2.1. Khảo sát truyền thuyết về các thành hoàng làng La Cả, La Dƣơng, La Phù. La Phù.
Nguồn gốc và nội dung các truyền thuyết. 2.1.1.1 Nguồn gốc tƣ liệu
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu truyền thuyết về các nhân vật Đương Cảnh Công (thành hoàng làng La Cả), Tam vị Minh Tuất đại vương (thành hoàng làng La Dương), Tĩnh Quốc Tam Lang (thành hoàng làng La Phù) ở các nguồn tư liệu sau:
- Truyền thuyết về các nhân vật Đương Cảnh Công - thành hoàng làng La Cả, Tam vị Minh Tuất Đại Vương - thành hoàng làng La Dương, trong cuốn
Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Dương Nội của Đảng bộ
xã Dương Nội do Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây cấp phép và phát hành tháng 5 năm 2003.
- Truyền thuyết về Tam vị Minh Tuất Đại Vương trong Thần tích - thần sắc làng La Dương (Tư liệu viện Hán Nôm mã số TT - TS FQ418/ II, 54).
- Truyền thuyết về Đương Cảnh Công, trong cuốn Tục tắt đèn đêm hội Rã La, Yên Giang, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội 2007.
- Truyền thuyết về Tĩnh Quốc Tam Lang trong cuốn Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã La Phù, do Sở Văn hóa thông tin và truyền
thông cấp phép và phát hành tháng 7 năm 2008.
- Thần tích thành hoàng Tĩnh Quốc Tam Lang bản dịch của cụ Lê Trinh Tường, giảng viên Hán Nôm trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, bản dịch này do cụ Cựu ở La Tinh cung cấp.
2.1.1.2 Nội dung các truyền thuyết.
1. Truyền thuyết về Đƣơng Cảnh Công.
Bảng 2.1.1.2.1 Truyền thuyết về Đương Cảnh Công
Nguồn gốc tƣ
liệu Sự ra đời Tài đức và hành trạng
Hóa thân Vinh phong Thờ cúng, húy kị
Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Dương Nội
Người mẹ thấy một khối hào quang từ thần vị bay ra như sao xa vào miệng rồi có mang.
Theo học Tản Viên Sơn Thánh.
Là người tài năng trí dũng, làm gia thần của Thánh Tản Viên.
Kết duyên với hai tiên nữ Xin vua Hùng cho đi diệt hổ và tổ chức nhân dân diệt hổ. Giết chết hổ lang vàng mép
Dải lụa hồng cuốn hai bà vợ tiên đi. Ngài buồn bã cưỡi ngựa băng ngàn đi không về nữa. Đô đốc linh ứng đại vương Thờ làm thành hoàng Gọi cảnh là kiểng. Tục tắt đèn
đêm hội Rã La Người mẹ thấy một khối hào quang từ thần vị bay ra như sao xa vào miệng rồi có mang.
Theo học Tản Viên Sơn Thánh.
Là người tài năng trí dũng, làm gia thần của Thánh Tản Viên.
Kết duyên với hai tiên nữ Xin vua Hùng cho đi diệt hổ và tổ chức nhân dân diệt hổ. Giết chết hổ lang vàng mép
Dải lụa hồng cuốn hai bà vợ tiên đi. Ngài buồn bã cưỡi ngựa băng ngàn đi không về nữa.
Đô đốc linh
ứng đại vương Thờ làm thành hoàng Gọi cảnh là kiểng.
2. Truyền thuyết về Tam vị Minh Tuất Đại Vƣơng.
Bảng 2.1.1.2.2 Truyền thuyết về Tam vị Minh Tuất Đại Vương
Nguồn gốc tƣ
liệu Sự ra đời Tài đức và hành trạng
Hóa thân Vinh phong Hiển linh âm phù Thờ cúng, húy kị Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Dương Nội
Hai vợ chồng ông lão đánh cá phúc đức nhưng hiếm muộn được ba vị thủy thần đầu thai làm con (bà vợ mơ thấy đám mây sa vào rồi có
mang).
Ba người lớn lên giỏi văn, võ.
Ba người lên kinh ứng tuyển. Một người được phong làm chỉ huy sứ, hai người còn lại được phong làm tả - hữu tướng quốc. Đánh tan quân Thục Đám mây vàng như giải lụa cuốn ba ông ra đến giữa sông Nhuệ thì hóa Bản cảnh thành hoàng Minh Tuất đại vương Giúp vua Đinh Tiên Hoàng, Trần Thái Tông, Lê Thái Tổ đánh giặc Thần tích – thần sắc làng La Dương
Hai vợ chồng ông lão đánh cá phúc đức nhưng hiếm muộn được ba vị thủy thần đầu thai làm con (bà vợ mơ thấy đám mây sa vào rồi có
mang).
Ba người lớn lên giỏi văn, võ.
Ba người lên kinh ứng tuyển. Một người được phong làm chỉ huy sứ, hai người còn lại được phong làm tả - hữu tướng quốc. Đánh tan quân Thục Đám mây vàng như giải lụa cuốn ba ông ra đến giữa sông Nhuệ thì hóa Bản cảnh thành hoàng Minh Tuất đại vương Giúp vua Đinh Tiên Hoàng, Trần Thái Tông, Lê Thái Tổ đánh giặc Đọc chữ Minh là Miêng, Tuất là Tiết, Hiển là HIểu, Oanh là Vinh
3. Truyền thuyết về Tĩnh Quốc Tam Lang
Bảng 2.1.1.2.3 Truyền thuyết về Tĩnh Quốc Tam Lang
Nguồn gốc
tƣ liệu Sự ra đời Tài đức và hành trạng Hóa thân Vinh phong
Hiển linh âm phù Thờ cúng, húy kị Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã La Phù Hai vợ chồng Vương Thanh sống phúc đức đã già mà không có con. Sơn thần báo mộng có chàng ba nhà vua Hùng sẽ đầu thai. Bà vợ ngủ mơ thấy có sao sa xuống bụng rồi mang thai. Ngày 7 tháng giêng năm Nhâm ngọ, bà sinh một chú bé thiến tư dĩnh ngộ, tướng mạo khác người.
Mười sáu tuổi thân hình cao lớn, sức học tinh thông, siêng học binh thư và võ nghệ.
Vua Hùng chọn người tài, chàng ra thi tài văn võ và được vua chọn làm quan và phong chức Tướng quân chỉ huy sứ.
Thục Phán tiến quân cướp ngôi vua, Vương Tính được trời giúp đỡ đã đánh tan quân Thục.
Mây đen kéo đến đầy trời, ngày như đêm. Bỗng nhiên trên trời bay xuống một đám mây vàng như hình một tấm lụa hạ xuống đưa Vương Tĩnh lên trời Thưởng đẳng phúc thần, chức Tĩnh Quốc công đại vương. Giúp vua Trần Thái Tông đánh thắng quân Nguyên Giúp vua Lê Thái Tổ đánh thắng quân Minh. Kiêng dùng chữ Tĩnh vì là tên úy của Ngài Thần tích thành hoàng Tĩnh Quốc Tam Lang Hai vợ chồng Vương Thanh sống phúc đức đã già mà không có con. Sơn thần báo mộng có chàng ba nhà vua Hùng sẽ đầu thai. Bà vợ ngủ mơ thấy có sao sa xuống bụng rồi mang thai. Ngày 7 tháng giêng năm Nhâm ngọ, bà sinh một chú bé thiến tư dĩnh ngộ, tướng mạo khác
Ba tuổi nói được điều hay, biết những điều lễ nghĩa, mới nghe đã học được những điều hay, nghe âm thanh đã phân biệt được tiếng nhạc.
Bảy tuổi đi học, học một lượt là hiểu, giỏi văn chương và binh thư. Vua Hùng chọn người tài, chàng ra thi tài văn võ và được vua chọn làm quan và phong chức Tướng quân chỉ huy sứ.
Thục Phán tiến quân cướp ngôi vua,
Mây đen kéo đến đầy trời, ngày như đêm. Bỗng nhiên trên trời bay xuống một đám mây vàng như hình một tấm lụa hạ xuống đưa Vương Tĩnh lên trời Thưởng đẳng phúc thần, chức Tĩnh Quốc công đại vương. Tam lang hộ quốc an dân Giúp vua Trần Thái Tông đánh thắng quân Nguyên Giúp vua Lê Thái Tổ đánh thắng quân Minh.
Nhận xét
Qua so sánh đối chiếu nội dung các truyền thuyết kể về các thành hoàng làng La Phù, La Cả, La Dương, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau :
-Nội dung các bản kể về các vị thành hoàng tương đối giống nhau. Cụ thể là hai bản kể về nhân vật Đương Cảnh Công là giống nhau, các bản kể về Tam vị Minh Tuất Đại Vương và Tĩnh Quốc Tam Lang có khác nhau chút ít ở phần kể về các húy kị. Việc các bản kể khác nhau như vậy cho thấy kết cấu lỏng lẻo của truyền thuyết. Đó là kết cấu của truyền thuyết có thể thêm bớt một số motif. Đây cũng là một hiện tượng phổ biến của tác phẩm văn học dân gian.
-Các yếu tố thần kì trong các câu chuyện không có nhiều, chủ yếu tập trung ở phần lai lịch với việc sinh đẻ thần kì và hóa thân về trời của các nhân vật. Đây chính là một motif điển hình của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thể loại truyền thuyết.
2.2. Phân tích ý nghĩa của một số motif cơ bản
Hiện nay có nhiều ý kiến về khái niệm motif. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng cách hiểu khái niệm motif của nhóm tác giả Từ điển thuật ngữ văn học xuất bản năm 1993. Theo từ điển này: “Motif” gọi là “mẫu đề”(do người Trung quốc phiên âm chữ motif trong tiếng Pháp) có thể chyển thành các từ: khuôn, dạng hoặc kiểu trong tiếng Việt nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong sáng tác văn học nghệ thuật dân gian”. [30, tr.136]
Motif sinh nở thần kì.
Motif sinh nở thần kì là motif có nhiều trong truyện cổ Việt Nam và trên thế giới. Đặc biệt trong hai thể loại truyện cổ tích và truyền thuyết thì số lượng tác phẩm và nhân vật có lai lịch thần kì còn nhiều hơn cả số lượng tác phẩm và nhân vật có lai lịch bình thường. Với truyện cổ, người ta coi việc
xuất hiện khác thường trong sinh nở của nhân vật như là một điềm báo về một cuộc đời có nhiều đặc biệt, phi thường của nhân vật.
Truyền thuyết về Đương Cảnh Công ở làng La Cả có kể lại rằng:
“ ... đời Hùng Duệ vương ở đạo Hải Dương, phủ Thượng Hồng, huyện Đường Hào, làng Sài Trang có người con gái họ Trần tên là Thị Châu, tuổi vừa 18. Nhà vốn lấy công việc nhuộm vải làm nghề kiếm sống. Một lần bà Châu lên Đại La trang, Kì La khu thuộc huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây, thấy có mở lễ hội, tế lễ hát chèo, bèn ở lại xem. Đến tối tạm nghỉ ở hành lang miếu đó. Khoảng nửa đêm chợp mắt bỗng thấy một khối háo quang từ thần vị bay ra như ngôi sao sa chui vào miệng. Bà liền nuốt đi. Lúc sau tỉnh dậy thấy làm sự lạ. Từ đó về nhà bà có mang. Ngày mồng 10 tháng Giêng năm Giáp Dần bà sinh được một nam tử, thiên tư đĩnh ngộ, diện mạo khôi ngô” [102, tr. 326].
Còn truyền thuyết làng La Phù có kể lại rằng: “ Ở đạo Sơn Nam Hạ, làng Chảy có nhà họ Vương lấy huý là Thanh, mấy đời tu nhân tích đức giúp người nghèo, khốn khó, sánh duyên với người cùng quận là bà huý Nguyễn Thị Phẩm, con nhà dòng dõi trâm anh. Ông làm nghề thuốc, cả hai ông bà đều có đức hạnh, nhân từ, sống rất hạnh phúc chỉ buồn một nỗi là tuổi cao mà chưa có con…Một đêm, bà nằm mộng thấy một ông thần núi đứng ở đầu giường bảo rằng: “Nhà ngươi có đức, trời đã biết cho, về sau này sẽ cho đệ tam lang xuất thế, chớ có lo gì””. Nói xong thần vụt biến mất. Từ đấy, bà Nguyễn mang thai. Đến năm Nhâm Ngọ, ngày bảy tháng Giêng sinh được một cậu con trai thiên tư dĩnh ngộ (khôi ngô tuấn tú), thể mạo khác thường ...” [103, tr. 56-57].
Truyền thuyết làng La Dương kể về thành hoàng Minh Tuất Đại Vương như sau : “Vào đời Hùng Nhuệ Vương, ở trang Châu Cầu, huyện Kim Bảng, phủ Lý Nhân có hai vợ chồng Hàn Hiển và bà Đào Thị Oanh, nhà nghèo, chuyên sống bằng nghề đánh cá, chăm chỉ làm ăn, hiền lành phúc đức. Một hôm, hai vợ chồng đánh cá ở dòng Tiểu Giang (tức sông Nhuệ), kéo lưới lên
được ba mươi nén vàng. Từ đó ông bà trở nên giàu có, nhưng hiềm nỗi gần năm mươi tuổi mà chưa có con trai. Ông bà dành phần lớn số vàng đó đi làm phúc, giúp đỡ người nghèo và cung tiến cho các chùa, miếu.
Ông bà đi cầu tự ở nhiều nơi nhưng không có kết quả. Một lần, ông bà đến chùa Thiên Vũ, làng La Nhuế cầu tự. Đêm đến, họ nghỉ tại nhà mẫu của chùa. Canh ba, bà Oanh mơ thấy ba người mặc áo đỏ, hình rồng dị dạng khác thường, tự xưng là quan thủy thần, biết ông bà muộn con, lại ăn ở phúc đức hiền lành, xin đến làm con ông bà vào giờ Mùi năm Nhâm Tuất.
Sáng hôm sau, bà Oanh nói về giấc mộng với ông Hiển. Hai người làm lễ tạ rồi ra về. Ra đến Minh Miếu (miếu của làng La Nhuế) thì trời đổ mưa bão, tối tăm mù mịt. Từ trên trời có đám mây sà vào bà Oanh. Vợ chồng phải vào miếu trú tạm. Bước vào cửa miếu thấy phía trên hiện bốn chữ “Linh Linh thuỷ quan”, họ bèn khấn thần linh. Bỗng có ba phiến hào quang sà vào người bà Oanh. Bà sợ quá ngất đi. Trong giấc ngủ lại thấy có ba người con trai từ bên giếng Tả (giếng Phỗng) đi lên, ra phía sau miếu, tự xưng là Thuỷ quan tướng quân, phụng mệnh triều đình vào đầu thai. Tỉnh dậy bà Oanh kể lại cho ông Hiển nghe. Ông Hiển cho là điềm hay, làm lễ tạ rồi hai người xuống thuyền về nhà.
Từ đấy, bà Oanh có mang. Đến năm Nhâm Tuất, tháng Giêng, ngày 11, bà sinh ra một bọc ba người con trai khôi ngô. Ông bà đặt tên các con là: Minh, Tuất, Tam Lang”. [102, tr.329].
Như trên đã nêu, sự sinh nở thần kì này không phải là điều hiếm thấy trong kho tàng truyện cổ dân gian thế giới và Việt Nam, đặc biệt là với truyền thuyết. Về hiện tượng này PGS - TS Nguyễn Bích Hà trong công trình Thạch
Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam á đã
có nhận xét “Nó phổ biến đến mức, trong truyện cổ tích sự ra đời thần kì dường như còn nhiều hơn và quen thuộc hơn là sự ra đời bình thường của các nhân vật” [28, tr41]. Cũng trong công trình này tác giả đã thống kê được 10 dạng thức ra đời thần kì như sau:
a. Đứa trẻ ra đời do thiên nhiên cảm ứng
b. Đứa trẻ ra đời do người mẹ ăn hoặc uống phải dị vật c. Đứa trẻ ra đời do người mẹ uống nước đựng trong dị vật d. Đứa trẻ ra đời do người mẹ nằm mộng
e. Đứa trẻ ra đời do người mẹ kết hợp với một con vật nào đó f. Đứa trẻ ra đời do người mẹ kết hợp với thần linh
g. Đứa trẻ ra đời do người mẹ sinh ra một bọc trứng hoặc một cục thịt
h. Đứa trẻ ra đời từ một quả cây hoặc một cây tre, khúc gỗ. i. Đứa trẻ ra đời do được một lực lượng siêu nhiên đầu thai
hoặc do thần thánh mượn cửa để xuống trần gian.
j. Đứa trẻ ngay khi ra đời đã có một dị tật hoặc là một con vật. Và tác giả cũng đã chỉ ra rằng nguồn gốc của sự ra đời khác thường này bắt nguồn từ “những quan niệm sai lầm về sự sinh đẻ được ghi dấu ấn trong thần thoại”. Đối chiếu sự sinh nở thần kì của thành hoàng các làng La Cả, La Dương, La Phù chúng tôi thấy sự ra đời kì lạ thuộc dạng thức thứ tư (d) trong mười dạng thức kể trên - “Đứa trẻ ra đời do người mẹ nằm mộng”. Tuy nhiên sự tiếp thu này không phải để lí giải hay là một quan niệm về sự sinh nở mà là một thái độ tình cảm của nhân dân đối với một nhân vật được dân làng thờ cúng và suy tôn làm thành hoàng. Qua khảo sát chúng tôi thấy điều này cũng rất phổ biến trong truyền thuyết, đặc biệt là truyền thuyết về các nhân vật lịch sử. Ví dụ như truyền thuyết về Thánh Gióng, truyền thuyết Lý Công Uẩn, truyền thuyết về Lê Lợi. Từ đây chúng tôi cho rằng ý nghĩa của motif về sự sinh nở thần kỳ trong truyền thuyết về các thành hoàng làng La Cả, La Phù, La Dương phản ánh các vấn đề sau :
Thứ nhất xét về góc độ sáng tạo văn học nghệ thuật thì motif này nhằm tạo ra các yếu tố thần kì để thu hút, hấp dẫn người đọc, người nghe.
Thứ hai xét ở góc độ văn hoá tâm linh thì motif này nhằm linh thiêng
Thứ ba xét dưới góc độ nhận thức lịch sử thì motif này phản ánh thái độ
của nhân dân các làng La Cả, La Dương, La Phù đối với các vị thần linh được suy tôn làng thành hoàng làng. Đó là sự yêu mến, tôn vinh, đề cao của