Hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện phúc thọ thành phố hà nội (Trang 84 - 93)

3 Đất chưa sử dụng CSD 525,17 4,

3.3.4.Hiệu quả môi trường

Trong giai đoạn vừa qua, cùng với công cuộc đổi mới của TP.Hà Nội, huyện Phúc Thọđã và đang có quá trình chuyển dịch mạnh mẽ về phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình sử dụng đất, đất đai cũng bị tác động bởi thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và việc khai thác, sử dụng đất cho các mục đích phát triển. Việc chuyển mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhất là đất trồng lúa cho mục đích phát triển công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị hoá là tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện, vì vậy diện tích đất nông nghiệp giảm một cách nhanh chóng.

Để đảm bảo an toàn lương thực người dân phải tăng năng suất mùa vụ, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Việc thâm canh sử dụng phân bón cho cây trồng, tăng hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp là một điều tất yếu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75 môi trường sinh thái là vấn đềđòi hỏi phải có số liệu phân tích về các mẫu đất, nước và nông sản trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ

xin đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trong sử dụng

đất thông qua đánh giá mức độ sử dụng phân bón, sử dụng thuốc thuốc bảo vệ thực vật cho các cây trồng trên địa bàn huyện Phúc Thọ.

* Sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Tuy nhiên, đối với từng loại đất, từng loại cây trồng cũng như ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển mà cần có lượng bón phân khác nhau.

Việc sử dụng phân bón cũng đã làm xuất hiện mặt trái về vấn đề môi trường, nhất là khi chúng ta không sử dụng đúng thời gian và liều lượng. Nó làm cho đất bị

chua hoá, hàm lượng các chất vôi giảm, kết cấu đất kém đi, giảm số lượng của nhiều loại vi sinh vật có ích, làm giảm đa dạng sinh học và cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất làm ảnh hưởng tới sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và anh hưởng tới sức khỏe người dân. Đặc biệt, nếu sử dụng phân khoáng liên tục mà không chú trọng bón phân hữu cơ thì làm cho đất chua dần, đất chai cứng, giảm năng suất cây trồng.

Theo Đỗ Nguyên Hải (2001) một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ởnhững vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N : P : K . Để xác định ảnh hưởng của mức độ bón phân đến môi trường, tôi tiến hành tổng hợp phiếu điều tra về tình hình đầu tư phân bón. Kết quảđiều tra cho thấy, Phân bón mà đa số các nông hộ sử dụng là phân đơn đạm urê (46%N), super lân (16% P2 O5), KCl (55% K2O) và NPK (6%N, 11% P2 O5, 2% K2O). Căn cứ vào mức độ từng loại phân bón bình quân bón cho từng loại cây trồng, chúng tôi tính ra lượng N, P2 O5

và K2O để so sánh với hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP.Hà Nội. Kết quả cụ thểđược trình bày trong bảng 3.22

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76

Bảng 3.22. So sánh mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương với hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TT Cây trồng

Lượng bón Tiêu chuẩn (*) N P2 O5 K2O N P2 O5 K2O (Kg/ha) (Kg/ha) (Kg/ha) (Kg/ha) (Kg/ha) (Kg/ha)

1 Lúa xuân 102,30 81,24 71,68 120 - 130 80 - 90 30 - 60 2 Lúa mùa 97,08 54,93 35,43 80 - 100 50 - 60 30 - 50 3 Ngô 171,15 90,65 87,54 150 - 200 100 - 150 80 - 100 4 Khoai lang 52,74 41,16 89,90 50 - 60 40 - 50 70 - 90 5 Đậu tương 47,72 37,32 - 50 - 60 35 - 45 20 - 30 6 Su hào 221,13 136,8 90 200 - 250 100 - 150 80 - 90 7 Cà chua 205,67 167,83 242,36 180 - 200 100 - 200 150 - 250 8 Bắp cải 204,83 119,25 93.75 180 - 220 110 - 130 110 -120 9 Cà pháo 155,47 134,4 96,8 - - - 10 Cải các loại 236,88 153,38 115,2 - - - 11 Bí xanh 268,34 175,29 148,1 250 - 300 150 - 200 100 - 170 12 Rau khác 219,5 137,35 147,67 180 - 250 100 - 150 110 - 150 13 Lạc 53,8 40,5 33,06 - - - 14 Bưởi diễn 125,5 78,3 76 - - - 15 Nhãn 73,08 58,92 38,3 - - - 16 Cam Canh 117,6 70,85 75,6 - - - 17 Cam Vinh 116,26 72,55 76,61 - - - (“-“ : Không có số liệu).

(* Theo tiêu chuẩn bón phân hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. Hà Nội)

Số liệu bảng 3.22 cho thấy:

Mức độ đầu tư phân bón cho các cây trồng tại huyện Phúc Thọ khá lớn, nhóm cây rau màu có mức đầu tư lượng phân bón cao hơn các cây trồng khác. Dạng phân đạm chủ yếu được bón từ phân urê, phân lân chủ yếu từ supe lân, phân kali chủ yếu từ kali clorua.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77 K2O bón cao hơn so với tiêu chuẩn.

- Lúa mùa lượng phân bón N,K2O, P2 O5 trong tiêu chuẩn

- Cây đậu tương lượng phân bón N đạt tiêu chuẩn, còn với lượng K2O thấp hơn so với tiêu chuẩn.

- Cây ngô lượng phân bón N, P2 O5 đều đạt so với tiêu chuẩn, còn đối lượng với lượng K2O các hộ nông dân đã bón thấp hơn so với tiêu chuẩn.

- Cây khoai lang lượng phân bón N, P2 O5, K2O sử dụng nằm trong tiêu chuẩn. - Cây cà chua theo kết quảđiều tra cho thấy các hộ nông dân bón N vượt mức tiêu chuẩn, còn với lượng K2O, P2 O5 đạt tiêu chuẩn.

- Cây bắp cải theo kết quả điều tra cho thấy các hộ nông dân bón K2O thấp hơn tiêu chuẩn, còn với lượng N, P2 O5 đạt tiêu chuẩn.

- Cây bí xanh, su hào, các loại rau khác theo kết quảđiều tra cho thấy các hộ

nông dân đều sử dụng các loại phân nằm trong tiêu chuẩn.

- Còn với các loại cây như cam canh, cam vinh, nhãn, bưởi diển, lạc, cải các loại, cà pháo thì các hộ nông dân bón theo kinh nghiệp sản xuất và chưa có hướng dẫn của sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Tóm lại:

- Mỗi loại cây trồng khác nhau thì yêu cầu về lượng phân bón cũng rất khác nhau. Đối với LUT chuyên rau màu đòi hỏi lượng phân lớn nhất, sau đó đến LUT 2 lúa - màu, lúa - 2 màu, cây ăn quả và ít nhất là LUT chuyên lúa. Một số cây trồng sử dụng nhiều phân vô cơ như bí xanh (N: 268,34 Kg/ha, P2 O5: 175,29 Kg/ha, K2O: 148,1 Kg/ha), cải các loại (N: 236,88 Kg/ha, P2 O5: 153,38 Kg/ha, K2O: 115,2 Kg/ha), cà chua (N: 205,67 Kg/ha, P2 O5: 167,83 Kg/ha, K2O: 242,36 Kg/ha), bắp cải (N: 204,83 Kg/ha, P2 O5: 119,25 Kg/ha, K2O: 93,75 Kg/ha). Vì vậy, người nông dân nên bón phân vô cơ hợp lý theo hướng của cán bộ khuyến nông góp phần tăng năng suất cây trồng và hạn chế tối đa gây thoái hóa đất.

* Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp

Trên địa bàn huyện Phúc Thọ người dân sử dụng thuốc BVTV không đúng quy cách, bao bì, vỏ chai vứt bừa bãi trên đồng ruộng. Họ thường tự tăng lượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78

thuốc sử dụng vì nghĩ rằng sâu bệnh sẽ bị tiêu diệt nhanh và triệt để mà không nghĩ đến hậu quả của nó. Tình trạng ô nhiễm môi trường do dư lượng thuốc BVTV đang gia tăng nhanh chóng, làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, sức khỏe người dân cũng như môi trường trước mắt và lâu dài. Đặc biệt việc sử dụng thuốc BVTV không có quy trình bảo hộ lao động ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người dân.

Thuốc BVTV là các loại hóa chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ

dại nhanh, sử dụng lại đơn giản, nên được nông dân sử dụng nhiều. Nhưng thuốc BVTV lại có tác hại đó là:

- Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được nhiều loại côn trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại một số loại côn trùng có ích cũng bị tiêu diệt hay nói cách khác sau khi phun thuốc trừ sâu làm cho số lượng thiên

địch của các loại sâu cũng bị giảm đi. Điều đó có lợi cho sự phát triển của sâu hại. - Trong quá trình dùng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộđộc tức thời đến chết hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

- Một số loại thuốc có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc sâu trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp phòng tránh tốt.

- Việc dùng thuốc trừ sâu liên tục sẽ dẫn đến chứng nhờn thuốc vì thế mỗi loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh một số năm đầu sử dụng. Để hạn chế bệnh nhờn thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu người ta thường tăng dần nồng độ thuốc, số

lần phun thuốc. Tuy nhiên, biện pháp này không thể duy trì lâu dài do không thể

tăng nồng độ mãi được. Mặt khác nó làm gây ô nhiễm môi trường mạnh hơn, do lượng tồn dư trong môi trường nhiều lên.

- Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hóa học ổn định, khó phân hủy nên sẽ tích lũy trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng lượng tích lũy này có thể cao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79

Bảng 3.23. Mức độ sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật

Cây

trồng Tên thuốc Trị bệnh Tiêu chuphép ẩn cho

Thực tế sử dụng

Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3

Lúa

Reasgant 3.6EC; 1.8EC

Sâu đục thân, sâu cuốn lá, nhện gié, sâu

đục bẹ/ lúa 0,15-0,25 lit/ha 0,22 lit/ha 0,25 lit/ha 0,25 lit/ha

Diboxylin 2SL Đạo ôn, khô vằn, bạc lá, lem lép hạt 1,35-1,8 lit/ha 1,85 lit/ha 1,8 lit/ha 1,87 lit/ha

Padan 95SP Sâu cuốn lá, rầy nâu, đục thân 0,8kg/ha 0,8kg/ha 0,8kg/ha 0,8kg/ha

BêLêr 620 OD Cỏ lồng vực, đuôi phụng, chác lác.. 0,8-1 lít/ha 0,09 lít/ha 0,08 lít/ha 0,09 lít/ha Ngô Padan 95SP Wamrin 800WP Sâu cuCỏ/ngô ốn lá, rầy nâu, đục thân 0,8kg/ha 0,8 lít/ha 0,8 lít/ha 0,8kg/ha 0,8 lít/ha 0,8kg/ha 0,8 lít/ha 0,8kg/ha

Lạc FM - Tox 50EC Fastac 5 EC Sâu khoang/ lRệp ạc 0,5-0,7 lít/ha 0,3-0,5l/ha 0,42l/ha 0,6l/ha 0,44l/ha 0,66l/ha 0,62l/ha 0,4l/ha

Altach 5 EC Bọ xít/ lạc 0,3-0,5l/ha 0,4l/ha 0,45l/ha 0,41l/ha

Đậu tương, bí xanh

Bian 40EC Bọ xít, rệp 1,0 - 2,0 lit/ha 2,2 lit/ha 1,85 lit/ha 1,9 lit/ha

Supracide 40EC Rệp sáp, rầy mềm, côn trùng 1-1,5 lit/ha 1,5 lit/ha 1,4 lit/ha 1,4 lit/ha

Angun 5WDG Sâu đục quả 0,2- 0,25kg/ha 0,2 kg/ha 0,2 kg/ha 0,25 kg/ha

Bắp cải

Vitashield 40EC Sâu ăn lá, sâu xanh, sâu tơ, rầy mềm 0,6-0,8 lit/ha 0,75 lit/ha 0,8 lit/ha 0,8 lit/ha

Diboxylin 2SL Mốc xám, đốm lá 1,35-1,8lit/ha 1,4lit/ha 1,6lit/ha 1,7lit/ha

Southsher 10EC Sâu đục thân bắp cải 0,2-0,4 lit/ha 0,3 lit/ha 0,35 lit/ha 0,35 lit/ha

Cà chua Diboxylin 2SL Match 50 EC Héo rSâu tơũ, sâu , lở cđụổ rc hoa, quễ ả 1,35-1,8 lit/ha 0,5-1,0 lit/ha 0,7 lit/ha 1,4 lit/ha 0,7 lit/ha 1,5 lit/ha 1,4 lit/ha 0,7 lit/ha Su hào Match 50 EC Padan 95SP Sâu tSâu cuơ, sâu ốn lá, đụđục hoa, quc thân ả 0,5-1,0lit/ha 0,8kg/ha 0,9kg/ha 1,1 lit/ha 0,8kg/ha 1 lit/ha 0,8 lit/ha 0,8kg/ha

Hành Antracol 70WP Lở cổ rễ/Hành 1,5-3,5 kg/ha 1,75kg/ha

Rau cải Aremec 36 EC Valivithaco 5L Sâu xanh bLở cổ rễ/ rau cướm trải ắng,bọ nhảy,rệp/ 0,15-0,25 l/ha 1,5-1,7 lit/ha 1,55 lít/ha 0,2l/ha 1,6 lít/ha 0,2l/ha 1,6 lít/ha 0,2l/ha Cà Pháo Thalonil 75WP Confidor CPhảấi xanh n trắng, ghẻ, rụng hoa, quả 0,15-0,4lit/ha 12-16gr/8lit 16 gr/8 lít 0,3 lit/ha 0,35 lit/ha 13 gr/8 lít 18,5 gr/8 lít 0,32 lit/ha Cam canh,

cam vinh,

Goliath 10 SP Kích thích ra hoa, đậu quả 0,2-0,5gr/8 lit 0,3 gr/ 8 lit 0,35 gr/ 8 lit 0,2 gr/ 8 lit

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80

bưởi diễn Asitrin 50EC Sâu vẽ bùa, sâu đục quả 0,2-0,4 lit/ha 0,4 lit/ha 0,3 lit/ha 0,3 lit/ha

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81 - Thuốc trừ cỏđược sử dụng ít hơn. Tuy nhiên do tính năng độc chúng cũng gây nên những tác hại tới môi trường giống như thuốc trừ sâu.

Theo tổng hợp từ số liệu điều tra các hộ sản xuất nông nghiệp thì hiện nay trên địa bàn huyện Phúc Thọ có rất nhiều chủng loại thuốc BVTV với các nhà sản xuất khác nhau. Danh mục các loại thuốc BVTV người dân huyện Phúc Thọ đang sử dụng được thể hiện ở bảng 3.23 cho thấy:

Liều lượng sử dụng thuốc BVTV ở mỗi loại cây trồng giữa 3 tiểu vùng khác nhau.

Đối với cây lúa tiểu vùng 2 người dân sử dụng liều lượng thuốc bảo vệ thực vật đúng theo tiểu chuẩn cho phép, ở tiểu vùng 1, 3 có liều lượng thuốc BVTV bằng hoặc lớn hơn tiêu chuẩn cho phép. Các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng chủ

yếu như: Reasgant 3.6EC; 1.8EC sâu đục thân, sâu cuốn lá, nhện gié, sâu đục bẹ/ lúa; Diboxylin 2SL đạo ôn, khô vằn lúa; Padan 95SP sâu cuốn lá, rầy nâu, đục thân; BêLêr 620 OD cỏ lồng vực, đuôi phụng, chác lác.

Đối với cây ngô ở cả 3 tiểu vùng người dân sử dụng liều lượng thuốc BVTV đúng theo tiêu chuẩn cho phép. Các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng chủ

yếu như: Padan 95SP sâu cuốn lá, rầy nâu, đục thân; Wamrin 800WP cỏ/ngô.

Đối với cây Lạc ở cả 3 tiểu vùng người dân sử dụng liều lượng thuốc BVTV đúng theo tiêu chuẩn cho phép. Một số loại thuốc sử dụng chủ yếu như: FM - Tox 50EC sâu khoang lạc; Fastac 5 EC Rệp; Altach 5 EC bọ xít lạc.

Đối với cây đậu tương, bí xanh tiểu vùng 2, 3 người dân sử dụng liều lượng thuốc BVTV đúng theo tiêu chuẩn cho phép, tiểu vùng 1 liều lượng thuốc BVTV lớn hơn tiêu chuẩn cho phép. Một số loại thuốc sử dụng chủ yếu như: Bian 40EC bọ xít, rệp; Supracide 40EC rệp sáp, rầy mềm, côn trùng; Angun 5WDG sâu đục quả.

Đối với cây bắp cải tiểu vùng 1 người dân sử dụng liều lượng thuốc BVTV đúng

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện phúc thọ thành phố hà nội (Trang 84 - 93)