IV Chuyên rau, màu 34,65 4,57 10 Bí xanh Ngô mù a bắp cải 18,71 2,
3.4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
3.4.3.1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản
Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy Phúc Thọ có thị trường tiêu thụ nông sản khá rộng lớn nhưng hiện tại huyện chưa có chợđầu mối thu mua nông sản, phần lớn sản phẩm nông nghiệp của người dân bán cho tiểu thương và các chợ nhỏ lẻ nên người nông dân bị ép giá. Vì vậy, trong thời gian tới hướng tổ chức theo chúng tôi là: Nhanh chóng hình thành chợđầu mối, các tổ chức hợp tác tiêu thụ, chế biến nông sản trong nông thôn theo nguyên tắc tự nguyện, hình thành các trung tâm nông nghiệp để
từđó tạo môi trường cho giao lưu hàng hóa, giúp nông dân có nhiều kênh tiêu thụ sản phẩm nông sản nhất là các sản phẩm nông sản có tính chất mùa vụ như các loại rau, củ, quả vụđông. Mặt khác cung cấp những thông tin về thị trường nông sản hiện tại, cũng như phải có dự báo trước cho tương lai để người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91
3.4.3.2. Giải pháp về vốn đầu tư
Trong sản xuất nông nghiệp vốn đóng vai trò quan trọng
Qua điều tra phỏng vấn nông hộ cho thấy có khoảng 45 – 50% số hộ nông dân thiếu vốn sản xuất và có khoảng 80% số hộ có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất nông nghiệp, số lượng vốn các hộ cần vay từ 35 – 80 triệu đồng. Hiện nay nguồn vốn mà các hộ được vay để đầu tư sản xuất nông nghiệp chủ yếu là tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phúc Thọ. Một vấn đề đặt ra là cần tạo điều kiện để cho các hộ được vay vốn sản xuất nông nghiệp đặc biệt là các hộ nghèo. Vì vậy cần có một số giải pháp sau:
- Cải tiến phương thức cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để các hộ dân được vay vốn với lãi suất ưu đãi.
- Cần có biên pháp hỗ trợ các hộ nông dân vay vốn với lãi suất thấp và tăng thời hạn trả lãi suất, điều đó giúp người dân yên tâm trong sản xuất.
- Đa dạng hoá các hình thức cho vay, huy động vốn nhàn rỗi trong dân, khuyến khích hình thức quỹ tín dụng trong nông thôn.
- Cần có sự quan tâm hơn nữa và sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, tổ
chức đoàn thể như: Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân... để nông dân nghèo có điều kiện vay vốn phát triển sản xuất.
3.4.3.3. Giải pháp về khoa học công nghệ
Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, nhất là các kỹ thuật về giống cây, giống con, bảo vệ thực vật, phân bón, thú y vào sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích đầu tư có chiều sâu, đổi mới công nghệ trong công nghiệp chế biến để tạo sản phẩm có giá trị cao
Chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong
đó tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh tăng vụ cải tạo đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 92 Thường xuyên mở các lớp tập huấn học tập kinh nghiệm sản xuất, tập huấn, hướng dẫn tiến bộ khoa học mới cho người nông dân với các chủ đề cụ thể. Cần tăng cường mối liên hệ giữa người dân và các bộ cơ sở.
3.4.3.4. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng
Qua tìm hiểu thực tế tại địa phương phần lớn đường giao thông nội đồng là
đường đất, kênh mương chưa được bê tông hóa chủ yếu là mương đất. Vì vậy trong thời gian tới cần đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, trước hết cần tập trung xây dựng nâng cấp hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng (cải tạo hệ thống trạm bơm, kiên cố hóa hệ thống kênh mương tưới tiêu...) cải tạo, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông hiện có để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản của người dân trong huyện.
3.4.3.5. Giải pháp về môi trường
Vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng người dân vứt bừa bải ra bờ
ruộng và kênh mương, lượng bón phân hóa học không cấn đối giữa N, P, K. Vì vậy cần có cơ chế quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm giảm dư lượng thuốc BVTV để đảm bảo môi trường đất, nước, không khí. Xây dựng quy trình bón phân cân đối N, P, K. Mặt khác cán bộ khuyến nông thường xuyên thăm đồng kiểm tra dịch bệnh phát hiện kịp thời tình hình sâu bệnh hại để thông báo trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng cho người dân biết và phun thuốc kip thời, tránh tình trạng như hiện nay là quá lạm dụng thuốc BVTV.
Cán bộ khuyến nông phải bám sát địa bàn, cùng phối hợp với người dân trong việc bón phân, sử dụng thuốc trừ sâu, phối hợp với người dân giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình sản xuất.
3.4.3.6. Giải pháp về nhân lực
Hiện tại nguồn lao động nông nghiệp ở địa phương chưa qua đào tạo phần lớn mới học hết phổ thông do đó việc tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ cho người lao
động, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong những năm tới huyện cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, có chính sách khuyến khích
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 93 nguồn lao động có kỹ thuật cao từ nơi khác đến. Tiếp tục đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý, chú trọng nâng cao chất lượng và kỹ
thuật sử dụng các yếu tố đầu vào là vấn đề cần thiết. Vì vậy để nâng cao trình độ
hiểu biết khoa học kỹ thuật và nhạy bén về thị trường cho người dân thì cán bộ
lãnh đạo, các ban ngành cần tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn cũng như
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 94