Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 81 - 83)

72

Dù còn rất nhiều khó khăn khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này, nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn đánh giá đây là một loại hình bảo hiểm rất tiềm năng, nên vẫn quyết tâm khai thác.Chính vì vậy, bản thân các công ty bảo hiểm Việt Nam cũng đang rất tích cực đưa ra chiến lược khác nhau để phát triển và khơi thông phân khúc này.Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có mức độ rủi ro cao, do vậy mà các dịch vụ mà DNBH khai thác được đều phải tái cho các nhà bảo hiểm uy tín của nước ngoài. Các chương trình tái bảo hiểm đều được các DNBH thu xếp kịp thời, an toàn, hiệu quả. Các nhà bảo hiểm quốc tế không chỉ là các nhà tái bảo hiểm hoặc đồng bảo hiểm để cùng chia sẻ rủi ro mà còn là nguồn thông tin thị trường cần thiết về nhà nhập khẩu, quốc gia nhập khẩu cũng như diễn biến trên thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu quốc tế. Bên cạnh đó, không chỉ DNBH, các ngân hàng cũng bị hấp dẫn bởi sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và bắt đầu khai thác sản phẩm này.

Sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu do các DNBH cung cấp đã bảo vệ được DNXK trước các rủi ro như nợ kéo dài/ trì hoãn thanh toán; mất khả năng thanh toán/ phá sản; vỡ nợ; từ chối thanh toán; các rủi ro liên quan đến chính trị như chiến tranh, nội chiến, bạo loạn…Tỷ lệ phí bảo được điều chỉnh phù hợp đối với mức độ rủi ro của thương vụ xuất khẩu.

Về phía người được bảo hiểm.

Hiện nhiều DNXK đang tích cực khai phá các thị trường mới, như Châu Phi, Tây Á, Trung Đông... nên nguy cơ rủi ro lại càng cao. Do đó, việc triển khai thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được các DNXK vui mừng đón nhận.Những DNXK có góp vốn của cổ đông nước ngoài với những hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn rất am hiểu và có ý thức tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Ngoài ra, một số doanh nghiệp gặp rủi ro trong hoạt động xuất khẩu đã bắt

73

đầu tìm đến DNBH đặt vấn đề ký kết hợp đồng bảo hiểm.Nhiều DNXK nông sản, đặc biệt là các DNXK gạo, cho biết họ bắt đầu quan tâm và có nhu cầu tham gia loại hình bảo hiểm này.DNXK cũng bắt đầu nhận thức được rằng việc tham gia loại hình bảo hiểm này sẽ là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng thị trường. Một số hiệp hội ngành nghề đã phối hợp với DNBH tổ chức các hội thảo về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu như Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam…

Về phía cơ quan quản lý.

Các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Tài chính, Bộ Công Thương đã có những động thái rất tích cực trong hoạt động triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Thông qua việc tổ chức các hội thảo trao đổi, các buổi tập huấn cho cả DNBH và DNXK nhằm tuyên truyền, phổ biến về loại hình bảo hiểm này, đảm bảo an toàn tài chính, thúc đẩy xuất khẩu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra, trong thời gian triển khai thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, Nhà nước cũng hỗ trợ các DNXK 20% phí bảo hiểm, trong khi đó, DNBH cũng được hỗ trợ các chi phí ban đầu để đầu tư hệ thống công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu nhà nhập khẩu, nguồn nhân lực để đánh giá rủi ro tại tất cả các nước trên thế giới…

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)