3.1.2.1 Về kinh tế
* Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ phát triển kinh tế bình quân 10,1%/năm (tính đến tháng 9/2013), thu nhập bình quân ước đạt 23,2 triệu đồng/người/năm. Tổng giá trị công nghiệp - xây dựng tăng 13,8%/năm, nông nghiệp tăng 3,8%/năm, thương mại dịch vụ tăng 12,1%/năm. Hiện nay, cơ cấu kinh tế của huyện được phân bổ là: nông nghiệp 28,8%, công nghiệp - xây dựng 38%, thương mại - dịch vụ 33,2%. Quy hoạch và xây dựng 23 điểm công nghiệp tại 23 xã, thị trấn.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010 – 2013
Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, đó cũng là xu hướng phát triển chung của thành phố Hà Nội cũng như cả nước là phấn đấu đến năm 2020
đưa nước ta trở thành nước công nghiệp.
Bảng số liệu 3.1 cho thấy trên cho thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
mạnh mẽ từ năm 2010 đến năm 2013 tổng sản phẩm tăng 1055,92 tỷ đồng, cơ cấu ngành nông lâm – thủy sản giảm từ 43,18% năm 2010 xuống còn 28,80% năm 2013, cơ cấu ngành công nghiệp địa phương chậm phát triển từ năm 2010 đến năm 2013 chỉ tăng 1%, tuy nhiên cơ cấu ngành dịch vụ và du lịch những năm gần đây đã có bước phát triển mạnh từ 28,82% năm 2010 lên 33,20% năm 2013.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40
Bảng 3.1. Tổng sản phẩm và cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2009-2013
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Tổng sản phẩm (tỷđồng) 3437,68 4033,87 4149,87 4493,6 Cơ cấu kinh tế (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông lâm, thuỷ sản (%) 34,18 31,85 30,00 28,80 Công nghiệp, xây dựng (%) 37,00 37,40 37,80 38,00 Dịch vụ, du lịch (%) 28,82 30,75 32,20 33,20
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phúc Thọ * Xu hướng phát triển kinh tế
Trong những năm tiếp theo, mục tiêu về phát triển kinh tế của huyện Phúc Thọ cũng như của thành phố Hà Nội đó là:
Phát triển nông nghiệp theo hướng nền nông nghiệp đô thị sinh thái, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao, hài hoà và bền vững với môi trường. Từng bước xây dựng nông thôn mới phù hợp với bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, tạo điều kiện cho người dân nông thôn được hưởng tốt nhất các phúc lợi xã hội.
Xây dựng và hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh quy mô lớn. Quy hoạch và xây dựng các vùng rau an toàn, rau cao cấp, vùng hoa, cây cảnh, vùng cây ăn quả... Xây dựng các vùng chuyên canh lúa có năng suất, chất lượng cao.
Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, tạo khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao phục vụ thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Nhanh chóng hình thành các khu chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến công nghiệp tập trung, xa khu dân cư, có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
Tăng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, bố trí chủ yếu ở các huyện vùng trũng. Tận dụng toàn bộ các loại mặt nước, cải tạo một phần diện tích đất mặt nước chưa sử dụng, chuyển đổi một phần đất lúa vùng úng trũng năng suất thấp để nuôi trồng thuỷ sản.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
3.1.2.2. Về xã hội * Dân số:
Theo kết quả tổng điều tra dân số, tính đến ngày 31/12/2013 thì tổng số nhân khẩu của huyện Phúc Thọ là 175.397 người. Trong đó:
Dân số đô thị là 7.510 người, chiếm 4,28% tổng dân số, đây là động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế văn hoá xã hội của đô thị hiện tại và mở rộng trong tương lai.
Dân số nông thôn 167.887 người chiếm 95,72% dân số của huyện, đây là nguồn nhân lực tham gia phát triển kinh tế, bên cạnh đó có một phần dân số tham gia đô thị hoá thông qua việc di cư từ nông thôn ra thành thị.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,14%. Mật độ dân số trung bình toàn huyện năm 2013 là 1.606 người/km2, nơi có mật độ dân số cao nhất là xã Võng Xuyên 2.274 người/km2, nơi có mật độ thấp nhất là xã Vân Hà có 367 người/km2.
Qua các chỉ số phát triển dân số đô thị trong vùng, tốc độ đô thị hoá ở giai
đoạn 2010 – 2013 bình quân khoảng 1,1%/năm. Nguyên nhân do sức hút đô thị còn yếu; việc giải quyết công ăn việc làm tại đô thị còn gặp nhiều khó khăn; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại đô thị còn nhỏ bé, yếu kém.
Trên cơ sở nhu cầu và tốc độđô thị hoá dẫn đến xây dựng các đô thị mới tại huyện. Do đó khả năng di dân từ nơi khác đến các đô thị mới trong huyện rất cao do tiềm năng của quỹđất, các khu công nghiệp, điểm công nghiệp được hình thành và phát triển. Khả năng di dân cơ học dự báo từ nay đến năm 2020 khoảng 2 - 3%/năm, sau năm 2020 sẽ khoảng 3 - 4%/năm (Hà Nội hiện nay là 5%).
* Lao động và việc làm:
Số lao động trong độ tuổi chiếm khoảng 46,36% dân số. Tổng số lao động trong huyện là 81.320 người. Trong đó số lao động nông nghiệp là 44.100 người, chiếm 54,23% tổng số lao động trong độ tuổi, đây là một thế mạnh và điều kiện tiền
đề để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, thương mại dịch vụ 17.900 người chiếm 22,01% tổng số lao động, lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 19.320 người, chiếm 23,76% tổng số lao động trong huyện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Có thể nói, nguồn lao động của huyện khá dồi dào, người dân có tính cần cù chịu khó, tuy nhiên lao động chủ yếu là phổ thông, chưa được đào tạo nghề, làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên chưa có thu nhập cao.
Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Phúc Thọ giai đoạn 2010-2013 Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013
1. Dân số trung bình người 169.243 171.178 173.292 175.397 - Phân theo khu vực:
Thành thị người 7.330 7.430 7.490 7.510 Nông thôn người 161.913 163.748 165.802 167.887 - Phân theo giới tính:
Nam người 84.334 85.298 86.351 87.400 Nữ người 84.909 85.880 86.941 87.997 2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,02 1,13 1,22 1,20 3. Tổng số lao động người 78.500 79.387 80.355 81.320 - Lao động nông nghiệp người 51.300 48.300 45.500 44.100 - Lao động dịch vụ người 12.000 13.800 15.800 17.900 - Lao động công nghiệp người 15.200 17.287 19.055 19.320
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phúc Thọ 3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân
* Thuỷ lợi
Hiện tại toàn huyện có 56 trạm bơm tưới với tổng công suất là 72.850 m3/giờ, 7 trạm bơm tiêu với tổng công suất 39.580 m3/giờ. Trong đó công ty khai thác công trình thuỷ lợi Phúc Thọ quản lý 20 trạm với tổng công suất 26.229 m3/giờ. Năng lực hiện tại của hệ thống thuỷ lợi đã đảm bảo tưới chủ động cho trên 90% diện tích đất lúa và 70% diện tích đất trồng màu. Khi có lượng mưa lớn hơn 300 mm trong 3, 4 ngày, tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện Phúc Thọ là 6478,99 ha, diện tích đất nông nghiệp còn bị ngập úng của huyện là 600 ha chiếm 9,26% tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích còn bị hạn là 1000 ha, chiếm 15,43% diện tích đất nông nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 Huyện Phúc Thọ có 5 tuyến đê do Trung ương quản lý với tổng chiều dài là 40 km là đê Linh Chiểu, đê Vân Cốc, đê sông Đáy, đê Ngọc Tảo và đê sông Tích. Dưới hệ thống đê sông Hồng, sông Đáy và sông Tích có 10 cống làm nhiệm vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất.
Ngoài 5 tuyến đê chính trên, huyện quản lý một số tuyến đê bối để bảo vệ
các vùng ven đê sông Hồng và sông Tích với tổng chiều dài 10 km thuộc các xã Tích Giang, Phương Độ, Cẩm Đình, Vân Nam, Vân Phúc. Các tuyến đê này mặc dù hàng năm được Nhà nước đầu tư kinh phí tu bổ, nhưng do nền đê, thân đê yếu, nên về mùa lũ thường xẩy ra sự cố.
* Giao thông
Hệ thống giao thông của huyện bao gồm các tuyến chính như sau:
- Tuyến đường quốc lộ 32 chạy qua khu trung tâm huyện với tổng chiều dài là 16 km, mặt đường rải nhựa đã cải tạo, nâng cấp và mở rộng.
- Đường tỉnh lộ 82 từ Trạch Mỹ Lộc ra Võng Xuyên dài 7 km, mặt đường rải nhựa nhưng còn hẹp.
- Tuyến đường tỉnh lộ 83 từ Hát Môn đi Sơn Tây dài 13 km, mặt đường đã
được rải nhựa nhưng còn nhỏ hẹp, cần được tiếp tục cải tạo nâng cấp để đáp ứng nhu cầu vận tải trong tương lai.
- Tuyến đường tỉnh lộ 80B từ Phúc Thọ đi Thạch Thất, phần nằm trên địa bàn huyện dài 0,75 km, mặt đường rộng trung bình 6m đã rải nhựa.
- Đường tỉnh lộ 46 từ Quai Chè đi Quốc Oai dài 5 km mặt dường dải cấp phối, chất lượng kém đi lại chưa thuận lợi, hiện tại huyện đang có kế hoạch nâng cấp rải nhựa.
- Đường liên xã từ Hát Môn đi Tam Thuấn dài 8,5 km mặt đường đổ bê tông rộng 3,5m, đi lại rất thuận tiện, đường từ Phụng Thượng đi Long Xuyên - Xuân Phú dài 6,3 km, mặt đường rải nhựa rộng 4m, đường liên xã Vân Nam đi Vân Hà có chiều dài 3,5 km, mặt đường đổ bê tông rộng 3,5m. Ngoài ra toàn huyện có 75,7 km
đường liên xã, trong đó 2,2 km đã được rải nhựa, còn lại là đường cấp phối rất thuận tiện cho giao thông đi lại.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44
* Điện
Huyện Phúc Thọ sử dụng mạng lưới điện quốc gia, hiện nay có 23/23 xã, thị
trấn trong huyện đã có điện sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất, nguồn điện tương
đối ổn định cho nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Toàn huyện có 2 trạm biến áp trung gian với tổng công suất 3.300 KVA, 88 trạm hạ thế với tổng công suất 29.000 KVA, hàng năm nguồn điện năng tiêu thụ toàn huyện 39 triệu KW.
* Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc đã đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc tới các tỉnh trong nước và trên thế giới. Tổng số máy điện thoại toàn huyện đến nay có 5.550 máy điện thoại, 23/23 xã và thị trấn đã có bưu điện và bưu cục, có 24 điểm hoà mạng Internet trên toàn huyện rất thuận tiện cho việc đàm thoại, liên lạc.
3.1.2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế – xã hội - Thuận lợi:
+ Nền kinh tế phát triển ổn định có sự tăng trưởng khá, có tích luỹ; sản xuất nông nghiệp ổn định; đặc biệt cây lúa cho năng suất, sản lượng cao; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt khá. Công cuộc đổi mới đang mở ra triển vọng thu hút vốn đầu tư trong nước, nước ngoài vào huyện Phúc Thọ
+ Có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi cho sản xuất và giao lưu hàng hoá với thị xã Sơn Tây, thành phố như Hà Nội, Phú Thọ….
+ Là huyện có diện tích đất nông nghiệp màu mỡ, vấn đề thủy lợi, tưới tiêu tương đối chủđộng, là địa phương có truyền thống thâm canh sản xuất… Tất cả những yếu tố trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp chất lượng cao, cung cấp lương thực, thực phẩm sạch cho thị trường tiêu thụ lớn thành phố Hà Nội.
+ Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị bước đầu được đầu tư nâng cấp và mở rộng, nhiều dự án mở rộng và mở mới đường giao thông đã và sẽđược thi công sẽ
tạo điều kiện thúc đẩy phát triển với tốc độ cao của huyện.
+ Có nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu khoa học và công nghệ.
- Khó khăn:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 nông nghiệp tuy có tiến bộ song còn chậm, hiệu quả chưa cao, diện tích trồng cây vụđông không đạt kế hoạch đề ra.
+ Năng suất lao động của người lao động nông nghiệp chưa cao.
+ Cơ sở hạ tầng nông thôn chậm phát triển, đặc biệt là giao thông nội đồng, gây trở ngại lớn cho hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện.
- Áp lực đối với đất đai
Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện cho thấy áp lực đối với
đất đai ngày càng gia tăng, đặc biệt là các khu đất gần trung tâm. Áp lực đối với đất
đai thể hiện trên các mặt sau:
+ Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm gần đây cho thấy tỷ lệ các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ ngày càng tăng. Do vậy, việc phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ… ngày càng tăng.
+ Trong thời kỳ tới, để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa cần có quỹ đất cho cải tạo, mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng như
phát triển đô thị, thương mại dịch vụ, giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục…
+ Nhu cầu cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng cao, vì vậy cần có quỹ đất cho xây dựng các công trình công cộng, văn hóa, thể dục thể
thao, vui chơi giải trí và nghỉ ngơi…
Nhìn chung áp lực đối với đất đai của huyện trong thời kỳ quy hoạch là rất lớn và phần nhiều sẽ lấy vào đất đang sử dụng mà chủ yếu là đất nông nghiệp. Vì vậy cần sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả và gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái, bền vững. Đồng thời đầu tư cải tạo, khai thác đất chưa sử dụng và thực hiện tốt các biện pháp thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
3.2. Hiện trạng sử dụng đất
Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất đai là vấn đề cần thiết đểđảm bảo cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng đất từđó đề ra phương hướng bố trí sử dụng đất hợp lý có hiệu quả. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phúc Thọđược thể hiện trong bảng 3.3 và hình 3.2 cho thấy: Phần diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn (525,17 ha), trong đó chủ yếu là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46
đất bằng chưa sử dụng chiếm 4,49% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất này đã có kế hoạch đưa vào sử dụng theo quy hoạch sử dụng đất đai huyện Phúc Thọ thời kỳ
2010 - 2020. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất 55,28% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 5968,07 ha. Đất trồng cây hàng năm chủ
yếu là đất lúa với 4662,78 ha, chiếm 39,79%.
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phúc Thọ năm 2013 Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Diệ(ha) n tích C(%) ơ cấu Tổng diện tích tự nhiên 11719,27 100 1 Đất nông nghiệp NNP 6478,99 55,28 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5968,07 50,93 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5798,91 49,48 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4662,78 39,79 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1,20 0,01 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1134,93 9,68 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 169,16 1,44