Bảng 2..2: Giá trị sản xuất của ngành may TPHCM theo giá thực tế năm 1994 theo từng khu vực :
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2003 2004 2005 2006
Giá trị SX may mặc (triệu đồng)
Khu vực Nhà Nước 1.277.177 1.578.677 1.934.638 2.239.088 Cơ cấu (%) 24,42% 24,00% 24,04% 23,12% Tốc độ tăng trưởng (%) 144,4% 123,06% 122,50% 115,7% Khu vực tập thể 8.424 5472 10.132 11.696 Cơ cấu (%) 0,15% 0,08% 0,13% 0,12% Tốc độ tăng trưởng (%) 314% 65% 185,2% 115,4% Khu vực cá thể 971.204 1.031.120 1.188.929 1.315.575 Cơ cấu (%) 17,05% 15,68% 14,77% 13,59% Tốc độ tăng trưởng (%) 115,2% 106.2% 115.3% 110.7%
Khu vực tư nhân 1.897.901 2.122.252 2.572.922 3.238.230
Cơ cấu (%) 33,32% 32,27% 31,97% 33,44%
Tốc độ tăng trưởng (%) 121,5% 111.8% 121.2% 125.9%
Khu vực ĐTNN 1.541.462 1.839.193 2.340.685 2.878.933
Cơ cấu (%) 27,06% 27,97% 29,09% 29,73%
Tốc độ tăng trưởng (%) 124,7% 119.3% 127.3% 123%
Nguồn: Cục thống kê TPHCM và tính toán của tác giả (http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/so_lieu_ktxh)
Qua số liệu bảng trên cho thấy, ngành may mặc TP HCM trong những năm qua tập trung nhiều nhất trong khu vực tư nhân 33,44%, tiếp đó là khu vực đầu tư
nước ngoài 29,73% và khu vực nhà nước 23,12%, khu vực tập thể chiếm tỷ trọng không đáng kể 0,12%. Tại TPHCM tập trung nhiều công ty may có quy mô lớn, trong đó các công ty này đã dần dần cổ phần hóa và vẫn nắm giữ một phần vốn của nhà nước như công ty may Việt Tiến, Nhà Bè, Phong Phú, Phương Đông, tổng công ty dệt may Gia Định, công ty May Sàigòn 1, 2, 3…. Tốc độ tăng trưởng đạt lớn nhất trong khu vực tư nhân 25,9%, tiếp đến khu vực đầu tư nước ngoài 23%, khu vực nhà nước 15,7%.
Xét về giá trị sản xuất công nghiệp và tốc độ tăng trưởng ta thấy ngành may đều tăng qua các năm, điều này chứng tỏ ngành may TP HCM vẫn đang tiếp tục tăng trưởng và là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của thành phố. Một thực tế cho thấy, trong những năm qua, tỷ trọng hàng may mặc trong khu vực nhà nước đang giảm dần nhường chỗ cho khu vực tư nhân và khu vực đầu tư nước ngoài.