3 Đất chưa sử dụng CSD 525,17 4,
3.3.3. Hiệu quả xã hộ
Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng.
Chỉ tiêu về mặt xã hội là một chỉ tiêu phức tạp, khó định lượng được. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu: Mức độ chấp nhận của người dân với các loại hình sử dụng đất; khả năng thu hút lao động, giải quyết công
ăn việc làm và đảm bảo thu nhập thường xuyên, ổn định cho nhân dân; sựđa dạng sản phẩm và chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng thêm sản phẩm thu nhập của người dân.
Giải quyết lao động nông nhàn và dư thừa trong nông thôn là vấn đề lớn cần
được quan tâm. Việc phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội.
Mặt khác, việc phát triển sản xuất nông nghiệp tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động là gián tiếp góp phần củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên.
Để đánh giá về hiệu quả xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp chúng tôi tiến
hành so sánh mức đầu tư lao động và hiệu quả kinh tế tính bình quân theo lao động của mỗi kiểu sử dụng đất.
*Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 1.
Có thể thấy rằng các LUT khác nhau thì mức thu hút lao động cũng như giá trị ngày công lao động có sự khác nhau. Và trong mỗi LUT thì mỗi kiểu sử dụng
đất, công thức luân canh có mức thu hút lao động khác nhau. Kết quả của vùng 1 thể hiện qua bảng 3.17
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 Bảng 3.17. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 1 Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất TNHH độLao ng GTNC (triệu
đồng/ha) (Công) đồ(nghìn ng/công) LUT
Chuyên lúa LX – LM Bình quân 41,00 41,00 467 467 90 90