Giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 99 - 102)

Thứ nhất, phải xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo

hiểm tín dụng xuất khẩu.

Có thể coi đây là giải pháp vĩ mô đầu tiên cần dược nhanh chóng bắt tay vào thực hiện. Dựa trên những định hướng cơ bản về sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khảu trong mô hình trong đó công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là

90

nhà cung cấp, Nhà nước cần hoàn thiện các chính sách pháp lý sao cho vừa hỗ trợ, vừa cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hiện nay, vừa bắt kịp được với những thay đổi, cải tiến trong hành lang pháp lý cũng như chính sách thương mại song phương, đa phương và xu thế chung của thương mại thế giới.

Bên cạnh viêc hoàn thiện môi trường pháp lý đối với loại hình bảo hiểm này, Chính phủ cũng cần phải tuân thủ các nguyên tắc của WTO để phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản gây khó khăn cho quá trình thực hiện bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của các bên liên quan, từ đó làm giảm hiệu lực thi hành các văn bản này. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần có những bản hiệp ước với các quốc gia trong việc hợp tác phát triển loại hình bảo hiểm này nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho các DNBH trong nước trong quá trìn hợp tác và tham gia vào các hiệp hội bảo hiểm trên thế giới.

Trong quá trình hợp tác quốc tế, sẽ phát sinh không ít các tranh chấp liên quan đến các vấn đề bảo hiểm khi xảy ra những rủi ro hoặc biến động khó lường.Vì vậy, Chính phủ cần sớm có những quy định cụ thể đề cập đến mối quan hệ phấp lý giữa hợp đồng ngoại thương với hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.Chính phủ cũng cần hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại để tạo nền tảng vững chắc cho việc xử lý các vụ tranh chấp liên quan tới loại hình bảo hiểm này.

Thứ hai, xây dựng chiến lược phát triển công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phù hợp và bền vững.

Để thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát triển lành mạnh và phù hợp theo định hướng của Chính phủ, cần có một cơ quan trực thuộc hoặc một thể

91

chế nhất định nhằm khuyến khích hoạt động của thị trường này, đồng thời giúp phân phối sự hỗ trợ của chính phủ đến những doanh nghiệp có nhu cầu. tại các nước trên thế giới, các thể chế này có thể hoàn toàn trực thuộc Nhà nước, liên kết giữa Chính phủ và công ty tư nhân hoặc chính là các công ty tư nhân. Đối với Việt Nam, định hướng mô hình là tổ chức chuyên cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu do Nhà nước quản lý. Điều quan trọng để giúp doanh nghiệp này phát triển và từ đó xây dựng được thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Việt Nam là phải có được chiến lược phát triển lâu dài, hướng tới sự hoạt động độc lập so với các bộ quản lý.Tuyệt đối không nên để tình trạng bao cấp, phụ thuộc của doanh nghiệp này vào Ngân sách quốc gia.

Đối với các doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, Chính phủ cần có những chính sách ưu đãi cũng như những biện pháp hỗ trợ nhất định. Chính phủ có thể hỗ trợ các doanh nghiệp về mặt tài chính, công nghệ, tạo điều kiện đào tạo nguồn nhân lực và một số chính sách hỗ trợ là ưu đãi về thuế và bù đắp chi phí hoạt động trong một số năm đầu khi mới đi vào hoạt động do chi phí đầu tư ban đầu cho loại hình bảo hiểm này là rất lớn, có thể vượt qua khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Thứ ba, duy trì sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế.

Sự phát triển của thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chịu sự tác động khách quan và gián tiếp của các yếu tố trong nền kinh tế vĩ mô. Để thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát triển tốt, xét trên khía cạnh vĩ mô, Chính phủ cần củng cố sức mạnh và sự ổn định của nền kinh tế thông qua việc duy trì và kiểm soát sự ổn định của tỷ giá hối đoái. Khi đó, nhu cầu về các loại bảo hiểm

92

tín dụng xuất khẩu tăng, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có môi trường để hoạt động và phát triển.

Thứ tư, cần tập trung nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước.

Từ đó, nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trong nước cả về giá cả lẫn chất lượng so với nước ngoài. Điều này có đóng góp không nhỏ trong việc tăng lượng cầu hàng xuất khẩu từ Việt Nam từ những thị trường xuất khẩu truyền thống như EU, châu Á, châu Mỹ… dẫn đến nhu cầu bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tăng.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)