Lựa chọn các LUT có hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện phúc thọ thành phố hà nội (Trang 93 - 95)

3 Đất chưa sử dụng CSD 525,17 4,

3.4. Lựa chọn các LUT có hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất

dụng đất

3.4.1.La chn các loi hình s dng đất nông nghip có hiu qu

Trên cơ sởđánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại, lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp cho địa bàn nghiên cứu, từđó có những giải pháp cho việc sử

dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao.

Các LUT được lựa chọn phải đảm bảo về hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều hiện cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi... của vùng, phát huy được kinh nghiệm sản xuất của nông dân, đảm bảo được hiệu quả về môi trường, bảo vệ và cải tạo đât đai, giữđược tính đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước. Đây là những yêu cầu quan trọng trong chiến lược sử dụng đất hiệu quả và bền vững.

Các tiêu chí để la chn các loi hình s dng đất nông nghip có hiu qu là:

- Hiệu quả về mặt kinh tế: Loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm được thị trường chấp nhận.

- Hiệu quả về mặt xã hội: Tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao trình

độ canh tác và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

- Hiệu quả về mặt môi trường: Bảo vệđất tốt, nâng cao độ che phủđối với đất, bảo vệ nguồn nước...

Xuất phát từ kết quả đánh giá hiệu quả của các LUT trên địa bàn huyện Phúc Thọ chúng tôi nhận thấy:

Đối với LUT chuyên lúa tuy hiệu quả kinh tếđem lại thấp nhưng do vấn đề về đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho nhân dân và xã hội vẫn chấp nhận nên vẫn được lựa chọn. Tuy nhiên, định hướng trong những năm tới nên chuyển dần những diện tích lúa vùng úng trũng, có năng suất thấp, không ổn định sang nuôi trồng thủy sản.

Cũng do vấn đề an ninh lương thực nên LUT 2 lúa – màu cũng được lựa chọn. Bên cạnh đó sự luân canh cây trồng của LUT này giúp cho việc giảm bớt lượng sâu bệnh trong đất, giúp đất tơi xốp hơn, góp phần giúp tăng năng suất cây trồng. Qua đó, cũng giảm bớt lượng thuốc trừ sâu người dân sử dụng cho cây trồng, góp phần bảo vệ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84 môi trường. Nhưng hiệu quả kinh tế của LUT này chỉ ở mức trung bình nên định hướng trong những năm tới diện tích các LUT này sẽ không được mở rộng thêm.

LUT lúa – 2 màu cũng được lựa chọn. Bên cạnh đó sự luân canh cây trồng của LUT này giúp đất tơi xốp hơn, góp phần giúp tăng năng suất cây trồng. Qua đó, cũng giảm bớt lượng thuốc trừ sâu người dân sử dụng cho cây trồng, góp phần bảo vệ môi trường. LUT này cũng cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình (122,49 triệu

đồng/ha). Tuy nhiên, LUT này lại thu hút nhiều lao động (866,33 công/ha) và cho giá trị ngày công (143 nghìn đồng/công).

LUT chuyên rau màu tuy có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao do lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như lượng phân bón được người dân sử dụng cho LUT này là tương đối nhiều. Lượng thuốc BVTV dư thừa có thể bám lại trên lá, thân cây thậm trí trên quả, khi người và động vật ăn phải có nguy cơ bị ngộ độc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và nguy hại đến tính mạng. LUT này cũng cho hiệu quả

kinh tế ở mức trung bình (167,61 triệu đồng/ha). Tuy nhiên, LUT này lại thu hút nhiều lao động (852,83 công/ha) và cho giá trị ngày công (193 nghìn đồng/công),

đồng thời các loại rau là không thể thiếu trong thực phẩm của con người. Do đó, LUT này cũng được lựa chọn nhưng phải có biện pháp khuyến cáo người dân về

cách sử dụng thuốc BVTV sao cho hiệu quả cao về mặt môi trường đảm bảo vệ

sinh an toàn thực phẩm. Định hướng trong những năm tới diện tích LUT này sẽ được tăng dần và đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như tăng năng suất cây trồng.

LUT cây ăn quả có mức thu hút lao động tương đối lớn (789,06 công/ha) và thu nhập trung bình (302,54 triệu đồng/ha), có thị trường tiêu thụ rộng và cũng ít nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Do đó, các LUT này đều được lựa chọn và định hướng sẽ tăng thêm diện tích trong vài năm tới. Tuy nhiên, để phát triển các loại hình này đòi hỏi mức đầu tư tương đối lớn và phải áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ

thuật cao nên đòi hỏi phải có chính sách hỗ trợ cho người dân.

LUT nuôi trồng thủy sản ở những vùng đất trũng, ngập nước thường xuyên

được cải tạo để thả cá, loại hình sử dụng đất này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa điều tiết nguồn nước mặt và điều hòa môi trường sinh thái.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện phúc thọ thành phố hà nội (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)