Lễ hội về các anh hùng văn hóa, lịch sử

Một phần của tài liệu Truyền thuyết và lễ hội làng La (Hà Nội) : Luận văn ThS. Văn học (Trang 92 - 93)

Sùng kính, tôn thờ nhân vật anh hùng lịch sử, văn hoá là một hoạt động tín ngưỡng cộng đồng. Trong hội làng, nội dung thờ phụng các nhân vật anh hùng lịch sử, văn hoá đã thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, cũng như “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để giáo dục cho thế hệ sau noi gương và từ đó dấy lên lòng tự hào dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước.

Hội Rã La thờ Thành hoàng có tên huý là Đương Cảnh (dân kiêng huý gọi lệch Cảnh là Kiểng), trên đường dẹp giặc đã giúp dân làng tiêu diệt chúa sơn lâm “Hổ lang vàng mép” quấy nhiễu khắp vùng, trừ hẳn cái hoạ lâu nay hổ dữ hoành hoành. Đêm Rã La dân làng tổ chức diễn trò múa đánh bệt (đánh hổ) trong ánh đuốc bập bùng đã tái hiện những lễ thức săn bắn của người xưa. Diễn lại trò xưa là để nhắc nhở con cháu ngày hôm nay phải biết ghi nhớ công lao to lớn của Thành hoàng làng, người đã có công khai khẩn đất đai, tiêu diệt thú dữ để mở làng lập ấp.

Trong lễ hội truyền thống ở La Dương, La Phù, chúng ta cũng không mấy khó khăn để nhận ra tính chất tưởng nhớ người anh hùng. Các lễ hội này hầu hết được gắn với các di tích lịch sử - văn hoá, những nơi này đều ít nhiều gắn với các hoạt động thời xưa của người anh hùng. Người dân đến hội là để tưởng nhớ đến những người anh hùng có công lập làng, có công trong công cuộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Đó là một phần những tên tuổi có tầm cỡ quốc gia, hay một địa phương nào đó. Việc xây dựng lễ hội trên nền của truyền thuyết là biểu hiện rõ nét của truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của nhân dân ta. Việc khơi dậy truyền

thống đó là một việc hết sức cần thiết.

Trong lễ hội ở các làng La Cả, La Dương, La Phù chúng tôi nhận thấy tất cả các nghi lễ đều nhằm biểu thị tấm lòng tôn kính và ghi nhớ công ơn đối với thần thánh, những người anh hùng lịch sử, văn hóa có công với làng, với nước. Về vấn đề này khi nghiên cứu về lễ hội ở Hà Tây (cũ) tác giả Hồ Sĩ Vịnh đã có nhận xét : “Nói tới tín ngưỡng dân dã trong lễ hội cổ truyền Hà Tây là phải kể tới việc thờ phụng các nhân vật là các anh hùng văn hóa, lịch sử [79, tr.14]. Tất cả đều là những lễ hội thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn của nhân dân. Cũng có thể nhìn nhận ở đây tinh thần tự hào dân tộc thông qua sự tưởng nhớ và kính trọng các anh hùng lịch sử - văn hóa dân tộc” [79, tr.15].

Một phần của tài liệu Truyền thuyết và lễ hội làng La (Hà Nội) : Luận văn ThS. Văn học (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)