2.2.7.1 Đối thủ cạnh tranh nước ngoài
Tại thị trường EU, hàng may mặc Việt Nam và TPHCM sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc. Tại thị trường Mỹ, hàng may mặc Việt Nam sẽ chịu nhiều áp lực giảm giá, phải cạnh tranh rất cao với hàng giá thấp của các đối thủ cung cấp hàng may mặc chính vào thị trường này. Tại thị trường Nhật Bản, hàng may mặc Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực do thuế suất đã được hạ xuống 0% do đáp ứng được xuất xứ hai công đoạn. Có thể điểm qua một số nước xuất khẩu may mặc mạnh dưới đây là những nước được đánh giá là các đối thủ nặng ký đối với may mặc Việt Nam trên bình diện thế giới. Đó là:
- Trung Quốc: Trung Quốc có năng lực cạnh tranh rất lớn do chủ động được nguyên liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hóa. Hơn nữa, trong năm 2008, liên minh EU đã bãi bỏ hạn ngạch dệt may đối với Trung Quốc nên các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc phải cạnh tranh khốc liệt hơn. Như vậy, không chỉ riêng các doanh nghiệp xuất khẩu may Việt Nam, mà các doanh nghiệp của nhiều quốc gia xuất khẩu may lớn khác như Aán Độ, Bangladesh… cũng lo ngại trước sức cạnh tranh của hàng dệt may Trung Quốc tại thị trường EU năm nay.
Theo số liệu của bộ thương mại Mỹ thì hàng may mặc Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ cũng đã bắt đầu phục hồi từ cuối năm 2008. Trung Quốc có lợi thế về nhờ hạn ngạch đã được xóa bỏ, các chi phí đi cùng hạn ngạch sẽ không còn, giá hàng may mặc xuất khẩu sang Mỹ giảm và Trung Quốc có thể lấy bớt thị phần của các nhà cung cấp hàng đầu khác trên thị trường Mỹ. Giá hàng may mặc của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ chỉ có 1.57 USD/m2 trong khi của Việt Nam là 3.03 USD/m2. Do đó sức cạnh tranh của Trung Quốc rất lớn so với Việt Nam.
- Ấn Độ: Cũng giống như Trung Quốc, Aán Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên phân đoạn thị trường hàng giá trung bình. Aán Độ là nước có sự xác định rõ và phát huy thế mạnh của mình bằng việc thành lập riêng Bộ Dệt May để chuyên trách lo về chính sách và thị trường cho sản phẩm mũi nhọn này. Ngoài ra, Aán Độ còn có Viện thời trang quốc tế gia nhằm thiết kế mẫu mã, nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng toàn thế giới.
Aán Độ cũng là nước sản xuất chỉ lớn nhất thế giới, chiếm 25% thị phần thế giới đồng thời cũng là nhà sản xuất sợi cotton hàng đầu. Trong hai năm qua, các công ty dệt may Aán Độ đã đầu tư khoảng 700 triệu USD vào nhà máy và thiết bị mới, sẽ đầu tư thêm khoảng 2,5 tỷ USD để tăng sản lượng thu hút các nhà bán lẻ ngoại quốc đến đặt hàng. Và với lực lượng lao động có tay nghề dồi dào, Aán Độ hiện là nước có lợi thế cạnh tranh rất lớn, thậm chí hơn Trung Quốc đối với mặt hàng vải bông xù, vải bông chéo. Như vậy, họ có nguồn nguyên liệu ổn định, phong phú cấp cho các nhà máy, thậm chí một số nhà máy còn bán nguyên liệu cho thị trường Trung Quốc.
Ngoài ra, Aán Độ có thể được lợi từ việc đồng RUPEE giảm giá cuối năm 2008, trong khi giá các sản phẩm cùng loại của các nhà xuất khẩu Bangladesh đưa ra các mức giá khá hấp dẫn đối với người tiêu dùng.
- Bănglađét: Ưu thế lớn nhất là chi phí đầu vào sản xuất thấp, tay nghề công nhân khá cao, kinh nghiệm lâu năm trong việc sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Đây là nước được các nhà phân tích dự đoán sẽ là đối thủ đáng gờm trên thị trường may mặc thế giới sau khi bãi bỏ hạn ngạch ngày 01/01/2005.
- Indonexia: là quốc gia đạt doanh số xuất khẩu lớn nhất hàng dệt may vào thị trường EU với thị phần 2,2% hàng dệt, 2,1% hàng may mặc. Indonexia là nước có lợi thế về giá nhân công và nguồn nguyên liệu dồi dào nên đây là một đối thủ cạnh tranh khá mạnh đối với Việt Nam.
Có thể nói mỗi đối thủ của ngành may Việt Nam có những điểm mạnh riêng khác nhau nhưng thị trường xuất khẩu chủ lực thì gần như trùng với thị trường xuất khẩu của ngành may Việt Nam. Điều đó cho thấy, sự cạnh tranh trên những thị trường này sẽ rất quyết liệt và điều quan trọng nhất đối với ngành may Việt Nam hiện nay là chuẩn bị thật kỹ lưỡng cũng như phát huy hết tiềm năng bản thân để giành thắng lợi.
2.2.7.2 Đối thủ cạnh tranh trong nước
Đó là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 100% đang phát triển tại khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố. Các doanh nghiệp này có nhiều lợi thế hơn so với doanh nghiệp may mặc của Việt Nam như: nguồn vốn đầu tư lớn, máy móc thiết bị hiện đại hơn, kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường nhiều hơn. Ngoài ra, các công ty này còn được hưởng ưu đãi từ luật đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, một số khách hàng nước ngoài có quan hệ mua bán với các doanh nghiệp may mặc Việt Nam trước đây đã chuyển tới đầu tư ngay bên nhà quản lý, các nhà kỹ thuật ở tất cả mọi cấp trong ngành may Việt Nam nói chung và ngành may TPHCM nói riêng.
2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may TPHCM
Qua phần phân tích phía trên về thực trạng năng lực của các doanh nghiệp may TPHCM, có thể thấy các doanh nghiệp đã phần nào nỗ lực sản xuất kinh doanh để tăng cường sức cạnh tranh cho sản phẩm, doanh nghiệp của mình dựa trên các lợi thế của doanh nghiệp cũng như tận dụng được các cơ hội từ bên ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế và cơ hội đó, doanh nghiệp may vẫn còn tồn tại những yếu kém cần khắc phục, đặc biệt càng ngày càng phải đương đầu với những thách thức to lớn trên thị trường trong và ngoài nước. Ma trận SWOT của ngành may TPHCM được thể hiện như dưới đây:
(1) Về lợi thế
- Ngành may vẫn là ngành công nghiệp mũi nhọn của thành phố - Kim ngạch xuất khẩu tăng cao qua các năm
- Nhân lực dồi dào.
- Chất lượng lao động: người lao động cần cù, khéo léo, có khả năng tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới
- Xu hướng chuyển dịch gia công CMPT sang FOB đang gia tăng
- Các doanh nghiệp đã bước đầu quan tâm tới việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp mình
(2) Về khó khăn
- Sản phẩm hiện nay phần lớn vẫn là gia công, nguyên liệu cho sản phẩm may chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài làm cho sản xuất bị phụ thuộc phần lớn vào thị trường nước ngoài, giá trị thu được thấp, lợi nhuận không cao.
- Chưa có sự đồng bộ giữa công tác đào tạo và thực tế đặt ra cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp còn rất ít quan tâm tới công tác đào tạo nguồn nhân lực. Ngoài ra, lao động trong ngành may có trình độ học vấn không cao, đa số lao động trong doanh nghiệp may tự tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc tại công ty
chứ ít được doanh nghiệp cử đi đào tạo ở trung tâm do hạn chế về kinh phí. Do không được đào tạo bài bản qua trường lớp nên trình độ lý thuyết, kỹ thuật không đảm bảo, ảnh hưởng tới chất lượng và năng suất lao động.
- Năng suất lao động của các doanh nghiệp may TPHCM cũng như Việt Nam còn tương đối thấp, mới đạt mức 2/3 so với bình quân của các nước ASEAN.
- Nguồn vốn còn rất thiếu thốn
- Máy móc thiết bị và công nghệ lạc hậu. Mặc dù các doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư đổi mới công nghệ song so với Thái Lan, Trung Quốc, thiết bị máy móc của Việt Nam vẫn còn rất lạc hậu.
- So với Trung Quốc, giá thành sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tương đối cao trong khi Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc trên thị trường sản phẩm cấp thấp và cấp trung bình
- Chủng loại sản phẩm còn nghèo nàn, năng lực thiết kế mẫu còn yếu, phần lớn là sao chép lại các kiểu thiết kế có sẵn của khách hàng nước ngoài.
- Công tác nghiên cứu thị trường, marketing còn yếu
(3) Về cơ hội
- Môi trường kinh doanh của cả nước và TPHCM ngày càng được cải thiện. Tình hình chính trị luật pháp của Việt Nam tương đối ổn định, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh.
- Xu hướng chuyển dịch sản xuất hàng may mặc từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam mở ra cơ hội thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý cho ngành, giúp khắc phục các điểm yếu của ngành.
- Nhà nước và chính quyền địa phương, hiệp hội dệt may thêu đan TPHCM đang tích cực đẩy mạnh công tác xúc tiến với các đối tác nước ngoài nhằm thu hút đầu
tư khai thác thị trường tiềm năng rộng lớn, đồng thời tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp may thành phố tiếp cận trực tiếp được với thị trường quốc tế.
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản có hiệu lực từ đầu tháng 7/2009 sẽ tạo thêm thuận lợi cho hàng may Việt Nam xuất sang Nhật
(4) Về thách thức
- Xuất phát điểm thấp, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, lại đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các cường quốc sản xuất may mặc thế giới như Trung Quốc, Aán Độ, Bangladesh trên thị trường xuất khẩu khi Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường, giảm thuế nhập khẩu và các hàng rào bảo hộ khác.
- Sức cạnh tranh của sản phẩm may giảm sút do giá cả nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các loại phí khác gia tăng nhanh
- Trung Quốc được EU dỡ bỏ hạn ngạch năm 2008. Do đó, hàng may mặc của Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với hàng may mặc Trung Quốc.
- Các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá ngày càng tăng tại các thị trường lớn EU, Mỹ, Nhật Bản...
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Qua phân tích thực trạng ngành may mặc TPHCM ta thấy rằng ngành may mặc của TPHCM đã góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh xuất khẩu thu ngoại tệ về cho quốc gia, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Mặc dù các doanh nghiệp may mặc TPHCM có nhiều lợi thế hơn các địa phương khác trên cả nước nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều hạn chế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hiện tại, đó là:
Các doanh nghiệp may phần lớn áp dụng phương thức gia công xuất khẩu CMPT khiến các doanh nghiệp may thành phố vẫn còn rất khó khăn trong việc nâng cao được lợi nhuận từ phương thức gia công này
Trình độ lao động ngành may và năng suất lao động ngành may hiện nay thấp đang đặt ra một thách thức rất lớn và gay gắt về nguồn nhân lực chất lượng cao – yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp TPHCM
Tỷ lệ các doanh nghiệp ngành may TPHCM rất nhiều nhưng chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít. Vì vậy, việc đầu tư trang thiết bị mới, ứng dụng công nghệ mới còn gặp rất nhiều khó khăn. Với trình độ máy móc thiết bị như hiện nay cũng chưa thể góp phần tạo thế mạnh cạnh tranh trong khu vực và với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố
Nguồn nguyên phụ liệu phần lớn vẫn là nhập khẩu khiến các doanh nghiệp may chưa thực sự chủ động được trong việc cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất dẫn đến giá thành sản phẩm may còn cao và mang tính cạnh tranh thấp
Công tác thiết kế sản phẩm may còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được tính sáng tạo, còn phụ thuộc phần lớn vào các mẫu thiết kế của khách hàng nước ngoài Các hoạt động mở rộng chủng loại xuất khẩu, thiết lập hệ thống phân phối hay hoạt động quảng bá hình ảnh sản phẩm và doanh nghiệp ra nước ngoài còn nhiều
hạn chế do các doanh nghiệp khó khăn về tài chính, và chưa được đầu tư đúng mức.v.v. Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp may mặc TPHCM và chính quyền địa phương, Hiệp hội phải thấy được những yếu kém cũng như lợi thế hiện có để đề ra các giải pháp, bước đi cho phù hợp. Sau khi phân tích thực tế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may TPHCM, tác giả xin đưa ra một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành may mặc TPHCM nhằm giúp các doanh nghiệp này phát triển bền vững và tăng cao tỷ lệ xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY TPHCM
3.1 Định hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020
Theo quyết định số 42/2008/QĐ-BCT của Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây:
3.1.1 Quan điểm phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020
- Phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững, hiệu quả
- Phát triển tối đa thị trường nội địa đồng thời với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành
- Phát triển thị trường thời trang Việt Nam tại các đô thị, thành phố lớn, chuyển dịch mạnh các cơ sở dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn. - Đa dạng hóa sở hữu, đa dạng hóa quy mô và loại hình doanh nghiệp, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển ngành dệt may Việt Nam - Phát triển dệt may theo hướng đầu tư chuyên môn hóa, hiện đại nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng của sản phẩm.
- Phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của ngành
- Phát triển ngành dệt may gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn
- Phát triển nguồn nhân lực cả về chất lượng và số lượng cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam
3.1.2 Mục tiêu phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020 3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát: 3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát:
- Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
- Đảm bảo cho các doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020
Chỉ tiêu Đvt Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
1. Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 12.000 18.000 25.000
2. Sử dụng lao động 1.000 người 2.500 2.750 3.000
3. Sản phẩm chủ yếu
- Bông xơ 1.000 tấn 20 40 60
- Xơ, sợi tổng hợp 1.000 tấn 120 210 300
- Sợi các loại 1.000 tấn 350 500 650
- Vải các loại Triệu m2 1.000 1.500 2.000
- Sản phẩm may Triệu SP 1.800 2.850 4.000