Yếu tố biến động từ thị trường dệt may thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may TPHCM.pdf (Trang 52 - 53)

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến cho doanh nghiệp may đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn khi nhiều nhà nhập khẩu giảm đơn hàng, ngưng đặt hàng, doanh thu thấp nên phải cắt giảm chi tiêu và lao động để giảm chi phí sản xuất. Tại TPHCM đã có một số doanh nghiệp 100% vốn Đài Loan, Hàn Quốc ngưng sản xuất do không có đơn hàng và bị tác động từ công ty mẹ. Nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đã xuất hiện tình trạng thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động để giảm áp lực khó khăn về tài chính. Ngành may Việt Nam và TPHCM cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến động của thị trường dệt may thế giới.

Thứ nhất, kinh tế Mỹ và EU yếu đi làm cho các đơn hàng mua của họ thấp đi, điều này làm cho các nhà cung cấp chính đang phụ thuộc nặng nề vào hai thị trường này trong đó có Việt Nam và các nước đang phát triển khác.

Thứ hai là áp lực về giá hàng may mặc trên thị trường, xuất phát từ các nguyên nhân:

(1) Các nhà bán lẻ đang cố gắng cắt giảm chi phí mua để tăng bán hàng.

(2) Giá hàng may mặc tăng cao trong thời gian qua là do sự biến động mạnh trên thị trường năng lượng mà điển hình là giá dầu liên tục ghi các kỷ lục mới cộng với tình trạng thiếu điện ở nhiều nơi cũng làm cho chi phí sản xuất và chi phí vận

chuyển hàng may tăng cao. Do đó, sức cạnh tranh của sản phẩm may được sản xuất ra sẽ bị giảm sút đáng kể

Thứ ba là trên thị trường nguyên liệu, giá bông tăng mạnh trong thời gian qua cũng đang ảnh hưởng tới tăng trưởng của ngành may. Việc suy giảm kinh tế Mỹ và EU có thể dẫn tới tiêu thụ bông thấp hơn dự kiến và do vậy gây áp lực đối với giá bông. Theo ủy ban tư vấn bông quốc tế, sản lượng bông nguyên liệu tại Mỹ trong năm 2008 giảm tiếp 15% so với 2007. Diện tích trồng bông tại Mỹ dự kiến chỉ còn 9,5 triệu mẫu, so với mức 10,8 triệu năm 2007 và 15 triệu năm 2006. Cơ quan này dự báo, giá bông trên thế giới sẽ tăng hơn 8% lên mức 80 US cent/lb. Đối với các doanh nghiệp may TPHCM thì sản lượng bông nhập khẩu hàng năm chiếm tới 90% nhu cầu cho sản xuất, thị trường nhập khẩu bông lớn nhất là từ Mỹ. Vì vậy, xu hướng tăng giá bông trên thế giới và sự sụt giảm cung ứng bông của Mỹ khiến ảnh hưởng rất lớn tới việc cung cấp bông cho ngành may thành phố.

Thứ tư, các doanh nghiệp may cũng đang phải đối mặt với nguy cơ giá vải và quần áo leo thang. Việc giá và thực phẩm tăng mạnh dẫn tới các cuộc đình công và chi phí lao động cao hơn. Tại Bangladesh, xuất khẩu may mặc đang giảm sút do chậm giao hàng sau khi các cuộc đình công liên tiếp làm gián đoạn sản xuất. Tại Trung Quốc, chi phí lao động tăng dự kiến 20% với tình trạng giá vải tăng như hiện nay. Các doanh nghiệp may của ta cũng không nằm ngoài những trường hợp này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may TPHCM.pdf (Trang 52 - 53)