Qua phần phân tích phía trên về thực trạng năng lực của các doanh nghiệp may TPHCM, có thể thấy các doanh nghiệp đã phần nào nỗ lực sản xuất kinh doanh để tăng cường sức cạnh tranh cho sản phẩm, doanh nghiệp của mình dựa trên các lợi thế của doanh nghiệp cũng như tận dụng được các cơ hội từ bên ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế và cơ hội đó, doanh nghiệp may vẫn còn tồn tại những yếu kém cần khắc phục, đặc biệt càng ngày càng phải đương đầu với những thách thức to lớn trên thị trường trong và ngoài nước. Ma trận SWOT của ngành may TPHCM được thể hiện như dưới đây:
(1) Về lợi thế
- Ngành may vẫn là ngành công nghiệp mũi nhọn của thành phố - Kim ngạch xuất khẩu tăng cao qua các năm
- Nhân lực dồi dào.
- Chất lượng lao động: người lao động cần cù, khéo léo, có khả năng tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới
- Xu hướng chuyển dịch gia công CMPT sang FOB đang gia tăng
- Các doanh nghiệp đã bước đầu quan tâm tới việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp mình
(2) Về khó khăn
- Sản phẩm hiện nay phần lớn vẫn là gia công, nguyên liệu cho sản phẩm may chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài làm cho sản xuất bị phụ thuộc phần lớn vào thị trường nước ngoài, giá trị thu được thấp, lợi nhuận không cao.
- Chưa có sự đồng bộ giữa công tác đào tạo và thực tế đặt ra cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp còn rất ít quan tâm tới công tác đào tạo nguồn nhân lực. Ngoài ra, lao động trong ngành may có trình độ học vấn không cao, đa số lao động trong doanh nghiệp may tự tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc tại công ty
chứ ít được doanh nghiệp cử đi đào tạo ở trung tâm do hạn chế về kinh phí. Do không được đào tạo bài bản qua trường lớp nên trình độ lý thuyết, kỹ thuật không đảm bảo, ảnh hưởng tới chất lượng và năng suất lao động.
- Năng suất lao động của các doanh nghiệp may TPHCM cũng như Việt Nam còn tương đối thấp, mới đạt mức 2/3 so với bình quân của các nước ASEAN.
- Nguồn vốn còn rất thiếu thốn
- Máy móc thiết bị và công nghệ lạc hậu. Mặc dù các doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư đổi mới công nghệ song so với Thái Lan, Trung Quốc, thiết bị máy móc của Việt Nam vẫn còn rất lạc hậu.
- So với Trung Quốc, giá thành sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tương đối cao trong khi Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc trên thị trường sản phẩm cấp thấp và cấp trung bình
- Chủng loại sản phẩm còn nghèo nàn, năng lực thiết kế mẫu còn yếu, phần lớn là sao chép lại các kiểu thiết kế có sẵn của khách hàng nước ngoài.
- Công tác nghiên cứu thị trường, marketing còn yếu
(3) Về cơ hội
- Môi trường kinh doanh của cả nước và TPHCM ngày càng được cải thiện. Tình hình chính trị luật pháp của Việt Nam tương đối ổn định, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh.
- Xu hướng chuyển dịch sản xuất hàng may mặc từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam mở ra cơ hội thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý cho ngành, giúp khắc phục các điểm yếu của ngành.
- Nhà nước và chính quyền địa phương, hiệp hội dệt may thêu đan TPHCM đang tích cực đẩy mạnh công tác xúc tiến với các đối tác nước ngoài nhằm thu hút đầu
tư khai thác thị trường tiềm năng rộng lớn, đồng thời tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp may thành phố tiếp cận trực tiếp được với thị trường quốc tế.
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản có hiệu lực từ đầu tháng 7/2009 sẽ tạo thêm thuận lợi cho hàng may Việt Nam xuất sang Nhật
(4) Về thách thức
- Xuất phát điểm thấp, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, lại đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các cường quốc sản xuất may mặc thế giới như Trung Quốc, Aán Độ, Bangladesh trên thị trường xuất khẩu khi Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường, giảm thuế nhập khẩu và các hàng rào bảo hộ khác.
- Sức cạnh tranh của sản phẩm may giảm sút do giá cả nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các loại phí khác gia tăng nhanh
- Trung Quốc được EU dỡ bỏ hạn ngạch năm 2008. Do đó, hàng may mặc của Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với hàng may mặc Trung Quốc.
- Các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá ngày càng tăng tại các thị trường lớn EU, Mỹ, Nhật Bản...
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Qua phân tích thực trạng ngành may mặc TPHCM ta thấy rằng ngành may mặc của TPHCM đã góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh xuất khẩu thu ngoại tệ về cho quốc gia, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Mặc dù các doanh nghiệp may mặc TPHCM có nhiều lợi thế hơn các địa phương khác trên cả nước nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều hạn chế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hiện tại, đó là:
Các doanh nghiệp may phần lớn áp dụng phương thức gia công xuất khẩu CMPT khiến các doanh nghiệp may thành phố vẫn còn rất khó khăn trong việc nâng cao được lợi nhuận từ phương thức gia công này
Trình độ lao động ngành may và năng suất lao động ngành may hiện nay thấp đang đặt ra một thách thức rất lớn và gay gắt về nguồn nhân lực chất lượng cao – yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp TPHCM
Tỷ lệ các doanh nghiệp ngành may TPHCM rất nhiều nhưng chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít. Vì vậy, việc đầu tư trang thiết bị mới, ứng dụng công nghệ mới còn gặp rất nhiều khó khăn. Với trình độ máy móc thiết bị như hiện nay cũng chưa thể góp phần tạo thế mạnh cạnh tranh trong khu vực và với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố
Nguồn nguyên phụ liệu phần lớn vẫn là nhập khẩu khiến các doanh nghiệp may chưa thực sự chủ động được trong việc cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất dẫn đến giá thành sản phẩm may còn cao và mang tính cạnh tranh thấp
Công tác thiết kế sản phẩm may còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được tính sáng tạo, còn phụ thuộc phần lớn vào các mẫu thiết kế của khách hàng nước ngoài Các hoạt động mở rộng chủng loại xuất khẩu, thiết lập hệ thống phân phối hay hoạt động quảng bá hình ảnh sản phẩm và doanh nghiệp ra nước ngoài còn nhiều
hạn chế do các doanh nghiệp khó khăn về tài chính, và chưa được đầu tư đúng mức.v.v. Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp may mặc TPHCM và chính quyền địa phương, Hiệp hội phải thấy được những yếu kém cũng như lợi thế hiện có để đề ra các giải pháp, bước đi cho phù hợp. Sau khi phân tích thực tế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may TPHCM, tác giả xin đưa ra một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành may mặc TPHCM nhằm giúp các doanh nghiệp này phát triển bền vững và tăng cao tỷ lệ xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY TPHCM