1.3.1.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Trên thế giới tổng diện tích đất tự nhiên là 148 triệu km2. Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%. Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt chỉ khoảng 10% tổng diện tích tự nhiên. Đất đai thế giới phân bố không đồng đều giữa các châu lục và các nước (Châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, châu Đại Dương chiếm 6%). Diện tích đất nông nghiệp giảm liên tục về số lượng và chất lượng. Ước tính có tới 15% tổng diện tích đất trên trái đất bị thoái hoá do những hành động của con người gây ra. Dân số thế giới tăng nhanh nhưng tiềm năng đất nông nghiệp thế giới lại có hạn. Vì vậy để có đủ lương thực và thực phẩm cho nhu cầu của con người phải bảo vệ và có định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá là đất đai cho sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Văn Thông, 2002).
Châu Á, mặc dù chiếm 1/2 dân số thế giới nhưng chỉ có khoảng 20% đất nông nghiệp toàn cầu. Từ năm 1995 đến năm 2010 dân sốĐông Nam Á dự kiến sẽ
tăng thêm 133 triệu người và khu vực này có thể dành thêm 12 đến 15 triệu ha của 93 triệu ha tiềm năng đất nhờ nước trời còn lại để sản xuất (Hội Khoa học Đất, 2000). Diện tích đất canh tác giảm dần do áp lực từ nhiều phía của quá trình đô thị
hoá, khai thác khoáng sản.
Đất canh tác của thế giới có hạn và được dựđoán là ngày càng tăng do khai thác thêm những diện tích đất có khả năng nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về
lương thực thực phẩm cho loài người. Tuy nhiên, do dân số ngày một tăng nhanh nên bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người ngày một giảm.
Đông Nam Á là một khu vực đặc biệt. Từ số liệu của UNDP năm 1995 (Đỗ
Nguyên Hải, 2001) cho ta thấy đây là một khu vực có dân số khá đông trên thế giới nhưng diện tích đất canh tác thấp, khi nghiên cứu sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của một số nước Đông Nam Á cho thấy:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18
- Các nước đang chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế và cơ cấu nông nghiệp theo hướng tập trung phát triển ngành hàng dựa vào lợi thế và cải tổ để đương đầu với những thách thức mới của thế kỷ 21.
+ Thái Lan: Phát huy thế mạnh sẵn có, phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, giảm bớt rủi ro thị trường và tăng cường đầu tư công nghệ chế biến.
+ Malaixia: Tập trung sản xuất hàng hoá có lợi thế cạnh tranh cao để xuất khẩu, phát triển nông nghiệp thành một lĩnh vực hiện đại và thương mại hoá cao. Tăng cường phát triển ngành chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp dựa vào tài nguyên của từng địa phương.
+ Inđônêxia: Hướng mạnh vào sản xuất hàng hoá các mặt hàng có lợi thế
như: hạt tiêu, hoa quả, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tôm đông lạnh và cá ngừ.
+ Philippin: Phát huy thế mạnh sẵn có xây dựng các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến, hệ thống thông tin, ứng dụng và tiếp thị. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu chuyển giao, áp dụng công nghệ và khuyến nông. Thay đổi chiến lược chính sách nông nghiệp từ bảo trợ sản xuất sang tăng cường cạnh tranh
Từ những bài học của lịch sử phát triển nông nghiệp, những thành tựu đạt
được của khoa học công nghệ, ở giai đoạn hiện nay muốn đưa nông nghiệp đi lên phải xây dựng và thực hiện một nền nông nghiệp trí tuệ. Bởi vì, tính phong phú đa dạng và đầy biến động của nông nghiệp đòi hỏi những hiểu biết và những xử lý đầy trí tuệ và rất biện chứng. Nông nghiệp trí tuệ thể hiện ở việc phát hiện, nắm bắt và vận dụng các quy luật tự nhiên và xã hội trong mọi mặt hoạt động của hệ thống nông nghiệp phong phú, biểu hiện ở việc áp dụng các giải pháp phù hợp, hợp lý. Nông nghiệp trí tuệ là bước phát triển ở mức cao, là sự kết hợp ởđỉnh cao của các thành tựu sinh học, công nghiệp, kinh tế, quản lý được vận dụng phù hợp với điều kiện của mỗi nước, mỗi vùng (Đường Hồng Dật và cs., 1994).
1.3.1.2. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề
quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới.
Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Ở các nước Đông Nam Á các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu việc
đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại
đất, để từđó không những có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp, nhằm khai thác tốt lợi thế so sánh của từng vùng mà còn có thể thâm canh tăng vụ, tăng hệ
số sử dụng đất, khắc phục được vấn đề môi trường dần hoàn thiện để phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Hàng năm, các viện nghiên cứu Nông nghiệp ở các nước trên thế giới cũng
đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới cho năng suất và chất lượng cao, có khả năng chống chịu được sâu bệnh, chịu được khí hậu khắc nghiệt và đưa ra những công thức luân canh mới giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn. Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật ra hàng tháng đã giới thiệu công trình ở các nước trên thế giới về
các hình thức sử dụng đất đai, đặc biệt là của Nhật.
Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng quá trình phát triển của hệ thống nông nghiệp nói chung và hệ thống cây trồng nói riêng là sự phát triển đồng ruộng đi từ đất cao đến đất thấp. Điều đó có nghĩa là hệ thống cây trồng đã phát triển trên đất cao trước, sau đó mới đến đất thấp. Đó là quá trình hình thành của sinh thái đồng ruộng (Trích theo Phan Sỹ Mẫn, Nguyễn Việt Anh, 2001). Nhà khoa học Otak Tanakad đã nêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từđó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹ
thuật, kinh tế - xã hội. Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả
sử dụng đất đai thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác: là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi. Cường độ lao
động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hóa của sản phẩm (Vũ Khắc Hòa, 1996).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra những chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở
hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủđộng sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “ly nông bất ly hương”
đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn phát triển toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (Vũ Khắc Hòa, 1996).
Ở Thái Lan, Ủy ban chính sách quốc gia đã có nhiều quy chế mới, ngoài hợp
đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệđất tốt hơn (Khonkaen University, 1992).
Ở Ấn Độ, việc đánh giá đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất được áp dụng các phương pháp tham biến biểu thị mối quan hệ giữa các yếu tố dưới dạng phương trình toán học kết quả phân hạng được thể hiện dưới dạng %, chia làm 6 nhóm:
- Nhóm thượng hảo hạng: Có thể trồng bất kỳ loại cây nào cũng cho năng suất cao.
- Nhóm tốt: Trồng được bất kỳ loại cây nào nhưng cho năng suất thấp hơn nhóm thượng hạng.
- Bốn nhóm còn lại là nhóm trung bình, nhóm nghèo, nhóm rất nghèo và nhóm không thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.
Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đã gắn phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Các nước châu Á đã rất chú trọng trong việc đẩy mạnh công tác thủy lợi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về
giống, phân bón, các công thức luân canh để ngày càng nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp. Mặt khác, phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, gắn sự phát triển công nghiệp với bảo vệ môi sinh, môi trường, tiến hành xây dựng nền sinh thái bền vững.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 cao hiệu quả sử dụng đất và sử dụng đất hợp lý đã được chú ý. Hiện nay, ở Hoa Kỳ đang áp dụng rộng rãi hai phương pháp:
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này lấy năng suất cây trồng nhiều năm làm tiêu chuẩn. Trong đánh giá đất đai người ta đi sâu vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng.
- Phương pháp yếu tố: Bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tếđể
so sánh lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc 100% làm mốc so sánh với đất khác.
Ở các nước châu Âu đánh giá đất phổ biến theo hai chiều hướng:
- Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để xác định tiềm năng của đất (phân hạng
định tính).
- Nghiên cứu các yếu tố kinh tế xã hội nhằm xác định sức sản xuất thực tế
của đất đai (phân hạng định lượng).
Các phương pháp thường áp dụng bằng phương pháp so sánh tính điểm hoặc tính phần trăm.
Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở các nước trên thế giới đã được nghiên cứu từ rất lâu trên cơ sở đánh giá đất. Tuy có sự khác nhau về phương pháp, sắp xếp hệ thống đánh giá và quan điểm đánh giá, song chúng cũng có những quan điểm đồng nhất. Đó là, luôn gắn liền với các mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, nâng cao chất lượng sản phẩm và đề ra các phương pháp bảo vệđất đai, cũng như bảo vệ môi trường nhằm sử dụng đất đai bền vững.
Một số chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là
đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Theo Vũ Thị Phương Thụy (2000), ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD, chiếm 28,3% trong thu nhập của nông nghiệp, Canada tương ứng là 5,7 tỉ và 39,1%, Ôxtrâylia 1,7 tỉ và 14,5%, Nhật Bản 42,3 tỉ và 69,8%, cộng đồng châu Âu 67,2 tỉ và 40,1%, Áo là 1,6 tỉ và 69,8%.
Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đã gắn phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Các nước châu Á đã rất chú trọng trong việc đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 phân bón, các công thức luân canh để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác. Một mặt, phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, gắn sự phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường.