Theo đánh giá của Bộ Công Thương, các tháng đầu năm 2009, công tác tìm kiếm thị trường mới được các doanh nghiệp may TPHCM làm rất tốt. Trong lúc các thị trường lớn Mỹ, EU, Nhật Bản đang bị giảm sút mạnh thì các thị trường khác tuy nhỏ hơn nhưng lại tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2009. Số liệu thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU giảm 8,58%, Mỹ giảm 24,63%, Nhật Bản giảm 6,47%, nhưng mức tăng trưởng xuất khẩu vào một số thị trường khác tương đối cao: Đài Loan 17,59%, Hàn Quốc: 6,27%, các nước ASEAN: 7,44%, đặc biệt là Nam Phi: 375,72%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2009 giảm 17,08%, do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu hàng may mặc của các thị trường lớn Mỹ, EU, Nhật đều giảm sút mạnh.
Bảng 2.5: Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu của TPHCM năm 2006-2009
Đvt: nghìn USD
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của cục hải quan TPHCM
Đối với thị trường Mỹ, mặc dù nền kinh tế Mỹ bị suy giảm, nhưng vẫn được xác định là thị trường tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam và TPHCM, chiếm tỷ trọng lớn nhất 51,96%. Hiện có khoảng 65% trong tổng số 305 triệu người tiêu dùng hàng may mặc của Mỹ quay trở lại với các sản phẩm may mặc giá rẻ, bình dân. Bộ Công Thương đưa ra các giải pháp tiếp tục hoàn thiện hệ thống điều hành hai chiều giữa Bộ Công Thương và Hải quan, đồng thời triển khai hoạt động của tổ kiểm tra cơ động, tổ chức làm việc với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu lớn để nắm rõ khả năng sản xuất, xuất khẩu luôn luôn nắm thế chủ động và đưa ra kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu phù hợp, vừa có sự kế thừa vừa có tính phát triển.
Đối với thị trường EU, năm 2008 đã bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc, do đó Bộ Công thương và các doanh nghiệp may cần nghiên cứu tác động của thị trường EU để giúp các doanh nghiệp định hướng mặt hàng và nước xuất khẩu để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh
Đối với thị trường Nhật Bản, từ năm 2009, hàng may mặc của ta xuất khẩu sang Nhật được hưởng mức thuế 0% theo hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật Bản được ký kết tháng 4 năm 2008, các doanh nghiệp Việt Nam có thể phải sử dụng nguồn nguyên phụ liệu nội địa hoặc nhập khẩu từ Nhật Bản hoặc các nước ASEAN để được hưởng mức thuế này. Do đó, để đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa vào Nhật Bản, cần tổ chức, liên kết với Nhật Bản hỗ trợ xây dựng Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may và Trung tâm đào tạo chất lượng cao và hợp tác quốc tế cho ngành may nhằm cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành này và đào tạo cán bộ kỹ thuật tay nghề cao, cán bộ thiết kế, thời trang cho ngành, tổ chức xúc tiến thương mại tại Nhật để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.
Ngoài các thị trường trọng điểm Mỹ, EU, Nhật các doanh nghiệp cũng nên xúc tiến mạnh mẽ vào các thị trường tiềm năng khác như Canada, Đài Loan, Hàn Quốc, châu Phi, Nga, các nước ASEAN, đóng vai trò trung tâm mua sắm của các khu vực và đạtù mức kim ngạch tương đối cao sau 3 thị trường lớn nói trên. Đặc biệt chú trọng khai thác đơn hàng ở thị trường có lợi thế về thuế là Nhật Bản (0%) nhằm bù đắp số đơn hàng thiếu hụt tại Mỹ, EU.
Do vậy, các doanh nghiệp may Việt Nam và TPHCM cần làm tốt công tác thị trường, nhằm mục tiêu xuất khẩu cả năm đạt 9.5 tỷ USD, tăng khoảng 5% so với năm 2008.