Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện phúc thọ thành phố hà nội (Trang 42 - 49)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Phúc Thọ nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 36 km, Phúc Thọ tiếp giáp với 5 huyện, thị của Hà Nội và giáp với 2 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc.

Vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc của tỉnh Vĩnh Phúc. - Phía Đông giáp huyện Đan Phượng.

- Phía Đông Nam giáp huyện Hoài Đức và huyện Quốc Oai. - Phía Nam giáp huyện Thạch Thất.

- Phía Tây giáp thị xã Sơn Tây.

Tổng diện tích tự nhiên năm 2013 của huyện Phúc Thọ là 11.719,27 ha. Phúc Thọ có thuận lợi cơ bản là nằm cách thị xã Sơn Tây 6 km về phía Tây, trên trục

đường quốc lộ 32, cách khu du lịch Đồng Mô và khu làng văn hoá các dân tộc 20 km về phía Tây có quốc lộ 46 đi Thạch Thất - Quốc Oai và quốc lộ 82 đi khu công nghệ cao Hoà Lạc nên có cơ hội giao lưu với thị trường bên ngoài, tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Phúc Thọ được bao bọc bởi 3 dòng sông là sông Hồng, sông Tích và sông Đáy là nguồn cung cấp nước tưới, phù sa cho đồng ruộng, đồng thời sông Hồng còn là tuyến giao thông thuỷ rất thuận tiện.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Phúc Thọ là huyện thuộc đồng bằng sông Hồng, địa hình bằng phẳng, độ cao giữa các vùng chênh lệch không đáng kể. Địa hình có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Phần lớn diện tích canh tác của huyện Phúc Thọ nằm ởđịa hình bằng phẳng, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương thực,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 cây công nghiệp ngắn ngày. Trong huyện chỉ có 2 xã Trạch Mỹ Lộc và Tích Giang là có một sốđồi thấp.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Huyện Phúc Thọ chịu ảnh hưởng hoàn toàn khí hậu miền Bắc nhiệt đới gió mùa nên hình thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân, hè thì ẩm ướt, nắng nóng và mưa nhiều, thu đông khí hậu khô hanh, rét lạnh và ít mưa.

Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình tháng trong năm dao động từ 15,0 - 28,70C (trạm Sơn Tây). Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh và khô. Tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng thường trên 23,30C, tháng nóng nhất là tháng 7.

Độẩm:

Độ ẩm tương đối trung bình từ 83% - 85%. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất là tháng 3 và tháng 4 độ ẩm lên tới 92%, các tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất là tháng 11, tháng 12 (76 - 82%).

Lượng mưa:

Lượng mưa trung bình năm 1.893 mm, cá biệt năm mưa ít nhất đạt 1.186 mm (2007), năm mưa nhiều nhất 2.000 mm (1997). Tuy nhiên lượng mưa phân bố

không đều theo không gian và thời gian. Do hoạt động của gió mùa đã phân hóa chế độ mưa thành 2 mùa:

+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình 1.755 mm, chiếm 90 - 92% tổng lượng mưa năm. Mưa lớn thường tập trung vào các tháng 8,9,10 với lượng mưa xấp xỉ 400 mm/tháng.

+ Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa mùa này khoảng 130 – 140 mm, chiếm 8 - 10% lượng mưa năm. Các tháng có lượng mưa ít nhất thường là tháng 12, 1 và 2.

Bốc hơi:

Lượng bốc hơi bình quân năm đạt khoảng 885 mm/năm. Các tháng đầu mùa mưa (II, II, IV) là các tháng có lượng bốc hơi lớn nhất. Lượng bốc hơi bình quân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 tháng VI đạt trên 110 mm.

Gió bão:

Gió theo mùa, mùa đông thường là gió Đông Bắc. Mùa hè thường là Đông Nam. Bão úng thường xảy ra vào tháng 5 đến tháng 9 trong năm.

Trung bình mỗi năm có từ 1 đến 3 cơn bão đổ bộ vào thời gian từ cuối tháng 6 đến hết tháng 9 và gây úng lụt.

Chếđộ bức xạ:

Nằm trong vùng có tình chất chung của vùng đồng bằng Bắc Bộ, hàng năm có từ 120 - 150 ngày nắng. Số giờ nắng trong năm từ 1.200 giờđến 1.400 giờ. Số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giờ nắng trung bình nhiều năm đạt 1.436 giờ (trạm Ba Thá). Trong mùa đông thường xuất hiện nhiều đợt không có nắng kéo dài 2 - 5 ngày. Tháng 2, 3 có số giờ

nắng thấp nhất, độẩm cao sẽ làm phát sinh nhiều dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi.

0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0 350.0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 - 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 Bốc Hơi Lượng mưa Nhiệt độ

Nguồn: Trạm Khí tượng Thủy văn Sơn Tây

Hình 3.1. Diễn biến một số yếu tố khí hậu huyện Phúc Thọ

Lượng mưa, mm Lượng bốc hơi,

mm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 Gió thổi theo 2 mùa rõ rệt: Gió đông bắc khô lạnh thổi về mùa đông, gió

Đông Nam thổi về mùa hè kèm theo nóng ẩm và mưa nhiều, các tháng 4, 5 và tháng 6 thỉnh thoảng có xuất hiện gió khô nóng nhưng ít ảnh hưởng đến sản xuất. Hàng năm trong huyện phải hứng chịu lốc và gió bão nên ảnh hưởng không tốt

đến nông nghiệp.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Hệ thống sông ngòi trên địa bàn của Phúc Thọ gồm 3 sông: sông Hồng, sông

Đáy và sông Tích.

Sông Hồng chạy dọc ranh giới giữa huyện Phúc Thọ với huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, đoạn qua huyện có chiều dài khoảng 12 km. Dòng chảy hàng năm của sông Hồng vào khoảng 115 đến 137 tỷ m3 (dòng chảy trung bình năm khoảng 3.600 m3/s tại Sơn Tây). Ngoài ra, sông Hồng có hàm lượng phù sa tương đối lớn. Mùa lũ hàm lượng phù sa trung bình trên dưới 1,0 kg/m3 nước, ngày lớn nhất có thể đạt trên 5 kg/m3. Đây là nguồn phù sa bồi đắp cho đất sản xuất nông nghiệp vùng bãi của huyện Phúc Thọ.

Sông Đáy chạy dọc phần lãnh thổ phía Đông của huyện, bắt nguồn từ sông Hồng tại Hát Môn, qua Phúc Thọ chảy về Đan Phượng, nhưng lòng chính của sông

đã bị bồi lấp. Hiện nay, đã được khôi phục xây dựng dòng sông Đáy (trên địa bàn huyện gọi là kênh Cẩm Đình - Hiệp Thuận) để lấy nước phù sa tưới cho đồng ruộng, đã xây dựng từ đập Cẩm Đình đến cầu Phùng (địa phận xã Hiệp Thuận) dài 12 km. Đến cuối năm 2009, về cơ bản hệ thống kênh đào này đã hoàn thành.

Sông Tích Giang chạy cắt ngang phần lãnh thổ phía Tây huyện theo chiều từ

Tây Bắc xuống Đông Nam, đến địa phận Thuỷ Xuân Tiên (huyện Chương Mỹ) hợp lưu với sông Bùi. Cùng với sông Hồng, sông Tích là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời cũng là hệ thống tiêu thoát nước cho phần lớn các xã trong huyện.

Phúc Thọ chịu ảnh hưởng trực tiếp của chếđộ thuỷ văn sông Hồng. Đê sông Hồng có cao trình mặt đê 10,2 m, cao hơn mức báo động cấp II (7,4 m) 2,8 m. Mực nước các sông nội đồng đều có thể điều chỉnh bằng hệ thống các trạm bơm, tuy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 nhiên, các xã thuộc vùng phân lũ và chậm lũ chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ

dòng chảy sông Hồng, luôn có nguy cơ ngập lụt khi nước sông Hồng lên tới báo

động cấp III.

3.1.1.5. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên a, Tài nguyên đất

Theo như thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phúc Thọ

phân loại cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên là 11719,27 ha trong đó: + Đất nông nghiệp: 6478,99 ha

+ Đất phi nông nghiệp: 4715,11 ha + Đất chưa sử dụng: 525,17 ha.

(Nguồn: Phòng TN&MT huyện)

Đất đai của Phúc Thọ chủ yếu được phát triển trên nền phù sa được bồi và không

được bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng.

- Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (Pbe) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có diện tích 1.010,66 ha chiếm 8,62% diện tích tự nhiên. Chủ yếu nằm ngoài đê sông Hồng, và một phần diện tích trong đê thuộc vùng phân lũ. Hình thái phẫu diện đất thường có màu nâu tươi. Phân bốở các xã Cẩm Đình; Hiệp Thuận; Phương Độ; Vân Hà; Vân Nam; Vân Phúc và Xuân Phú.

Qua kết quả phân tích cho thấy: Đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt trung bình, phản ứng dung dịch đất ít chua (pHKCl = 4,8-5,75), độ bão hoà bazơ các tầng đất trên 60%. Hàm lượng chất hữu cơở tầng mặt khá (2,10 mg/100g đất) và giảm dần theo

độ sâu. Đạm tổng trung bình (0,095 - 0,157 mg/100g đất). Lân tổng số và kali tổng số

khá (0,081 - 0,124 mg/100g đất và 0,95 - 2,07 mg/100g đất). Lân dễ tiêu khá, kali dễ tiêu trung bình (10,2 - 14,4 mg/100g đất). Cation trao đổi và CEC trung bình.

Hướng sử dụng: Đất phù sa được bồi có độ phì khá, nhưng được phân bốở ngoài

đê, về mùa lũ thường hay bị ngập, đất thích hợp với trồng các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, song trong việc sử dụng loại đất này việc bố trí thời vụ phải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

- Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua (Pe)

Diện tích: 3.271,44 ha, chiếm 27,92% diện tích tự nhiên.

Đất nằm trong đê nên hàng năm không bị ảnh hưởng ngập lụt của sông Hồng.

Đây là loại đất phù sa màu mỡ, dung tích hấp thu và mức độ bão hòa bazơ cao. Phân bố ở các tất cả các xã trong huyện.

Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, phản ứng đất từ trung tính đến kiềm (pHKCl: 7,73-8,09). Hàm lượng chất hữu cơ rất nghèo (0,13-0,32 mg/100g đất). Đạm tổng số cũng nghèo (0,011-0,028 mg/100g đất). Lân tổng số từ trung bình đến giàu (0,080-0,114 mg/100g đất). Kali tổng số rất nghèo (0,26-0,53 mg/100g đất). Lân dễ tiêu rất giàu (33,60-57,20 mg/100g đất). Ngược lại kali dễ tiêu lại nghèo (3,10-4,40 mg/100g đất). Tổng cation kiềm trao đổi từ

cao đến rất cao (11,28-17,18 lđl/100g đất). Dung tích hấp thu trung bình (CEC: 11,64- 17,52 lđl/100g đất).

Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua là loại đất tốt, màu mỡ nên được sử

dụng rất đa dạng: lúa 2 vụ, lúa màu 2-4 vụ, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cây

ăn quả, rau đậu các loại… Đây là loại đất cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, cũng như tiềm lực sử dụng cao và đa dạng.

- Đất phù sa gley (Pg)

Diện tích: 2.220,59 ha, chiếm 18,95% diện tích tự nhiên.

Đất hình thành ởđịa hình thấp hoặc trũng khó thoát nước và được trồng lúa nhiều năm. Trong môi trường yếm khí, đất hình thành với đặc trưng quan trọng nhất là bị gley. Loại đất này phân bốở tất cả các xã.

Đất phù sa gley có thành phần cơ giới thịt nặng, phản ứng đất từ trung tính

đến kiềm (pHKCl: 6,35-7,64). Hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt trung bình (2,02- 2,58 mg/100g đất). Đạm tổng số tầng mặt trung bình đến giàu (0,145-0,179 mg/100g

đất), các tầng dưới hầu hết nghèo (0,011-0,056 mg/100g đất). Lân tổng số hầu hết giàu (0,131-0,269 mg/100g đất), chỉ có tầng đáy là trung bình và nghèo (0,054-0,083 mg/100g đất). Kali tổng số nghèo (0,65-0,96 mg/100g đất). Lân dễ tiêu rất giàu (45,60-65,20 mg/100g đất), chỉ có tầng đáy là nghèo (6,30-7,90 mg/100g đất). Kali dễ tiêu nghèo toàn phẫu diện (4,60-7,50 mg/100g đất). Tổng cation kiềm trao đổi rất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 cao (17,12-22,36 lđl/100g đất). Dung tích hấp thu trung bình đến cao (CEC: 18,01- 23,42 lđl/100g đất).

Đất phù sa gley thường có một thời gian nhất định bị ngập úng, nhiều nơi chỉ

trồng được 1 vụ lúa cho năng suất thấp và bấp bênh. Để nâng cao hiệu quả kinh tế cho loại đất này, cần chuyển hướng sản xuất theo hướng đa canh (cấy lúa, nuôi trồng thủy sản hoặc lúa-cá, lúa-vịt…) tại 1 số vùng chiêm trũng. Hệ thống canh tác trên đây đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt và không đòi hỏi vốn đầu tư lớn để cải tạo đất.

b. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt đang sử dụng của huyện chủ yếu lấy từ sông Hồng qua trạm bơm tưới phù sa. Nước sông Hồng có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, rất cần thiết cho cây, chất lượng tốt, rất thích hợp cho việc cải tạo đồng ruộng.

Sông Tích Giang vừa là nguồn cung cấp nước tưới quan trọng vừa là đường tiêu thoát nước của huyện.

Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có đủ tài liệu điều tra, khảo sát về trữ

lượng nước ngầm trên toàn huyện, nhưng theo kết quả khảo sát sơ bộ thì mực nước ngầm ở độ sâu khoảng 15 - 25 m, chất lượng khá tốt, có thể khai thác để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1.6. Đánh giá chung vềđiều kiện tự nhiên * Lợi thế:

Huyện có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực phát triển thành phố Hà Nội về phía Tây có hệ thống giao thông phát triển mạnh thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế với bên ngoài. Vì vậy, trong những năm tới Phúc Thọ sẽ phát triển thành một huyện có nền kinh tếđa dạng, phong phú với cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ thương mại hợp lý.

Phần lớn đất đai trong vùng là đất phù sa có chất lượng (độ phì nhiêu màu mỡ) khá tốt, cân đối về số lượng, địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao và độ

dốc hợp lý, làm cơ sở nền tảng cho phát triển các ngành kinh tế - xã hội, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 sáng tạo, văn minh, thanh lịch, tiếp thu nhanh với những cái mới và luôn biết gìn giữ, trân trọng bản sắc văn hoá dân tộc.

* Hạn chế:

- Khí hậu một số năm gần đây biến đổi thất thường, hàng năm còn bị úng lụt, một phần đất thấp trũng bị ngập. Nóng ẩm mưa nhiều tạo điều kiện cho sâu bệnh phá hoại mùa màng phát triển mạnh.

- Là huyện nằm trong kế hoạch xã lũ của sông Hồng khi mua mưa lũ nên một số xã ven sông Hồng, sông Đáy bịảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đồng thời gây khó khăn cho quá trình xây dựng và bố trí hệ thống mạng lưới dân cư.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện phúc thọ thành phố hà nội (Trang 42 - 49)