẳng tại điểm K. Tại cùng một điểm trên một

đường thẳng, góc phương vị thuận và phương vị nghịch khác nhau 1800. Ta có:

Một phần của tài liệu Giáo trình đo đạc lâm nghiệp-Phần 4 potx (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)