0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quan điểm-Phƣơng hƣớng Mục tiêu: 1 Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN.PDF (Trang 92 -93 )

- Nhà nước chưa có những chính sách đồng bộ cụ thể nhằm khuyến khích kinh tế trang trại phát triển tương xứng với tiềm năng: Trong những

3.1. Quan điểm-Phƣơng hƣớng Mục tiêu: 1 Quan điểm phát triển

3.1.1. Quan điểm phát triển

* Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bố lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới... Tiếp tục phát triển trên diện rộng không chỉ ở những vùng có nhiều đất, nhất là đất trống, đồi núi trọc, đất còn hoang hoá mà còn ở ngay trên những vùng đất ít (là phần lớn) bằng thâm dụng lao động, tăng cường đầu tư vốn và thâm dụng kỹ thuật, gắng với chế biến và thương mại, dịch vụ, làm ra nông sản có giá trị kinh tế lớn.

* Coi trọng hiệu quả kinh tế của các trang trại, khuyến khích làm giàu hợp pháp. Bên cạnh đó cũng cần nhìn nhận một thực tế là, đại bộ phận nông dân rất kém linh hoạt thiếu nhạy bén trong cơ chế thị trường, vì thế thu nhập và đời sống nông thôn chậm được cải thiện. Do vậy trước mắt những người có vốn, có kinh nghiệm và có năng lực, bất kể thuộc thành phần xã hội nào, thành phần kinh tế nào, nếu có mong muốn làm giàu từ sản phẩm nông nghiệp, đều được khuyến khích làm kinh tế trang trại, chấp nhận giải quyết một lượng lao động thấp hơn nhưng đem lại hiệu quả cao, chấp nhận có một bộ phận nông dân giàu hơn hẳn để làm đầu tầu, tạo ra động lực kích thích sản xuất, kích thích động cơ làm giàu của bộ phận nông dân còn lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Tôn trọng nguyên tắc phát triển nông nghiệp bền bững, quá trình canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản của trang trại không vì lợi nhuận trước mắt mà khai thác một cách bừa bãi các tài nguyên, sử dụng tài nguyên đất, tài nguyên nước... không chú trọng cải tạo hay chú ý đến lợi ích lâu dài, để chục năm sau, đất đai bạc màu, ô nhiễm hoá học khiến co đất không thể tái sản xuất được nữa. Không những thế, trang trại cũng phải được chú ý để tạo nên một vùng sinh thái hợp lý góp phần cần bằng môi trường sống của dân cư. yếu tố an toàn lương thực phải được coi trọng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN.PDF (Trang 92 -93 )

×