Những dấu vết của lễ hội nông nghiệp

Một phần của tài liệu Truyền thuyết và lễ hội làng La (Hà Nội) : Luận văn ThS. Văn học (Trang 93 - 121)

Bên cạnh sự tôn sùng, ngưỡng mộ và cả lòng biết ơn thành kính đối với các vị anh hùng lịch sử và anh hùng văn hóa, nhân dân các làng La Cả, La Dương, La Phù còn gửi gắm những cầu mong và ước nguyện của mình trong các lễ hội. Đó là họ cầu mong thần thánh che chở và phù hộ cho con người được mạnh khỏe, mùa màng được bội thu. Những niềm tin và ước nguyện đó đã được người xưa biểu hiện bằng một loạt những nghi lễ và tục hèm trong lễ hội. Theo dõi các nghi lễ, trò diễn trong lễ hội ở La Cả, La Dương, La Phù, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra những dấu vết của lễ hội nông nghiệp ẩn chứa trong lễ hội về người anh hùng.

Trong lễ hội Rã La (La Cả), đêm cuối cùng của lễ hội, người ta diễn lại trò săn hổ (gọi là đánh bệt) để vừa là diễn lại tích xưa, tưởng nhớ lại chuyện thành hoàng làng Đương Cảnh đã đánh chết con “hổ lang vàng mép” để giữ yên cuộc sống cho dân làng nhưng đồng thời cũng là để cho trai gái gặp gỡ nhau nhằm cầu mong cho năm tới được “nhân khang vật thịnh”. Đây là dấu vết của tín ngưỡng phồn thực còn lưu lại trong lễ hội Rã La. Về trò diễn này

hiện nay có hai luồng ý kiến trái ngược nhau: luồng ý kiến phổ biến nhất cho rằng đây là dấu vết của tín ngưỡng phồn thực, luồng ý kiến thứ hai cho rằng đây là lễ thức đánh bệt, không có yếu tố phồn thực, trong lễ hội có lúc tắt đèn nhưng chỉ là chuyển ngai thánh chứ không phải là để cho trai gái tự do đùa nghịch.

Để hiểu rõ về vấn đề này, trong quá trình điền dã chúng tôi đã gặp gỡ và hỏi các cụ già trong làng về trò đánh bệt và tục tắt đèn trong đêm Rã La. Theo các cụ kể thì lễ hội Rã La ngày xưa và hiện nay vẫn diễn trò đánh bệt và tắt đèn, đuốc, tuy nhiên các sự việc trong đêm khi tắt đuốc thì có khác nhau. Ngày nay xã hội văn minh hơn nên khi tắt đèn, đuốc thì không có hiện tượng trai gái đùa nghịch nhau. Các cụ có kể, trước kia các cụ đã từng nghe kể lại, trong đêm rã đám hội La (Rã La) khi diễn trò đánh bệt thì tất cả đèn, đuốc đều tắt (tắt từ hai đến ba tiếng), lúc đó đình làng còn rậm rạp nhiều cây cối. Lúc này trai gái tự do gặp gỡ nhau, hoặc trong quá trình đuổi đánh bệt (trong đêm tối) thì trai gái cũng va chạm vào nhau, gọi là săn hổ nhưng thực ra đây là lúc trai gái tự do đi tìm nhau, ai bắt ai, ai đuổi ai cũng mặc. Đây là đêm “tháo khoán” nam nữ được tự do bình đẳng không cần giữ thứ bậc, lễ giáo. Đêm tắt đèn và trò trai gái tự do đùa nghich là tục bắt buộc phải có của hội Rã La, các cụ bảo rằng tục này sẽ làm cho mùa màng sinh sôi, nảy nở, tươi tốt vì sinh lực của con người truyền xuống đất, đất lại truyền lại cho cây cối. Tục tắt đèn này ở La Cả không phải là độc nhất. Tục này chúng ta còn thấy ở trong lễ hội làng Niệm Thượng (Bắc Ninh), làng Đan Nhiễm (Hà Bắc). Như chúng ta đã biết, trong điều kiện xã hội Việt Nam thời xưa, thiếu trang thiết bị sản xuất, cộng thêm với thiên tai khắc nghiệt gây ra, con người bất lực đẫn đến mùa màng rất thất thường. Kết quả của sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên. Chính vì vậy nhu cầu về việc cầu mong sự sinh sôi nảy nở ở cây trồng của họ là rất lớn. Trước những bất lực về người, về trời họ đành trông chờ vào sự giúp đỡ của

thần linh. Điều này dẫn đến các nghi thức, tín ngưỡng để cầu mùa.

Bên cạnh các yếu tố phồn thực, việc diễn lại tích trò đánh bệt cũng là thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên của cư dân lúa nước nói chung và người dân La Cả xưa nói riêng. Từ thủa khai làng mở ấp, người Việt cổ từ vùng núi cao tiến về đồng bằng, khai phá rừng rậm để trồng trọt, định cư. Họ phải chinh phục thiên nhiên. Trong cuộc chinh phục đó con người phải chống cả kẻ thù bốn chân, mà hổ là biểu tượng chung cho thú dữ. Trong quan niệm của người Việt cổ, hổ còn thể hiện là của Âm, của Đất. Đánh hổ còn thể hiện là sự mở mang đất đai, bắt đất qui phục để phát triển làm ăn. Thắng hổ là khát vọng mạnh mẽ, muôn đời của cư dân nông nghiệp.

Như vậy dấu vết của tín ngưỡng phồn thực trong lễ hội nông nghiệp đã quá rõ ràng. Tuy nhiên ngày nay để nhận ra những dấu vết đó thì quả là khó bởi vì những biểu hiện về hành vi của tục hèm nay đã khác xưa. Nó chỉ tồn tại trong kí ức và dấu vết duy nhất còn lại là hiện tượng tắt đèn. Đây là lớp trầm tích văn hóa đã bị mờ đi bởi những biến đổi của thời gian và xã hội. Có lẽ chính bởi điều này mà hội Rã La là hội vui nhất trong vùng như câu ca dao vẫn hằng truyền tụng, mặc dù qui mô hoành tráng của lễ hội Rã La chưa chắc đã bằng các lễ hội chùa Thầy, hội Đăm, hội Giá

“Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy Vui thì vui vậy, chẳng tày Rã La”.

Ngoài ra lễ hội Rã La còn có tục “yểm mao huyết”. Theo chúng tôi đây cũng là một dấu vết của tín ngưỡng nguyên thủy. Người ta tin rằng yểm như vậy thì mọi tà ma sẽ không dám đến quẫy nhiễu do vậy cây cối và con người được yên ổn để sinh sôi, nảy nở, phát triển.

Lễ hội làng La Dương với lễ tam sinh và lễ rước trâu: kiệu một con trâu trắng thui sạch, trát tiết đỏ khắp mình ra đình làm tế. Người ta tin rằng cùng với các nghi lễ khác, lễ tam sinh và lễ rước trâu sẽ cầu xin được thành hoàng

làng che chở và giúp cho dân làng được nhân khang vật thịnh. Theo chúng tôi, đây không chỉ đơn thuần là một nghi lễ bình thường mà là tàn dư, dấu vết của nghi lễ hiến sinh trong lễ hội cầu mùa còn rơi rớt lại.

Cũng giống như lễ hội La Dương, lễ hội La Phù với tục rước lợn cũng rất độc đáo. Tuy nhiên đây cũng không chỉ là nghi lễ bình thường. Nó là nghi lễ hiến vật (hiến sinh), một dấu vết của lễ cầu mùa của người xưa còn lưu lại trong lễ hội. Với hình thức hiến vật này người ta tin rằng thần sẽ phù hộ cho con người sinh sôi phát triển và mùa màng sẽ bội thu.

Như vậy, rõ ràng trong lễ hội tưởng nhớ người anh hùng lịch sử, người anh hùng văn hóa có dấu vết của nhiều loại hình tín ngưỡng khác nhau của lễ hội nông nghiệp. Điều này cho thấy nguồn gốc ban đầu của các lễ hội về người anh hùng là những lễ hội nông nghiệp. Bởi, theo qui luật, lễ hội nông nghiệp có trước lễ hội về người anh hùng có sau, nhưng rồi trải qua thời gian, theo sự phát triển và biến đổi của xã hội các hình thái của lễ hội cũng có những thay đổi. Việc tồn tại hai nghi thức này trong một lễ hội đã cho thấy dấu vết của sự “anh hùng hóa” một lễ hội nông nghiệp. Trường hợp này không phải là hiếm thấy. Nó là một hiện tượng phổ biến trong lễ hội ở Hà Tây (cũ) nói riêng và đồng bằng Bắc bộ nói chung. Vấn đề này tác giả Hồ Sĩ Vịnh có viết : “Trong lễ hội cổ truyền Hà Tây còn lắng đọng những tín ngưỡng rất cổ xưa, mà trên lát cắt đồng đại, chúng ta thấy đó là những trò diễn, những nghi thức, những tục hèm. Đó là tín ngưỡng cầu mưa của cư dân nông nghiệp, đó là tín ngưỡng thờ mặt trời. Những tín ngưỡng dân dã này ẩn khuất trong những lớp văn hóa, khiến chúng ta khó nhận ra diện mạo ban đầu”.[79, tr.15]. Hiện tượng đan xen lễ hội nông nghiệp và lễ hội lịch sử cho thấy trong quá trình lịch sử dân tộc, nhiều lễ hội nông nghiệp vốn xuất hiện từ rất sớm đã dần dần được chắp thêm một lớp ý nghĩa nữa là lễ hội tưởng niệm, ca ngợi các anh hùng. Về vấn đề này, đúng như Giáo sư Ngô Đức Thịnh đã nhận xét:

“Thế mới biết là lễ hội người Việt từ bao đời nay đã tắm mình trong dòng sông lịch sử cuồn cuộn chảy qua các mốc chiến thắng lẫy lừng, nó bị lịch sử hoá để từ những nghi thức, lễ nghi nông nghiệp khuôn theo nhịp điệu thời gian tuần hoàn của công việc nhà nông, của làng xã cất mình vươn tới những ngày hội lịch sử toả rộng ra cả quốc gia, bén rễ sâu hơn vào tâm thức của cộng đồng: yêu nước, dựng nước và giữ nước”. [67, tr.31-32].

Tiểu kết chƣơng 3.

Lễ hội Rã La ở La Cả, lễ hội Tam vị Minh Tuất đại vương ở La Dương và lễ hội rước lợn ở La Phù. đều là những lễ hội lớn, độc đáo. Ba lễ hội này đều là lễ hội tưởng nhớ các bộ tướng của Hùng Vương. Nhìn bề mặt các lễ hội này được tổ chức theo công thức của các nghi lễ thờ thành hoàng làng ở đình. Tuy nhiên nhìn vào bề sâu, có thể thấy ở cả ba lễ hội vẫn dung chứa và đan xen trong nó những nghi lễ, tín ngưỡng của lễ hội nông nghiệp. Đó là là tín ngưỡng phồn thực, nghi lễ hiến sinh. Chính sự đan xen này cho thấy những lễ hội này là một “phức thể” nhiều tầng lớp, những tín ngưỡng cổ xưa vẫn song tồn cùng những lớp tín ngưỡng mới xuất hiện. Các lớp trầm tích văn hóa đó cho phép chúng ta đoán định về diện mạo văn hóa tinh thần của người dân nơi đây đã bị lớp bụi thời gian bao phủ. Hơn thế nữa, sự biến đổi này cũng cho ta thấy nguyên thủy của các lễ hội này là lễ hội nông nghiệp sau đó, theo thời gian nó đã biến đổi thành lễ hội tưởng nhớ người anh hùng lịch sử văn hóa.

Lễ hội Rã La ở La Cả là một hiện tượng đáng chú ý. Trong lễ hội này có tục đánh bệt đã gây nhiều tranh luận trái ngược nhau về có hay không có tín ngưỡng phồn thực. Giải quyết được mâu thuẫn này, giải mã được ẩn số trong đêm Rã La chúng ta sẽ nhận ra được một qui luật biến đổi của lễ hội. Nhìn vào bề mặt của trò diễn đánh bệt hiện nay thì không có yếu tố phồn thực, tuy nhiên nhìn vào bề sâu, dấu vết tắt đèn và sự truyền tụng trong dân

gian thì chúng ta sẽ nhận ra những dấu vết của tín ngưỡng phồn thực. Điều này cho thấy, sự phát triển của xã hội, trong đó có sự nhận thức của con người đã làm thay đổi và biến dạng những tập tục nghi lễ nguyên thủy. Sự thay đổi này, lâu dài sẽ dẫn đến những thay đổi về hình thức và bản chất của lễ hội.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Các làng La Cả, La Dương, La Phù được hình thành từ thời đại Hùng Vương. Đây là một vùng văn hóa cổ hiện còn lưu giữ được rất nhiều di tích lịch sử - văn hóa. Trong số các di tích lịch sử văn hóa thì đình làng và miếu, quán là những di tích lịch sử có từ rất sớm. Và các di tích này gắn liền với tên tuổi và những chiến công của các thành hoàng làng. Đó là những anh hùng lịch sử, văn hóa có nhiều công lao trong sự nghiệp mở làng, giữ nước. Với những truyền thuyết được lưu truyền và lễ hội được tổ chức hàng năm ở nơi đây đã phần nào phản ánh được thái độ, tình cảm của nhân dân các làng La Cả, La Dương, La Phù với các vị anh hùng lịch sử, văn hóa của dân tộc, quê hương. Đó cũng chính là đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

2. Truyền thuyết về các thành hoàng làng La Cả, La Dương, La Phù vừa được lưu truyền trong dân gian vừa được ghi chép trong các thần tích thần sắc. Những truyền thuyết này đã thể hiện được niềm tôn vinh, ngưỡng mộ của nhân dân nơi đây đối với thành hoàng làng. Về cốt truyện, các truyền thuyết về các thành hoàng làng La Cả, La Dương, La Phù chịu ảnh hưởng của thần tích thần sắc kể về cuộc đời của nhân vật anh hùng từ lúc sinh ra rồi trưởng thành và chết đi, thậm chí cả sau khi chết. Về kết cấu, những truyền thuyết về các thành hoàng làng La Cả, La Dương, La Phù đều được cấu tạo bởi các motif điển hình của truyền thuyết như: sinh đẻ thần kì, tài năng và phép lạ, ngài hóa, vinh phong gia phong, các tục húy kị, hiển linh âm phù. Những motif này một mặt làm nên tính kì diệu của truyền thuyết, tăng sức hấp dẫn lôi cuốn người đọc người nghe và mặt khác nó cũng ẩn chứa nhiều điều thú vị về lịch sử, văn hóa của những làng quê đã sản sinh ra nó.

3. Lễ hội Rã La ở La Cả, lễ hội rước trâu trắng ở La Dương và lễ hội rước lợn ở La Phù đều là những lễ hội lớn, độc đáo. Ba lễ hội này đều là lễ hội

tưởng nhớ các bộ tướng của Hùng Vương. Nhìn bề mặt các lễ hội này được tổ chức theo công thức của các nghi lễ thờ thành hoàng làng ở đình. Tuy nhiên nhìn vào bề sâu, có thể thấy ở cả ba lễ hội vẫn dung chứa và đan xen trong nó những nghi lễ, tín ngưỡng của lễ hội nông nghiệp. Đó là tín ngưỡng phồn thực, nghi lễ hiến sinh. Chính sự đan xen này cho thấy lễ hội Rã La ở La Cả, lễ hội rước trâu trắng ở La Dương và lễ hội rước lợn ở La Phù là môt “phức thể” nhiều tầng lớp, những tín ngưỡng cổ xưa vẫn song tồn cùng những lớp tín ngưỡng mới xuất hiện về sau như những vỉa quặng. Những trầm tích văn hóa đó cho phép chúng ta đoán định về diện mạo văn hóa tinh thần của người dân nơi đây đã bị lớp bụi thời gian bao phủ. Hơn thế nữa, sự biến đổi này cũng cho ta thấy nguyên thủy của các lễ hội này là lễ hội nông nghiệp sau đó, theo thời gian nó đã biến đổi thành lễ hội tưởng nhớ người anh hùng lịch sử văn hóa. Đây cũng là qui luật phổ biến của các lễ hội ở Hà Tây (cũ) nói riêng và ở đồng bằng Bắc bộ nói chung.

4. Trong ba lễ hội ở La Cả, La Dương, La Phù thì lễ hội Rã La ở La Cả là một hiện tượng đáng chú ý. Trong lễ hội này có tục đánh bệt đã gây nhiều tranh luận trái ngược nhau về có hay không có tín ngưỡng phồn thực. Giải quyết được mâu thuẫn này, giải mã được ẩn số trong đêm Rã La chúng ta sẽ nhận ra được một qui luật biến đổi của lễ hội. Nhìn vào bề mặt của trò diễn đánh bệt hiện nay thì không có yếu tố phồn thực, tuy nhiên nhìn vào bề sâu, dấu vết tắt đèn và sự truyền tụng:

“Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy Vui thì vui vậy, chẳng tày rã La”.

thì chúng ta sẽ nhận ra những dấu vết của tín ngưỡng phồn thực. Điều này cho thấy, sự phát triển của xã hội, trong đó có sự nhận thức của con người đã làm thay đổi và biến dạng những tập tục nghi lễ nguyên thủy. Sự thay đổi này, lâu dài sẽ dẫn đến những thay đổi về hình thức và bản chất của lễ hội.

5. Nghiên cứu về truyền thuyết và lễ hội tưởng nhớ các vị thành hoàng làng ở La Cả, La Dương, La Phù chúng tôi nhận ra một thực tế là nhu cầu về tín ngưỡng của nhân dân hiện nay đang trỗi dậy mạnh mẽ. Việc hướng tới cội nguồn, việc hòa nhập vào khối cố kết cộng đồng làng xã như một nhu cầu mạnh mẽ của người dân khiến cho việc bảo tồn các di tích vật thể, giữ gìn di sản phi vật thể và việc khôi phục lễ hội cổ truyền đang đặt ra những yêu cầu cấp bách. Giải quyết những yêu cầu đặt ra là việc làm của các cơ quan chức

Một phần của tài liệu Truyền thuyết và lễ hội làng La (Hà Nội) : Luận văn ThS. Văn học (Trang 93 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)