Tổng quan về lễ hội Rã La

Một phần của tài liệu Truyền thuyết và lễ hội làng La (Hà Nội) : Luận văn ThS. Văn học (Trang 64 - 66)

Theo thường lệ, từ ngày mùng hai tháng Chạp năm trước (ngày Thánh hoá) bô lão làng La Cả (gồm hai thôn Ỷ La và La Nội) đã họp mặt tại đình để bàn định việc vào đám. Những ngày sau đó, ban tổ chức lễ hội sẽ tiến hành các công việc phục vụ cho lễ hội theo trình tự như sau:

Ngày mồng bốn : Các xóm cử người đi sửa sang đường làng ngõ xóm,

nhất là đoạn từ đình qua xóm Đằng Trên lên quán là đường đi của đám rước.

Ngày mồng năm: ngày này là ngày lấy quân (cắt cử, phân công người

rước kiệu, vác cờ…) cho đám rước. Các nam thanh niên, trung niên tự nguyện ghi tên vào danh sách “phục vụ nhà thánh”. Ban tổ chức hội quyết định cắt người vào các vai theo tuỳ tầm vóc, sức khoẻ của từng người và theo yêu cầu của các công việc trong đám rước.

Ngày mồng sáu: tập rước để chuẩn bị cho ngày vào đám chính thức.

Các vãi và các “thôn”, giáp thuộc bảy chùa chuẩn bị đuốc, đình liệu cho đám rước (mỗi chùa chịu trách nhiệm số đuốc đảm bảo cho một đoạn đường được phân công phụ trách).

Sáng mồng bảy: bắt đầu lễ hội bằng việc rước hương án, kiệu ông (tức

thành hoàng làng - Đương Cảnh Công) và hai kiệu Bà (Tuyên Nương và Chính Nương - phu nhân của thành hoàng làng) từ đình, nhập với long đình rước cỗ oản từ chùa Hoa Nghiêm lên quán. Trên kiệu ông có tấm da thật của con “ hổ lang vàng mép” được thửa đúng như trong tục truyền và đúng như

ghi chép trong thần phả. Bộ da hổ hiện nay do một người cung tiến trong dịp hội được mở vào đầu năm Quý Tỵ (1953).

Bắt đầu đám rước là một tiếng nổ lớn bằng thuốc pháo nhét trong một ống lệnh bằng gang đường kính 10cm dài 60cm (Chuông kẻ Sống, ống kẻ La, mõ kẻ Ngà, oản cầu Ngái - Tục ngữ)

Đám rước đi rất chậm. Trên đường đi đến đống Hùm mới được đánh trống nổi bát âm. Vào quán, kiệu ông được đặt ở gian giữa nhà tiền tế, hai kiệu Bà ở hai bên. Kiệu bà Cả vào trước rồi đến kiệu bà Hai, như thể để hai Bà vào dọn dẹp rồi mới đón kiệu Ông vào. Khi ra, kiệu hai Bà lại ra sau, như để thu dọn. Tiếp đó là lễ phụng nghinh xin đón các Ngài về Đền. Gần 10 giờ đêm đám rước mới về tới đình. Kiệu Ông lại được ở gian giữa, hai kiệu Bà được đặt ở hai gian bên. Quan viên hai thôn tiến hành tế an vị.

Từ ngày mồng tám đến ngày mười ba, buổi sáng diễn ra các tuần tế của

quan viên hai thôn. Buổi chiều, xung quanh khu vực đình diễn ra các trò chơi như: bắt vịt trên hồ, đào hố bịp mắt bắt lợn, bịp mắt đập niêu trên bãi rộng ven hồ, ở trong đình dân thôn theo nhau đến lễ giải và công đức .

Từ ngày mười bốn đến sáng hôm sau, diễn ra cảnh rã hội cao trào là trò diễn trò đánh bệt (diễn lại tích đánh hổ) nổi tiếng thể hiện được tinh thần thượng võ và đoàn kết. Trò diễn cùng với đám rước thánh giá hoàng cung đã thể hiện qui mô hoành tráng về tầm vóc. Lễ hội kết thúc vào sáng hôm sau .

Ngoài trò diễn đặc sắc đánh bệt, ngày mồng mười tháng giêng, khi dâng lễ cúng Thành hoàng còn có một tục hèm như sau: Khi thịt lợn, người ta lấy lưng bát tiết và cắt một mẩu đuôi còn lông, hai thứ trên đặt vào hai bát úp một rồi trôn xuống sau hậu cung (tục yểm mao huyết).Cũng cần kể thêm sự đồ sộ của đêm rước Thánh. Xẩm tối, sau chầu tế chung của quan viên hai thôn (tế phụng nghinh), bắt đầu lễ rước ngai của thành hoàng về đình. Đoàn rước huy động đến hơn hai trăm người tham gia đi trong ánh sáng của hàng trăm

cây đuốc và về tới tình khoảng mười một giờ đêm. Trong đám rước ngoài số lượng người rất nhiều còn có xe giá rước: trống đại, một kiệu Ông, hai kiệu Bà, một long đình, hai hương án, một bàn độc, một bộ thần mã và rợp trời cờ quạt, tàn lộng đèn lồng, đình liệu. Kiệu Bà do chân kiệu nữ khiêng. Số chân kiệu cả nam lẫn nữ có lần lên đến ngót hai trăm người. Dân cả tổng, cả huyện kéo đến xem đông như một rừng người .

Một phần của tài liệu Truyền thuyết và lễ hội làng La (Hà Nội) : Luận văn ThS. Văn học (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)