Xét đến các giải pháp vi mô, chúng ta cần quan tâm đến giải pháp cho các bên tham gia thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Đây là những chủ thể hoạt động của thị trường.Nếu những chủ thể này không hứng thú hoặc không đủ điều kiện tham gia thị trường thì thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ không thể phát triển được.
Giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Muốn tham gia sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, trước hết các DNXK trong nước cần nhận thức được những cơ hội cũng như lợi ích mà bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đem lại trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.Có như vậy, các doanh nghiệp sẽ chủ động, tích cực nắm bắt các thông tin, tìm hiểu sâu về cách thức sử dụng loại hình bảo hiểm này.
Các DNXK phải có các cán bộ chuyên trách về vấn đề bảo hiểm tín dụng xuất khẩu khi kí kết các hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngoài. Các cán bộ này phải được đào tạo nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu Luật và các văn bản
93
pháp lý điều chỉnh thương mại quốc tế, đặc biệt về hợp đồng tín dụng xuất khẩu. Bên cạnh đó, DNXK phải không ngừng nâng cao kiến thức của các cán bộ quản lý hoạt động trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu thông qua các khóa đào tạo hợp tác với các trường đại học, các tổ chức trong và ngoài nước, đồng thời mở các lớp chuyên đề hỗ trợ kĩ năng sử dụng thành thạo và tăng cường khả năng ứng phó với các rủi roc ho cán bộ tín dụng
Các DNXK trong nước thường xuyên có giao dịch xuất khẩu với nước ngoài nên thành lập một bộ phận chuyên tập trung nghiên cứu thị trường, thông lệ quốc tế cũng như các thay đổi điều kiện pháp lý trong và ngoài nước có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các chính sách bảo hiểm bảo đảm quyền lợi cho doanh nghiệp mình trước các biến động bất lợi của nền kinh tế thế giới. Mặt khác, doanh nghiệp cần mở rộng mạng lưới đại diện thương mại ở nhiều nước nhằm thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại hiệu quả, hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới của doanh nghiệp mình.
Các DNXK cần tìm hiểu kĩ đối tác của mình, nắm đủ thông tin để lựa chọn đối tác có uy tín trên thương trường, cân nhắc, xem xét và tìm hiểu thật kỹ các hợp đồng ký kết tránh trường hợp bị gian lận, lừa đảo do không hiểu hết các điều khoản trong hợp đồng xuất nhập khẩu cũng như quyền lợi được hưởng khi tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng, kênh thông tin từ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một nguồn đáng tin cậy trong việc đánh giá khả năng tín dụng của doanh nghiệp nhờ sự chuyên môn hóa và hệ thống thông tin toàn cầu.DNXK phải có sự phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cũng như các công ty bảo hiểm.Qua đó, DNXK có
94
thể được tư vấn đưa vào hợp đồng những điều khoản có lợi cho mình, mà vẫn phù hợp với tập quán mua bán quốc tế.
DNXK cũng nên thay đổi thói quen nhập CIF, bán FOB của mình.Khi thói quen này thay đổi, doanh nghiệp Việt Nam sẽ giành quyền thuê tàu và mua bảo hiểm về mình.Như vậy, DNXK sẽ chỉ phải trả các khoản cước phí và phí bảo hiểm hàng hóa bằng nội tệ và tăng được giá trị xuất khẩu hàng hóa. DNXK Việt Nam cũng sẽ thu thêm được một khoản ngoại tệ khi thanh toán hợp đồng với người nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu cho nhà nhập khẩu hưởng tín dụng thương mại thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ lại chịu rủi ro lớn hơn. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một kênh đảm bảo giúp DNXK an tâm trước rủi ro này. Như vậy, sự thay đổi thói quen trong các điều kiện xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát triển.
Giải pháp cho các nhà cung cấp dịch vụ.
Để có thể triển khai thành công loại hình bảo hiểm này, doanh nghiệp cần trang bị cho mình những điều kiện cần thiết như nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực và hệ thống công nghệ thông tin. Một công ty bảo hiểm với nguồn lực tài chính lớn mạnh mới có thể tiến hành cung cấp loại hình bảo hiểm này và mới có thể cạnh tranh được trên thương trường quốc tế do loại hình bảo hiểm này đã phát triển từ lâu trên thế giới, đặc biệt là tại các nước thuộc Liên minh Châu Âu. Ngoài ra, do đặc thù của loại hình bảo hiểm này đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, các công ty muốn tham gia vào thị trường cần coi trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ, bổ sung kiến thức trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Mặt khác, vấn đề công nghệ thông tin trong doanh nghiệp cũng đòi hỏi những điều kiện nhất định. Để có thể đủ khả năng phân tích các biến động, rủi ro trên thị trường, đưa ra những dự báo và mức phí bảo hiểm cùng với hợp đồng
95
bảo hiểm tốt, hệ thống công nghệ thông tin được trang bị đầy đủ là điều cần thiết. Để làm được điều này, DNBH cần xây dựng chương trình ứng dụng tin học trong quá trình phân tích và đánh giá rủi ro, tính phí bảo hiểm, trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ, phân tích hệ thống thông tin các báo cáo tài chính… DNBH cũng cần đầu tư và hiện đại hệ thống mạng nội bộ ứng dụng trong công tác quản lý nghiệp vụ hiện nay.
Các công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, đặc biệt là Công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng mạng lưới liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ bảo hiểm với các tổ chức tín dụng xuất khẩu, các ngân hàng thương mại trong nước và các công ty tái bảo hiểm dựa trên khung văn bản pháp lý của mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đang trong giai đoạn xây dựng và triển khai nhằm đưa ra sản phẩm bảo hiểm đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Song song với việc phát triển đó, DNBH cũng cần tăng cường mở rộng mạng lưới hoạt động của mình ra toàn thế giới để mở rộng thêm nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời tạo nên hệ thống mạng lưới thông tin rộng lớn và hệ thống bảo hiểm ổn định có sự tham gia của các tổ chức tái bảo hiểm.
Ngoài ra, về sản phẩm, công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nên tập trung đa dạng hóa các hình thức bảo hiểm tùy theo mức độ rủi ro, quy mô doanh nghiệp đồng thời mở rộng phương thức cung cấp sản phầm, quy tắc, điều khoản, biểu phí sản phẩm cụ thể, được quy định trên sự tham khảo mô hình ở một số nước mà bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát triển mạnh, kết hợp với nghiên cứu điều kiện trong nước để có thể đưa ra các sản phẩm phù hợp, thiết thực và hiệu quả.
96
Tóm lại, chương 4 tập trung đi vào phân tích mục tiêu và định hướng cho mô hình công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Nhà nước. Từ đó, luận văn phân tích những cơ hội và thách thức đối với thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, và đề xuất những giải pháp đối với nhà nước và doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực bảo hiểm này nhằm phát triển thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Việt Nam.
97
KẾT LUẬN
Cùng với xu thế phát triển của thế giới, Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ và ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Khi tham gia vào hệ thống thương mại thế giới trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu luôn luôn biến động, việc phát sinh những rủi ro gây ra những tổn thất nghiêm trọng ảnh hưởng tới sự tồn tài của doanh nghiệp trong nước cũng như hoạt động xuất khẩu ra quốc tế là điều không tránh khỏi, do đó việc sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là điều rất cần thiết để bảo vệ sự phát triển lâu dài của quốc gia nói chung và lợi ích cho các DNXK trong nước nói riêng.
Trong khuôn khổ thời gian nghiên cứu, mục tiêu của luận văn là giúp độc giả thấy được cái nhìn chung nhất về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu – một lĩnh vực còn mới mẻ so với Việt Nam nhưng là một công cụ hiện đại và hiệu quả đã được các nước phát triển sử dụng nhằm hỗ trợ xuất khẩu và đã đạt nhiều thành công trong thực tế.
Với mục tiêu trên, luận văn đã giải quyết được các vấn đề sau:
Về mặt lý thuyết: Luận văn đã đưa ra được cái nhìn tổng quát về
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thông qua những lý thuyết chung nhất tổng hợp từ các báo cáo của các tổ chức kinh tế trên thế giới. Luận văn đã giới thiệu các khái niệm liên quan đến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và nguyên lý cơ bản của loại hình bảo hiểm này, đồng thời phân tích vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu trên cả ba phương diện (cơ quan quản lý Nhà nước, nhà cung cấp dịch vụ và người tham gia sử dụng dịch vụ). Từ những phân tích đó,
98
luận văn chỉ ra được nguyên nhân khiến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chưa phát triển và đề ra những giải pháp giúp phát triển loại hình bảo hiểm này trong thời gian tới.
Mặc dù đã giải quyết được một số vấn đề về lý thuyết và thực tiễn về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, luận văn vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thu thập và xử lý thông tin sơ cấp. Luận văn mong muốn cung cấp những đánh giá khách quan nhất thông qua các thống kê về giá trị bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam. Tuy nhiên, do đây là một lĩnh vực mới mẻ, rất ít số liệu về doanh nghiệp sử dụng loại hình bảo hiểm này, gây khó khăn cho việc thống kê. Hy vọng rằng, trong thời gian tới, với những động thái ngày một tích cực của Việt Nam, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ có nhiều cơ hội phát triển, và trong tương lai không xa sẽ có những báo cáo đầy đủ hơn về tình hình sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam
99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT.
1. Bộ Tài Chính, 2008.Tài liệu tham khảo Bảo hiểm xuất khẩu Hàn Quốc,
một số khuyến nghị cho Việt Nam. Hà Nội.
2. Công ty Bảo hiểm Dầu khí, 2008.Bản câu hỏi quản lý tín dụng. Hà Nội. 3. Công ty Bảo hiểm Dầu khí, 2008.Quy tắc bảo hiểm tín dụng thương mại
xuất khẩu. Hà Nội.
4. Đinh Xuân Trình, 2006.Giáo trình Thanh toán quốc tế. Hà Nội: Nxb Lao động xã hội.
5. Đỗ Quốc Hưng, 2005.Có cần thiết thành lập một tổ chức bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu tại Việt Nam hay không?. Tạp chí Ngân hàng, Số 3.
6. Hoàng Văn Châu, 2006.Giáo trình bảo hiểm trong kinh doanh. Hà Nội: Nxb Lao động xã hội.
7. Lê Nam Long, 2008.Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc Gia Hà Nội.
8. Lê Thị Bích Huệ, 2014.Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt
Nam. Luận văn Thạc sỹ, Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội.
9. Nguyễn Hữu Khải, 2012.Giáo trình Kinh tế Ngoại thương. Hà Nội:Nxb Thông tin và Truyền thông.
10. Nguyễn Văn Tiến, 2008.Cẩm nang Tài trợ thương mại quốc tế, Hà Nội: Nxb Thống kê.
100
11. Nguyễn Văn Tiến, 2008.Giáo trình Tài chính quốc tế. Hà Nội: Nxb Thống kê.
12. Phạm Duy Liên, 2014.Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế. Hà Nội: Nxb Thống kê.
13. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2000.Luật Kinh doanh bảo hiểm. Hà Nội.
14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2010.Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Hà Nội.
15. Thủ tướng Chính phủ, 2010.Quyết định về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu. Hà Nội.
16. Trần Thị Thu Hiền, 2013.Hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất khẩu tại
VDB. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Đà Nẵng.
17. Trương Mộc Lâm, 2000.Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh
bảo hiểm. Hà Nội: Nxb Thống kê.
DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG ANH.
1. Joe Ketzner, An Overview of Trande Credit Insurance, Euler Hermes,
Germany..
2. Korea Export Insurance Corporation, 2008.Export Credit Insurance, Seminar document. Korea..
3. Nippon Export and Investment Insurance, 2008.Insured long-term project
by NEXI for Vietnam. Seminar document, Hanoi.
4. Nippon Export and Investment Insurance, 2006.Outline of trade and
101
5. Nippon Export and Investment Insurance, 2011.Export Credit Insurance. Japan.
6. Peter M.Jones, 2010.Trade Credit Insurance. The World Bank.
7. The Swedish export credits guarantee, 2007.Risk management. Seminar document.
DANH MỤC WEBSITE THAM KHẢO.
1. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu – an tâm trước các rủi thương mại http://www.mof.gov.vn
2. Công tác triển khai Đề án thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu http://www.mof.gov.vn
3. Kết thúc chương trình thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/isa/De%20an%20lon?p_ page_id=101151203&pers_id=104255118&item_id=145337626&p_d etails=1
4. Giải pháp phát triển Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam
http://www.vlr.vn/vn/news/diendan/logistics-viet-nam
5. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có cần lộ trình
http://www.vlr.vn/vn/news/diendan/logistics-viet-nam
6. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu – công cụ hỗ trợ tích cực cho xuất khẩu và đầu tư
102
http://vietbao.vn/Kinh-te/Bao-hiem-tin-dung-xuat-khau-cong-cu-ho-tro- tich-cuc-cho-xuat-khau-va-dau-tu
7. Đẩy mạnh phổ biến và áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/2879/day-manh-pho-bien-va-ap-dung- bao-hiem-tin-dung-xuat-khau.
8. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu – sản phẩm giúp giảm thiểu rủi ro và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu
http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/baohiemtindungxuatkhau 9. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Doanh nghiệp vẫn né
http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/xuat-nhap-khau/bao-hiem-tin-dung- xuat-khau-doanh-nghiep-van-ne
10. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, khó nhưng vẫn muốn tham gia https://mic.vn/NewDetail.aspx?id=97
11. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt.
http://www.hafi.com.vn/thong-tin-tai-chinh/bao-hiem-bao-hiem-xa- hoi/203-bao-hiem-tin-dung-xuat-khau-co-hoi-cho-doanh-nghiep-viet- .html
12. Khơi thông dòng chảy bảo hiểm tín dụng thương mại
http://tinnhanhchungkhoan.vn/bao-hiem/khoi-thong-dong-chay- bao-hiem-tin-dung-thuong-mai-124511.html
103
http://www.thesaigontimes.vn/106475/Bao-hiem-tin-dung-xuat- khau-cho-khach-mua.html
14. Dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
http://www.dichvuxuatnhapkhau.vn/tin-xuat-khau/259-dich-vu-bao-hiem- tin-dung-xuat-khau.htmlBaorbaro
15. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: thực trạng và nhu cầu tại Việt Nam http://www.webbaohiem.net/index.php/dien-dan/102-tai-lieu-bao-
hiem/2062-bao-hiem-tin-dung-xuat-khau-thuc-trang-va-nhu-cau-tai-viet- nam.
16. Small buisiness: Export Credit Insurance
http://www.exim.gov/what-we-do/export-credit-insurance
17. What is the difference between export credit insurance and trade credit insurance?
http://www.icisa.org/trade-credit-insurance
18. A Brief Introduction of Short-term Export Credit Insurance http://www.sinosure.com.cn/sinosure/english/products_short.htm 19. Export Credit Insurance (ECI)
http://www.government.nl/issues/entrepreneurship-and- innovation/excport-credit-insurances-eci
20. Export Credit Insurance
1
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1:
PHIẾU ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU
1. Doanh thu của doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động nào?
Xuất khẩu Nhập khẩu
2. Kim ngạch xuất khẩu trung bình của doanh nghiệp đạt bao nhiêu?
Dưới 50 tỷ đồng
Từ 50 đến 100 tỷ đồng Từ 100 đến 200 tỷ đồng Từ 200 đến 500 tỷ đồng Trên 500 tỷ đồng
3. Loại tiền nào sau đây thƣờng đƣợc doanh nghiệp sử dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu?
USD EUR JPY
2
4. Thị trƣờng xuất khẩu của doanh nghiệp là gì?
Châu Mỹ Châu Âu Nhật Bản ASEAN
Khác (vui lòng ghi cụ thể:...)
5. Hình thức thanh toán mà doanh nghiệp đang áp dụng là gì?
Phương thức chuyển tiền (Remittance) Phương thức ghi sổ (Open Account)
Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of Payment) Phương thức thanh toán thư tín dụng (L/C)
Khác (vui lòng ghi cụ thể:...)
6. Rủi ro mà doanh nghiệp thƣờng gặp phải trong thanh toán quốc tế?