Lễ thức và trò diễn đêm Rã La

Một phần của tài liệu Truyền thuyết và lễ hội làng La (Hà Nội) : Luận văn ThS. Văn học (Trang 66)

Giai đoạn cao trào, đặc sắc nhất thu hút sự chú ýcủa mọi người là đêm Rã hội vào tối mười bốn tháng giêng. Đó là trò diễn đánh bệt (diễn lại chiến công diệt hổ dữ của Đức thành hoàng). Tại quán còn lưu được bản “La Nội , Ỷ La nhị xã lưu truyền khu hổ lang tích” (Sự tích săn hổ, lưu truyền ở hai thôn La Nội và Ỷ La), bằng chữ nôm chép năm Long Đức thứ ba (1754). Văn bản ghi rõ các nghi thức của cuộc săn hổ.

Theo đó, chiều tối ngày mười bốn, sau cuộc tế Rã, một cánh rừng giả được dựng lên ở gian giữa, bệ thờ được nâng cao và ngay dưới gầm ban thờ ở hậu cung là nơi để hổ dữ ẩn nấp. Người đóng vai hổ “hổ lang vàng mép” là một tráng niên tự nguyện đảm nhiệm khoác lên mình bộ da hổ thửa công phu như thật. Trước khi khai trò, hổ phải thu mình lánh giữa chốn thâm u nơi hậu cung. Có hàng chục quan viên, tư văn sắm vai người đi săn. Những người này khoác chéo tấm lụa đỏ, lưng thắt lụa xanh bỏ múi bên sườn. Tốp cầm cờ lệnh khoảng mười người, mỗi người góp một lệnh, cùng một tốp cầm côn đứng sẵn ngoài gian đại bái. Cùng ở trong rừng có bốn người giỏi “ khẩu thuật ” đóng vai chim kêu, vượn hót, nai tác, gà gáy, làm cho khu rừng trở nên âm u, vang vọng như thực. Trước cửa rừng ở gian giữa các quan viên mặc quần áo đen thắt lưng xanh, cầm côn sẵn sàng múa võ, ở mép tiếp giáp gian giữa với hai gian bên có hai người cầm cờ đuôi nheo chỉ huy đoàn thợ săn. Lực lượng chính của đoàn thợ săn cầm đuốc, cầm giáo mác đứng chờ ở ngoài gian đại

bái. Sát cửa rừng về cả hai phía có hai người dẫn xướng, bên trái là nam giới, bên phải là nữ giới. Trước cửa lớn gian giữa là nơi dành cho nhà trò múa hát. Dân làng đứng xem chật cứng trong đền và xung quanh đình trên đường hổ chạy. Sau khi cắt đặt các vai xong, trò diễn bắt đầu với các trò diễn như sau:

Màn thứ nhất:

Mở đầu là hát chúc Thánh và múa tiến lộc, múa lọ, múa trượng. Cùng với các làn điệu hát, múa còn có hai quan viên múa côn trước cửa rừng. Điệu võ, làn múa, lời hát hòa trong tiếng nhạc khoảng hai mươi phút thì màn mở đầu khép lại.

Màn thứ hai:

Kết thúc màn thứ nhất đèn nến trong đình phụt tắt chỉ còn ánh sáng ngoài sân đình hắt vào lờ mờ. Từ trong cánh rừng vang lên tiếng gà gáy, tiếng chim kêu, vượn hú... đưa người xem trở về với chốn thâm u của đại ngàn ngày xưa.

Trong không gian mờ ảo, u tịch đó bỗng vang lên lời xướng dõng dạc của bên nam:

“Ơi đồ lũ chúng ta Đi săn dón đường

Đón thánh giá hoàng cung Đón lấy quan cao lộc vị, Về cho hai chạ

Đồ lũ chúng ta Hãy vây tứ vi đình Khứ hồi đình trung”.

Vừa dứt lời, ba hồi trống vang lên, đoàn săn với hàng chục cây đuốc thắp sáng từ nhà bái đường chạy ra sân, đến cổng đình rẽ về tay trái, vòng quanh

đình một lượt theo chiều kim đồng hồ. Đuốc rực cháy, tiếng hò reo, tiếng trống, chiêng, mõ, thanh la, tù và vang động khắp trời. Rồi đoàn thợ săn lại vào nhà bái đường chờ lệnh.

Tiếp theo đó bên nữ cất lời hỏi :

“Bên chú đi săn đến đâu? Có thấy chi chăng? ”

Sau lời cất hỏi của bên nữ, bên nam đáp: “Bên chú đi săn đến mả tìm quan Nào thấy chi đâu

Thấy một cái chim, là cái chim chích Thấy một cái chích là cái chích chim Đón lấy quan cao lộc vị

Về cho hai trạng Hà đường xa ra về Hà đường xa ra về”

Lời vừa dứt, từ trong rừng lại nổi lên tiếng chim thú các loại và đoàn thợ săn lại cầm đuốc, nổi trống mõ chạy quanh đình như trước rồi trở về trong đình.

Bên nữ hỏi :

“Bên cháu đi săn ở đâu Có thấy chi chăng? ” Bên nam đáp:

“Bên cháu đi săn đến mả Thiền quan Nào thấy chi đâu

Thấy một cái ốc, là cái ốc bươu Thấy một cái bươu, là cái bươu ốc Đón lấy quan cao lộc vị về cho hai chạ

Hà đường xa về, hà đường xa về”

Tiếng muông thú lại nổi lên. Và đoàn thợ săn lại vây quanh đình một vòng rồi về trong đình như trước.

Lần thứ ba, đến lượt bên nam hỏi: “Bên trường đi săn đến đâu? Có thấy chi chăng”

Đáp rằng:

“Bên trường đi săn đến mả trường quang Nào thấy chi đâu

Thấy một cái hổ, hổ mang vàng mép Nó làm ủ ê, phiền não

Nó làm ủ sầu ruộng dâu Giúp người dùng sức.

Bắt cho kỳ được cái hổ lang vàng mép Rước lấy quan cao lộc vị, về cho hai chạ Hà đường xa ra về, hà đường xa ra về. ”

Màn thứ ba: Đả hổ lang (đánh bệt)

Bên nam xướng: “Đồ lũ chúng ta

Nam thì cho mạnh, khí giới cho bền Lưới thay ống nỏ

Bắt cho được cái hổ lang vàng mép Lột da, lót ngai cho Đức Vua ngồi Lấy nanh làm cán dao cho đức Vua cầm Lấy thịt nấu canh cho Đức Vua ăn

Lấy xương làm am sơn kiệu cho đức Vua ngự Đón lấy quan cao lộc vị, về cho hai chạ”

Màn thứ tư: Uy hùng đả hổ (oai hùng diệt hổ lang)

Sau lời xướng của người nam giới cầm trò “Bên chú đánh nhất cấp, bên cháu đánh nhất cấp, bên trường đánh nhất cấp”, hổ dữ từ trong rừng bò ra. Các quan viên làm động tác đánh nhau với hổ. Tiếng chiêng, trống, mõ, tù và nổi lên dồn dập. Hổ dữ bị trọng thương, vọt khỏi cung ra ngoài. Đoàn săn đuổi theo. Tiếng hò reo vang dậy. Khác lần trước, lần này, hổ chạy đến “cống

đá cửa đình” thì gục xuống. Theo lệ, người đóng vai hổ sẽ trút bỏ lốt hổ, rồi

chạy một mạch về nhà, không được ngoái đầu lại, lên giường nằm thở dốc, như vừa qua một cuộc vật lộn thực sự. Trong khi đó, mọi người dự hội thi nhau xô vào giẫm, giằng xé lốt hổ để biểu thị sự trừng phạt, đồng thời, lấy được một mảnh lốt để “làm khước”.

Sau hàng giờ diễn ra cảnh “đánh bệt” căng thẳng và hấp dẫn, đèn nến trong đình lại bừng sáng. Đoàn thợ săn trở vào cung dọn sạch cánh rừng, kết thúc lớp trò chính của đêm rã hội bằng các lời ca chúc Thánh, múa bông, mừng thắng lợi. Sau đó, đám rước “hoàn cung” (rước Thánh về quán) vẫn theo nghi thức cũ trong ánh sáng lung linh huyền ảo của hàng trăm ngọn đèn lồng, cây đuốc, đình liệu. Khoảng mười một giờ, đám rước đến quán, đèn nến trong quán lại đựoc tắt để chuyển ngai của Thánh lên ban thờ trong Thượng cung.

Xong xuôi, lại đến chầu tế an vị. Khoảng hai giờ sáng, xong chầu tế là đám rước kiệu không từ quán về đình, vẫn trong ánh sáng của đèn đuốc, vẫn uy nghiêm, trật tự. Đến bốn giờ sáng, đám rước về tới đình, cất long đình và kiệu ông, kiệu hai bà vào cung, kết thúc kỳ hội. Nếu ai đã theo trọn vẹn kỳ hội mới thấm thía câu ca dao:

“Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy

3.2.2 Lễ hội ở La Dƣơng

Lễ hội cổ truyền làng La Dương là lễ hội để tưởng nhớ Tam Vị Minh Tuất Đại Vương - thành hoàng làng La Dương. Theo truyền thuyết đức thành hoàng làng La Dương là ba người con trai thủy thần đầu thai làm con của hai vợ chồng ông lão nhân hậu không con. Sau khi đầu thai làm người ba vị con trai của thủy thần đã có công giúp vua Hùng đánh tan giặc Thục để bảo vệ non sông đất nước Lạc Hồng. Đây cũng là một lễ hội đông và vui trong vùng.

3.2.2.1 Thời gian mở hội :

Theo tục lệ, hàng năm làng La Dương tổ chức lễ giỗ cúng tế thành hoàng làng vào ngày mười một tháng giêng, ngày ngài sinh và ngày mười một tháng mười, ngày ngài hóa. Và thường thì cứ ba đến bốn năm lại tổ chức hội với qui mô lớn, còn các năm thường chỉ tổ chức hội lệ.

3.2.2.2 Tổng quan về lễ hội La Dƣơng :

La Dương hàng năm có hai lễ hội lớn. Đó là hội Đình (tưởng nhớ thành hoàng làng là Tam Vị Minh Tuất Đại Vương) và hội Chùa (tưởng nhớ ba vị tổ sư Từ Đạo Hạnh, Khổng Minh Không, Nguyễn Giác Hải).

Do giới hạn của phạm vi nghiên cứu nên luận văn chỉ đề cập tới hội Đình ngày mười một tháng mười.

3.2.2.3 Tiến trình lễ hội :

Hàng năm, làng La Dương đều tổ chức lễ hội để vui chơi suốt mấy ngày từ mùng mười tháng mười đến ngày rằm tháng mười. Những năm chính hội thì rầm rộ hơn. Đây là một sinh hoạt văn hóa tâm linh không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của dân chúng, mang tính giáo dục cộng đồng rất cao, vì nó luôn nhắc nhở mọi người biết ơn những người có công với làng với nước; đồng thời cũng là để thỏa mãn tâm lí cầu mong nhà Thánh che chở, đem đến cuộc sống yên bình cho đất nước, cho dân làng. Lễ hội đã tạo ra sự

gắn kết chặt chẽ quan hệ giữa con người với thiên nhiên, con người với con người, đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong tăng gia sản xuất, phát triển toàn diện xã hội.

Hội chính hay hội lệ ở La Dương đều có hai phần chính là: "Lễ và Hội". Theo các cụ kể lại, thời xưa khi làng tổ chức lễ hội thì chính quyền địa phương do ông lý trưởng đứng đầu phải lo dự liệu lên kế hoạch chương trình chuẩn bị nhân lực, tiền của, phân công cho các ngành, các giới được thông qua ở hội đồng kỳ mục ngay từ những ngày đầu năm..

Việc triển khai trước tiên là hình thành hai ban giúp việc, đó là ban khánh tiết và ban hậu cần. Ban khánh tiết lo việc chỉ đạo toàn bộ chương trình từ đầu đến cuối, phân công, phân nhiệm chi tiết cụ thể nhất là những năm có chính hội.

Với người chủ tế của lễ hội đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao. Về gia cảnh phải là một gia đình mẫu mực, êm ấm, hạnh phúc, tam đại đồng đường, vợ chồng còn đủ đôi, con cháu lễ phép, nhà không có tang, không có vi phạm hương ước của làng, về nhân thân phải có trình độ văn hóa, biết các quy trình thủ tục hành tế và xướng tế trước nhà Thánh. Rồi chọn người đăng cai nuôi gà thờ, lợn thờ, hoạch định chương trình cúng tế suốt mấy ngày hội, huấn luyện lực lượng rước kiệu, từ quân kiệu trống nhạc đến đoàn xinh tiền, sư tử, múa rồng, đoàn dâng hương, dâng lễ, các hoạt động trò chơi, văn hóa văn nghệ, ban giám khảo các môn thi có thưởng.

Ban hậu cần chuẩn bị nguyên vật liệu thực phẩm làm cỗ cho việc cúng tế, phần thực phẩm cho các phe, giáp, biếu xén các chức sắc v.v…

Mọi việc được chuẩn bị rất chi tiết do lý trưởng cùng những người tham mưu luôn kiểm tra đôn đốc giám sát chặt chẽ sát sao, có điều gì trục trặc phải báo cáo ngay với ông chánh tổng, nếu thay đổi lớn phải báo cáo với hội đồng, không được tự ý thay đổi.

Việc huy động phân bổ nhân tài vật lực và tiền của do ông Thủ quỹ đứng đầu quản lý chi dùng, được ghi chép sổ sách đầy đủ rõ ràng, song Hội phải được hội đồng và lý trưởng kiểm tra tài chính công khai, nếu có sai phạm tài chính sẽ bị phạt rất nặng.

Việc an ninh được lý trưởng chỉ huy giao cho ông trương tuần đứng đầu với một đội quân được trang bị vũ khí tay thước, kiếm, giáo, mã tấu, thường xuyên tuần hành, có sự cố gì là xử lý được ngay.

Vào dịp lễ hội, công tác chuẩn bị được ban tổ chức và nhân dân lo liệu chu đáo, cẩn thận từ nhiều ngày trước đó. Việc lựa chọn quân kiệu, tập luyện diễn ra trong thời gian trước khi diễn ra lễ hội khoảng một tháng.

Lễ hội ngày nay do ban khánh tiết cùng bô lão và chính quyền địa phương đảm nhiệm. Lễ hội vẫn thực hiện các nghi lễ và trình tự như xưa. Cụ thể lễ hội diễn ra như sau:

Ngày mùng mười tháng mười :

Từ đầu giờ chiều đến tối là lễ nghiêm quân rước từ đình ra ngã tư xóm Trung Bình. Tuy là rước nghiêm quân nhưng nhân dân nô nức tham gia rất đông. Nhiều lần lễ hội dự định sẽ quay về đình sớm nhưng kiệu quay tít nên vệc trở về thường không đúng với dự định ban đầu.

Vào những năm chính hội, tối mười bốn, nhân dân gần như thức trắng để cùng ban tổ chức mổ, thui và trang trí cho con trâu cúng Thánh sáng hôm sau.

Chuyện về trâu trắng được kể như sau:

Khi ba vị Minh Tuất Đại Vương chuẩn bị khao quân dân mừng chiến thắng lệnh cho bộ phận giúp việc cử người tìm nguồn thực phẩm trong vùng với khối lượng không nhỏ các loại. Bọn người được cử tìm mua đại gia súc như trâu, bò, đi khắp nơi mà không tìm được vì đất nước vừa bị giặc tàn phá

cướp bóc hết, cuối cùng chỉ tìm mua được một con trâu trắng. Con trâu này to lớn khác thường, thân hình béo, lẳn, tròn, da hồng hào, đôi mắt sáng, đôi sừng to bản cong nhọn rất bề thế, giữa trán lại có một nhúm lông đen hình giống chữ vương, dân làng thấy lạ gọi là “Ngài”, kính trọng như thần linh, người tín ngưỡng cho đây là Trâu thần do thần linh gửi đến.

Trâu được ăn no tắm rửa sạch sẽ suốt mấy tuần, ngày giết mổ phải có lễ xin phép thần linh, những người làm đồ tế và dân đến xem không được bông đùa trêu trọc, luôn có tuần bảo vệ. Khi mổ xong, con trâu được để nguyên và nhồi lá thơm vào bụng khâu lại rồi thui từ đầu đến chân, phải khéo giữ sao cho đôi sừng và bốn móng chân không bị long.

Ngày mười một tháng mười (Là ngày chính thức của lễ hội):

Sáng sớm ngày mười một, chủ tế sửa xôi lợn, đồ thờ và làm lễ. Làng đặt một con trâu trắng thui sạch, trát tiết đỏ khắp mình để định vị trên một chiến xe gỗ bốn bánh ở tư thế đầu nghếch cao tạo một dáng rất đẹp, miệng luôn nhoẻn cười, hở hàm răng trắng được trang trí bằng các dải lụa đỏ và hoa quanh xe để cho quân kiệu kéo đẩy diễu hành theo đám rước. Trai đinh các giáp khiêng kiệu bát cống (kiệu không), long đình, hương án, cờ, quạt, tán, lọng, bát bửu từ đình ra quán. Đi trước kiệu có con ngựa bằng gỗ.

Khoảng bảy giờ sáng toàn bộ đội hình của đám rước đã đảm bảo chỉnh tề. Nhân dân trong vùng và các khu vực lân cận nô nức kéo về. Đường làng, ngõ xóm được các ông đội trưởng huy động nhân dân dọn dẹp thoáng đãng, sạch sẽ, thoảng mùi thơm của nước gừng. Những nơi thờ tự như miếu, cầu chợ, nơi đầu mỗi ngõ xóm đều chuẩn bị các mâm cúng trang trọng đón chào đoàn rước Thánh đi qua.

Sau khi ban tổ chức kiểm tra đầy đủ các khâu của lễ hội, buổi lễ chính được bắt đầu. Trước đình làng thiêng liêng, nhân dân nghiêm trang lắng nghe một vị đại diện cho các vị bô lão trong làng đọc cổ phả truyền thống quê

hương. Kết thúc bài đọc là ba hồi trống và ba hồi chiêng lớn vang lên âm vang cả một vùng rộng lớn.

Thủ tục của phần tế lễ hoàn tất, các bộ phận trở về vị trí theo đúng đội hình đã tập luyện từ trước. Thứ tự của đội hình rước như sau: Đi đầu là đội kỳ lân gồm mười người. Tiếp đến đoàn ngựa, đoàn trống, chiêng (trống bên tả, chiêng bên hữu), kèm theo trống mẹt. Cờ phướn ba mươi lá chia đội hình thành hai bên tả hữu. Cờ thần mười sáu lá chia đội hình thành hai bên tả hữu. Tiếp theo là dùi đồng, bát bửu có tám người hai bên. Ba biểu cái đi trước Long đình (do sáu ông quan viên đại diện cho sáu xóm phụ trách).

Mở đầu là kiệu Long Đình, rồi đến hai đội bát âm, hai đội xinh tiền Tiếp đến là kiệu Hương án được hai lọng vàng đi kèm theo hai bên cạnh (do

Một phần của tài liệu Truyền thuyết và lễ hội làng La (Hà Nội) : Luận văn ThS. Văn học (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)