Các giải pháp về đất đai: Đất đai là mối quan tâm hàng đầu đố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện đại từ tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 95 - 100)

- Nhà nước chưa có những chính sách đồng bộ cụ thể nhằm khuyến khích kinh tế trang trại phát triển tương xứng với tiềm năng: Trong những

17 Đề án phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ giai đoạn 2006-2010.

3.2.1.1. Các giải pháp về đất đai: Đất đai là mối quan tâm hàng đầu đố

với các hộ nông dân nói chung, các trang trại nói riêng. Trên thực tế, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều đổi mới về chủ trương chính sách ruộng đất, tạo điều kiện cho quá trình tập trung ruộng đất diễn ra trên nhiều địa phương. Tuy nhiên quá trình tập trung còn chậm. Đất khai hoang và chuyển nhượng chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong bối cảnh trên, giải pháp đất đai đối với phát triển kinh tế trang trại phải đạt được các mục đích sau:

- Tạo điều kiện tập trung đất đai để hình thành trang trại cũng như quy mô hợp lý của các trang trại cũ.

- Đưa đất đai còn hoang hoá vào phát triển kinh tế trang trại

- Hợp pháp hoá về mặt pháp lý để các chủ trang trại yên tâm bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất.

- Khuyến khích các trang trại khai thác sử dụng đất đai đầy đủ hợp lý, gắn khai thác với bảo vệ và nâng cao chất lượng ruộng đất

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai

Để đạt được các mục đích trên, trong tình hình hiện nay cũng như trong sự biến chuyển kinh tế- xã hội trong năm tới, cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

* Cần sớm có quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch đất đai ở cấp huyện.

Huyện là cấp hành chính trực tiếp giải quyết các vấn đề có liên quan đến phát triển kinh tế trang trại. Trên cơ sở các định hướng phát triển đã được xác định, đất đai của huyện được chia thành các tiểu vùng kinh tế - sinh thái - xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hội. Từ đó bố trí sản xuất trên toàn bộ địa bàn của huyện và tính toán tốc độ phát triển của từng ngành. Các tiểu vùng dự định phát triển kinh tế trang trại cần được quy định rõ trong quy hoạch của huyện theo từng bước phát triển, từ đó đi sâu vào quy hoạch cụ thể và thiết kế các tiểu vùng kinh tế trang trại trên địa bàn huyện trên cơ sở định hình quy mô các vùng chuyên môn hoá tập trung đã có, thực hiện quy hoạch các vùng chuyên môn hoá mới, đặc biệt là vùng cây ăn quả, cây công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản...như quy hoạch vùng phát triển cây chè tại các xã Tân Linh, Phú Lạc, Phú Thịnh, Phú Cường, Hoàng Nông, La Bằng, Hùng Sơn, Quân Chu; Vùng phát triển chăn nuôi thuỷ sản tại các xã như Tân Thái, Cù Vân, Vạn Thọ, Lục Ba…; Phát triển trang trại sản xuất rau, hoa, cây cảnh…tại các xã Hùng Sơn, Bình Thuận, Tiên Hội, Bản Ngoại; Phát triển vùng sản xuất cây lâm nghiệp tại Phúc Lương, Đức Lương, Minh Tiến, Mỹ Yên…

* Khuyến khích tập trung đất đai và những người có nguyện vọng nhận đất ở các vùng đất trống, đồi núi trọc, vùng đất hoang hoá để hình thành các trang trại có quy mô hợp lý.

Để trở thành trang trại các nông hộ phải tập trung ruộng đất đến quy mô nhất định. Trên thực tế, quá trình tập trung ruộng đất diễn ra chậm, cần tiếp tục khuyến khích quá trình tập trung ruộng đất theo hướng hình thành trang trại. Đó là yêu cầu đòi hỏi thực tế (80% lãnh đạo các cấp và 75% các chủ trang trại thống nhất với ý kiến này) và là yêu cầu khách quan của phát triển kinh tế trang trại. Tuy nhiên, việc tập trung ruộng đất phải được tiến hành một cách thận trọng. Đặc biệt, ở các vùng đồng bằng nơi diện tích đất nông nghiệp bình quân thấp, khả năng để lao động nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp rất hạn chế nên việc tập trung đất đai có thể làm cho một bộ phận nhỏ nông dân vì hoàn cảnh khó khăn quẫn bách buộc phải mất đất để chỗ thất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp, bần cùng hoá. Do vậy, việc tập trung đất đai không thể diễn ra tự phát mà phải có sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước, nhất là các chính quyền địa phương. Trong bối cảnh hiện nay theo tôi khuyến khích tập trung ruộng đất phát triển kinh tế trang trại cần tập trung sử lý một số vấn đề như:

- Nhà nước cần nhanh chóng giao quyền sử dụng đất lâu dài: Đối với những diện tích đất trang trại đã được giao và sử dụng hợp pháp: có thể cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng. Khuyến khích bằng cách giảm thuế, gia hạn hợp đồng thuê đất, sử dụng đất... cho những chủ trang trại biết đầu tư khoa học, kỹ thuật và tái đầu tư mở rộng vào khai thác hiệu quả cao nhất diện tích đang được giao quản lý sử dụng.

- Đối với những diện tích đất chưa được giao: Đẩy mạnh việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trang trại sử dụng hợp pháp để các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Các địa phương rà soát lại các trang trại hiện có, xúc tiến nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo chính sách đất đai như trong Nghị quyết của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài Nguyên-MT. Những hộ gia đình cá nhân đã sử dụng đất phát triển trang trại mà chưa được giao, chưa được thuê hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chưa được cấp giấy chứng nhận trước khi ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, sử dụng đúng mục đích và không tranh chấp thì dược xét giao, cho thuê, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho trang trại.

- Đối với những phần đất đai vượt mức hạn điền: Mức hạn điền quy định cần phải phù hợp với đặc trưng của cơ cấu sản xuất của từng loại trang trại và phù hợp với hiện trạng đất đai chật hẹp của vùng, đảm bảo người sản xuất có đất, đồng thời khuyến khích tích tụ đất theo hướng quy mô lớn ở những nơi có điều kiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đối với đất trồng cây dài ngày hay để chăn nuôi đại gia súc, ở những nơi có nhiều ruộng đất cần nghiên cứu quy định cho thuê lâu dài phần diện tích vượt mức hạn điền trên nguyên tắc khuyến khích sử dụng đất có hiệu quả, đồng thời có biện pháp ngăn ngừa việc kiếm lời bằng mua bán đất đai.

- Đối với gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất hoặc đã được chuyển nhượng quyền sử dụng đất vượt mức hạn điền trước ngày 02/2/2000 thì tiếp tục sử dụng và chuyển sang cho thuê đất với thời gian sử dụng bằng thời gian đất được giao.

- Hộ nông dân không có đất sản xuất ở địa phương phải được ưu tiên giao đất. Cho phép các hộ gia đình phi nông nghiệp có nguyện vọng lập trang trại được thuê đất; hộ gia đình, cá nhân ở địa phương khác nếu có nguyện vọng lập trang trại lâu dài, có vốn đầu tư được thuê đất để lập trang trại.

- Tiếp tục khai hoang: Tiếp tục khai thác những vùng đất hoang hoá ở các vùng đồi núi trọc rải rác trong vùng, các bãi bồi ven sông Công, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản còn chưa sử dụng, ít người muốn nhận làm, những cá nhân có nguyện vọng thiết tha muốn làm trang trại sản xuất nông nghiệp, có khả năng về vốn, kinh nghiệm sản xuất và quản lý thì cho họ nhận không thu tiền, với diện tích có thể cao hơn hạn điền. Những vùng có nhiều khó khăn trong khai thác và sản xuất thì có thể cho giao với mức thuế thấp, hoặc miễn hẳn. Cho thuê hoặc khoán theo luật định.

- Đối với đất đai của các dự án xin kiến nghị xử lý theo hướng: Những trang trại hoạt động theo hình thức dự án do các cấp có thẩm quyền duyệt với quy mô diện tích lớn trên 100 ha, đền nghị UBND huyện, Công ty lâm nghiệp cho chuyển hình thức hoạt động sang công ty tư nhân hay công ty trách nhiệm hữu hạn theo luật công ty; Đối với các chủ dự án khai thác trồng mới cây lâu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năm, rồi giao khoán lại cho các hộ thuộc địa phương chăm sóc, phân phối theo sản phẩm đề nghị Nhà nước cho họ thuê đất sản xuất nông lâm nghiệp, ổn định và lâu dài theo thời gian mà Luật đất đai quy định18

.

* Khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún: Việc khắc phục tình trạng đất manh mún của các nông hộ là sẽ tạo điều kiện đi vào sản xuất tập trung, đồng thời là tiền đề để chuyển từ nông hộ lên trang trại một cách thuận lợi. Tuy nhiên giải quyết tình trạng đất đai manh mún là vấn đề phức tạp liên quan đến lợi ích và tâm lý, tập quán sản xuất của hàng triệu hộ, hàng ngàn trang trại. Vì vậy, không thể dựa vào mệnh lệnh áp đặt từ trên xuống, mà phải thuyết phục nông dân tự nguyện, đồng thời phải có phương pháp đúng đắn và thích hợp.

Trước hết, phải có quy hoạch lâu dài đất đai của huyện, xã phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội ở từng nơi. Dựa vào quy hoạch, các địa phương cần có kế hoạch chuyển đổi đất đai thích hợp khắc phục tình trạng manh mún.

Sau đó, cần khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi ruộng đất trước khi đo đạc để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Có chính sách dồn điền để lập các trang trại lớn: Để thuận lợi cho tích tụ đất đai hình thành và phát triển kinh tế trang trại một cách nhanh chóng, thuận lợi, đúng quy luật, có hiệu quả nhất, tuân theo quy hoạch của Nhà nước và tránh những hậu quả khác ở nông thôn thì nhà nước cần có chính sách cụ thể hơn nữa như đã thực hiện tại các địa phương như Hà Nội, huyện Phổ Yên …cho phép nông dâ, các trang trại có thể nhận, chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc có thuê đất đai, để tích tụ đất ở những nơi có điều kiện.

18Luật đất đai năm 1993

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Có chính sách ưu đãi về thuế sử dụng đất, thuế phụ thu để khuyến khích các chủ trang trại mạnh dạn mở rộng quy mô của mình.

* Thừa nhận về pháp lý đất đai là một hàng hoá đặc biệt để quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả.

Thị trường đất đai ở nước ta đang trong quá trình hình thành. Trong năm qua thị trường này đã và đang bộc lộ những yếu kém, những hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai cần thiết phải được khắc phục. Nhà nước cần thừa nhận đất đai là một hàng hoá đặc biệt và có chính sách phù hợp để đảm bảo hàng hoá này vận động trong cơ chế thị trường. Từ đó nông dân có thể yên tâm khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước quản lý tốt đất đai.

* Nhanh chóng xây dựng kết cấu hạ tầng cho các tiểu vùng kinh tế trang trại

Trước hết cần tiếp tục cải thiện hệ thống đường sá, giao thông đi lại cho thuận tiện. Nâng cấp những tuyến đường đã hư hỏng làm cản trở giao thông trong vùng.

Tìm nguồn nước, xây dựng các hồ chứa nước, hoàn tiện hệ thốg thuỷ lợi phục vụ sản xuất, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư trong vùng và phục vụ nhu cầu tưới tiêu, nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của trang trại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện đại từ tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)