3.2.1 Quan điểm đề xuất định hướng ngành may TPHCM
- Ngành may là ngành công nghiệp mũi nhọn của TPHCM. Với lợi thế về lao động, ngành may là ngành có nguồn thu xuất khẩu lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của TPHCM, đem lại công ăn việc làm cho người lao động.
- Xây dựng TPHCM thành trung tâm cung cấp dịch vụ về may mặc cho chính mình và các khu vực lân cận bao gồm: trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu, xúc tiến thương mại, nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu, trung tâm đào tạo dệt may. - Tập trung đầu tư đổi mới trang thiết bị phục sản xuất, nâng cao năng suất lao động và tính cạnh tranh sản phẩm. Hạn chế đầu tư dàn trải gây lãng phí.
- Phát triển ngành dệt may TPHCM phải đảm bảo nâng cao trình độ tay nghề công nhân, gia tăng thu nhập cho người lao động, coi việc đào tạo nguồn nhân lực là đòn bẩy chính để phát triển.
- Phát triển ngành dệt may TPHCM phải góp phần bảo vệ môi trường cho thành phố, có kế hoạch phân bố, quy hoạch các khu công nghiệp dệt may hợp lý để thu hút các nguồn lực của xã hội.
3.2.2 Đề xuất định hướng ngành may TPHCM
Xuất phát từ việc nghiên cứu thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may TPHCM trong thời gian qua, qua phân tích một số kinh nghiệm của doanh nghiệp trong và ngoài nước, nghiên cứu các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may thành phố, dựa trên định hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020, luận văn xin trình bày một số đề xuất mang tính chất định hướng cho ngành may TPHCM tới năm 2020 như sau:
- Định hướng ngành may TPHCM là hướng vào xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu, ưu tiên theo hướng tăng giá trị gia tăng trong sản phẩm. Ngành may mặc vẫn tiếp tục được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, góp phần
tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Đa dạng hóa sản phẩm may mặc, phát triển mạnh khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm. Đổi mới công nghệ để đến năm 2020 toàn ngành đạt mức tiên tiến trong khu vực.
- Tăng tỷ lệ cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành may mặc xuất khẩu, mở rộng được nhiều thị trường xuất khẩu may mặc
- Nâng cao sức cạnh tranh và khai thác mạnh mẽ vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong chiến lược phát triển ngành may TPHCM
- Xây dựng, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cho ngành may TPHCM
- Liên kết đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu với chất lượng tốt, từng bước nâng tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm hàng may mặc.
- Tích cực ứng dụng các công nghệ hiện đại
- Tổ chức lại hệ thống quản lý năng suất và chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
3.3 Cơ sở xây dựng giải pháp
Các giải pháp được xây dựng phải mang tính khả thi và dựa trên các quan điểm sau:
- Tận dụng được các cơ hội để phát triển, né tránh đe dọa, khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh của ngành may TPHCM
- Phải phù hợp với nguyên tắc phát triển chung của ngành dệt may, phù hợp với mục tiêu phát triển của thành phố
- Phải lưu ý đến sự tác động của các yếu tố cạnh tranh trong và ngoài nứớc, xu thế hội nhập kinh tế thế giới của quốc gia.
- Từ thực trạng năng lực cạnh tranh hiện tại của các doanh nghiệp may TPHCM, phân tích và tìm ra những yếu kém của ngành may TPHCM để có biện pháp khắc phục cụ thể, tồn tại nào đi với giải pháp đó.
Để hoàn thành mục tiêu phát triển ngành may TPHCM, các doanh nghiệp kết hợp với lãnh đạo thành phố, lành đạo của ngành may, các bộ, ngành liên quan cần thực thi những chính sách, giải pháp thích hợp và hỗ trợ kịp thời để ngành may TPHCM phát triển và nâng cao được lợi thế cạnh tranh cho mình.
3.4 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may TPHCM TPHCM
3.4.1 Giải pháp về các yếu tố nguồn lực 3.4.1.1 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Tại TPHCM, thời gian qua, các doanh nghiệp may luôn phải đối mặt với biến động lực lượng nhân công trong các mùa cao điểm. Nhiều lao động ngành may sẵn sàng bỏ xưởng để đầu quân sang ngành kinh tế khác hấp dẫn hơn. Không ít doanh nghiệp lao đao vì luôn bị đe dọa đền hợp đồng do giao hàng trễ hẹn. Đời sống ngày càng khó khăn của người công nhân đã gián tiếp ảnh hưởng mạnh tới năng suất và sự ổn định của người lao động trong ngành may. Hơn nữa, như phân tích trong phần thực trạng, đội ngũ lao động hiện tại có trình độ tay nghề chưa cao, năng suất lao động còn rất thấp so với khu vực. Do đó, vấn đề nguồn nhân lực là một trong những vấn đề bức xúc trong ngành may hiện nay.
Để giải quyết vấn đề nguồn nhân lực may cho thành phố, cần một số giải pháp sau:
Về phía doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp cần phối hợp với các trung tâm đào tạo, các trường đào tạo, trường cao đẳng, đại học trong đó doanh nghiệp đề xuất yêu cầu đào tạo, gửi lao động của doanh nghiệp mình tới trường đào tạo, vì có sự liên kết nên học phí
cũng sẽ được xem xét ở mức ưu đãi hơn bình thường. Ngược lại, sinh viên do trường đào tạo ra sẽ có cơ hội được các doanh nghiệp phỏng vấn và tuyển dụng trực tiếp vào làm việc tại doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp tăng cường công tác đào tạo tại chỗ thông qua các chương trình huấn luyện hoặc đào tạo do doanh nghiệp tự tổ chức. Ngoài ra, với những doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính có thể thuê giáo viên nước ngoài về giảng dạy tại doanh nghiệp.
- Sử dụng lao động đúng vị trí, đúng chuyên môn nghề nghiệp, và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho người lao động có năng suất và hiệu quả lao động cao. Thu hút lao động có trình độ tay nghề cao bằng các chính sách ưu đãi trong tuyển dụng, chế độ đãi ngộ về tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi để người có trình độ tay nghề cao nhận được cao tương xứng.
- Khuyến khích nâng cao tay nghề công nhân bằng phát động các cuộc thi tại doanh nghiệp hoặc các cuộc thi giữa các doanh nghiệp với nhau. “bàn tay vàng” và “lễ hội tuyên dương người lao động” hàng năm được tổ chức tại công ty CPSX TM Sàigòn là một ví dụ giúp doanh nghiệp tìm ra được nhiều lao động giỏi. - Thành lập đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực bằng cách trích từ quỹ phúc lợi doanh nghiệp hoặc từ nguồn vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp hoặc phối hợp với các doanh nghiệp cùng ngành tạo quỹ chung cho đào tạo phát triển nhân lực.
Về phía nhà nước
- Mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế-kỹ thuật, cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng chuyên ngành may, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, mở các khóa đào tạo về thiết kế và phân tích vải, kỹ năng quản lý sản phẩm, kỹ năng bán hàng… nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu, đáp ứng đủ nguồn nhân lực cho ngành.
- Các tổ chức xúc tiến cần có sự hỗ trợ về chi phí đối với công tác đào tạo của thành phố.
Hiệu quả của giải pháp: Nguồn nhân lực tốt là một đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Giải quyết tốt nguồn nhân lực sẽ giúp hạ giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu và cho doanh nghiệp may thành phố.
3.4.1.2 Giải pháp về vốn
Vấn đề vốn thiếu đối với các doanh nghiệp may đang là một hiện tượng phổ biến hiện nay, việc thực hiện các chương trình thu hút vốn là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp và ngành may thành phố.
Các giải pháp tăng cường vốn đó là:
Về phía doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp tự huy động vốn từ mọi nguồn lực tự có của mình như khấu hao cơ bản, huy động từ cán bộ công nhân viên, bán hoặc cho thuê các tài sản không dùng đến, phát hành cổ phiếu nhằm huy động vốn cho các dự án đầu tư. Đây là nguồn vốn tiềm ẩn ngoài xã hội mà doanh nghiệp cần huy động tối đa cho sự phát triển trước mắt.
- Liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp may thuộc các thành phần kinh tế để khai thác tối đa tiềm năng tài chính. Thực hiện mô hình liên kết doanh nghiệp theo dạng chuỗi các công ty trong ngành hoặc mô hình công ty mẹ con. Với các mô hình này, tài chính của các doanh nghiệp sẽ trở nên lớn mạnh khiến các doanh nghiệp có thể mở rộng đầu tư cho sản xuất.
Về phía nhà nước
- Tích cực kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực may mặc.
Hiệu quả của giải pháp: giải quyết những khó khăn về vốn hiện tại và lâu dài cho các doanh nghiệp may TPHCM. Nhóm giải pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp trong ngành nâng cao được nguồn vốn phục vụ vào việc đầu tư thiết bị mới, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng và quảng bá thương hiệu ra thị trường quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
3.4.1.3 Giải pháp về đổi mới máy móc thiết bị
Hiện đại hóa máy móc thiết bị là yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành may thành phố. Công nghệ mới tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, qua đó hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Máy móc thiết bị hiện đại giúp doanh nghiệp may thực hiện tự động hóa sản xuất, giảm sai sót trong quá trình sản xuất, đồng thời thực hiện được những công việc phức tạp. Vì vậy, đổi mới máy móc thiết bị và với công nghệ mới là yêu cầu cấp thiết để ngành may TPHCM nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình.
Giải pháp cho hiện đại hóa công nghệ và máy móc thiết bị là đầu tư nhiều máy có chức năng tự động (như máy may cắt chỉ tự động, vắt sổ tự động…), gia tăng chế tạo các đồ gá phù hợp để tăng năng suất gia công.
Hiệu quả của giải pháp: đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị giúp các doanh nghiệp may tăng được năng suất sản phẩm, tiết kiệm thời gian và các chi phí liên quan (điện, nước, khấu hao máy móc thiết bị…) . Từ đó, giảm được giá thành sản phẩm và có thể cạnh tranh tốt với hàng may mặc Trung Quốc khi xuất khẩu vào các thị trường quốc tế.
3.4.1.4 Giải pháp về nguyên phụ liệu đầu vào Về phía doanh nghiệp Về phía doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu từng bước nâng cấp chất lượng nguyên phụ liệu theo hướng sản xuất những nguyên phụ liệu có chất liệu phù hợp
với thời trang quốc tế hoặc những mặt hàng đặc thù của Việt Nam để tạo nét riêng cho sản phẩm.
- Đầu tư máy móc thiết bị cho việc sản xuất nguyên phụ liệu trong nước. Khi các doanh nghiệp đầu tư cũng cần phải cân nhắc, lựa chọn cẩn thận, không vì ham rẻ mà nhập về những sản phẩm xuống cấp, lạc hậu, không phù hợp với thực tế. Kinh nghiệm cho thấy các doanh nghiệp không nên chỉ chú ý đến thiết bị mà phải coi trọng đến sự đồng bộ các yếu tố cần thiết khác như chuyển giao công nghệ, cán bộ quản lý, tay nghề công nhân ...
- Các doanh nghiệp may cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt bằng cách ưu tiên sử dụng các sản phẩm trong nước nếu đạt được chất lượng như yêu cầu. Trong trường hợp xuất theo hình thức FOB, các doanh nghiệp may cần chủ động thương lượng với đối tác để sử dụng nguyên phụ liệu trong nước, nhất là sản phẩm xuất khẩu sang EU nếu sử dụng nguyên phụ liệu Việt Nam sẽ được ưu đãi về thuế.
Về phía nhà nước
- Nhà nước cần tạo sự liên kết và hợp tác với các tỉnh trong việc trồng bông chất lượng cao theo mô hình trang trại. Các biện pháp cụ thể để thực hiện sự liên kết này là: nhà nước tăng cường với cơ quan nghiên cứu để nhanh chóng đưa những giống mới và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cho việc phát triển các vùng bông nguyên liệu; xây dựng mô hình sản xuất bông nguyên liệu theo hướng thâm canh và chất lượng, xây dựng mô hình các tổ chức nông dân liên kết, hợp tác xã hoặc trang trại trồng bông.
- Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhanh chóng mở rộng đầu tư để sản xuất nguyên phụ liệu. Với các mặt hàng chưa sản xuất được như hóa chất, thuốc nhuộm thì nhà nước nên có những ưu đãi về thuế cho những sản phẩm nhập khẩu
để sản xuất sản phẩm. Đồng thời, nhà nước cần tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việc sản xuất kinh doanh nguyên phụ liệu
- Nhà nước cần quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu tập trung và tránh tình trạng manh mún, bảo đảm an toàn cho môi trường và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng giao dịch với nhau.
Hiệu quả của giải pháp:
- Đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu dệt may giúp cho các doanh nghiệp chủ động trong khâu cung ứng nguyên phụ liệu, không bị phụ thuộc quá lớn vào thị trường cung ứng nước ngoài, dần dần nâng cao tỷ trọng hàng FOB.
- Nâng cao chất lượng nguyên phụ liệu, đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu
- Ổn định giá nguyên phụ liệu
3.4.1.5 Giải pháp cải tiến công tác thiết kế sản phẩm
Công tác thiết kế rất quan trọng đối với việc tạo nên sản phẩm may mặc. Các giải pháp cho công tác thiết kế là:
Về phía doanh nghiệp
- Doanh nghiệp đầu tư cho việc nghiên cứu mẫu, mốt, thời trang quốc tế, nắm bắt kịp thời xu thế lớn trong ngành thời trang.
- Doanh nghiệp đầu tư các phần mềm thiết kế và đào tạo cán bộ để sử dụng có hiệu quả các phần mềm thiết kế này.
- Doanh nghiệp cần tăng cường đặt hàng các catalogue chụp hình từ các nước hoặc tìm kiếm trên các trang web để nắm bắt được sở thích cũng như thị hiếu thời trang của từng thị trường, từ đó tự mình phát triển ý tưởng, thiết kế ra các sản phẩm kiểu dáng đặc biệt nhưng vẫn mang phong cách đặc trưng cho thị trường đó.
- Nhà nước hỗ trợ thành lập trung tâm đào tạo nghiên cứu thiết kế thời trang để giúp đào tạo chuyên viên thiết kế cho các doanh nghiệp may.
- Nhà nước hỗ trợ thành lập Viện nghiên cứu thiết kế thời trang vừa thực hiện chức năng đào tạo, vừa cung cấp chuyên viên thiết kế cho các doanh nghiệp. - Khuyến khích, tổ chức các cuộc thi thiết kế tay nghề giỏi
- Đàm phán hợp tác với Trung tâm thiết kế thời trang của các nước để có những buổi giao lưu về thiết kế. Thường thì từ trước tới nay mới chỉ có những buổi giao lưu về biểu diễn thời trang chứ chưa có các cuộc giao lưu trao đổi giành riêng cho các nhà thiết kế với nhau.
Hiệu quả của giải pháp: giúp doanh nghiệp định hướng đúng được loại sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cần xuất khẩu vào từng thị trường. Tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, độc đáo phù hợp với nhu cầu tiêu dùng đa dạng của thị trường đó, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của khách. Doanh nghiệp có những sản