Về phía nhà cung cấp bảo hiểm.
DNBH chưa có nhiều kinh nghiệm đối với bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, việc bố trí vốn đầu tư chưa nhiều, lực lượng cán bộ mỏng, trình độ cán bộ còn hạn chế. Các DNBH trong nước không có hệ thống dữ liệu thông tin tín dụng ở trong nước và nước ngoài và phải phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các tổ chức
74
tín dụng xuất khẩu (ECA) quốc tế trong quá trình thu thập, đánh giá thông tin người mua phục vụ cho công tác đánh giá rủi ro và nhận bảo hiểm. Bên cạnh đó, quy trình quản lý, theo dõi hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (cấp và theo dõi hạn mức tín dụng cho người mua) cũng như công tác xử lý khiếu nại, bồi thường rất phức tạp, yêu cầu nhân sự phải được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ. Điều này đòi hỏi phải đầu tư nhiều về cả thời gian và công sức. Do vậy, các DNBH trong nước chưa đủ nguồn lực và trình độ để tự triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nên hầu hết đều phải hợp tác với các ECA quốc tế (Coface, Euler Hermes, Atradius) để tận dụng trình độ, kinh nghiệm, cơ sở dữ liệu và công nghệ thông tin của đối tác nước ngoài để có thể triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Các DNBH có công ty mẹ là tổ chức bảo hiểm lớn của nước ngoài như Công ty TNHH bảo hiểm AIG Việt Nam, Công ty bảo hiểm QBE Việt Nam có cán bộ chuyên trách về bảo hiểm tín dụng, được sự hỗ trợ thường xuyên của công ty mẹ về nghiệp vụ cũng như được sự hỗ trợ về hệ thống quản lý bản chào, cấp đơn và tìm kiếm thông tin Người mua từ công ty mẹ.
Hoạt động xuất khẩu liên quan hoạt động thương mại toàn cầu, nên đòi hỏi doanh nghiệp triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phải có hệ thống công nghệ thông tin tốt, dữ liệu về rủi ro đa dạng đối với từng quốc gia, từng lĩnh vực ngành hàng,.. mạng lưới giao dịch lớn trên thế giới, nguồn nhân lực có kinh nghiệm chuyên sâu về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu… thì mới triển khai được sản phẩm bảo hiểm này. Đặc biệt, các tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã thành lập Hiệp hội các tổ chức Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu – Berne Union. Các thành viên của hiệp hội được chia sẻ thông tin cập nhất nhất về rủi ro theo quốc gia, theo doanh nghiệp xuất khẩu, theo ngành hàng và dịch vụ hỗ trợ thu đòi nợ.
75
Tuy nhiên, muốn được là thành viên của hiệp hội này, các tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện rất nghiêm ngặt của Berne. Như vậy, doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều, trong khi chưa chắc chắn có thể thu hồi được các khoản đầu tư này không.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu khác với bảo hiểm thương mại truyền thống là bồi thường cho những thiệt hại từ rủi ro kinh doanh (như hối đoái, mất khả năng thanh toán) và rủi ro chính trị, không phải những rủi ro mang tính bất ngờ, không lường trước được như thiên tai, tai nạn... Như vậy, trong khi bảo hiểm thương mại phụ thuộc rất lớn vào công tác quản trị rủi ro tốt thì bảo hiểm tín dụng xuất khẩu lại phụ thuộc rất lớn vào bên thứ ba, nên các DNBH thông thường không dám mạo hiểm với sản phẩm này.
Số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chưa nhiều, nếu nhận bảo hiểm cho các đối tượng này thì xác suất xảy ra tổn thất là rất lớn, không đáp ứng nguyên tắc số đông bù số ít, nên không hấp dẫn các DNBH. Do vậy, tỷ lệ tổn thất đối với bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong giai đoạn đầu triển khai tương đối cao.
Hơn nữa, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu liên quan chặt chẽ với ngân hàng, tuy nhiên các ngân hàng cũng chưa yêu cầu tổ chức sản xuất, xuất khẩu phải có bảo hiểm tín dụng xuất khẩu như một khoản bảo đảm tiền vay.Sự phối hợp, gắn kết giữa ngân hàng và DNBH trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chưa được quan tâm.
Về phía người được bảo hiểm.
Thương nhân xuất khẩu chưa có thói quen mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, thay vào đó, họ đã rất quen với các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu hay các hình thức thanh toán khác như mở thư tín dụng, điện chuyển tiền,… Đồng thời,
76
do chưa nhận thức được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mà lại quan niệm mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ làm tăng chi phí, dẫn đến tăng giá thành sản phẩm xuất khẩu và làm giảm lợi thế cạnh tranh; hoặc thương nhân xuất khẩu chủ quan vào khả năng đánh giá độ tin cậy của bạn hàng sẽ tạo ra tâm lý không muốn tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Về phía cơ quan quản lý.
Công tác tuyên truyền, tập huấn, đào tạo của Bộ Tài chính, Bộ Công thương đã triển khai nhiều, song đối tượng tham gia của thương nhân còn ít, chưa thực sự quan tâm đến loại hình bảo hiểm mới này, vì vậy làm hạn chế kết quả đào tạo, tập huấn.
Bên cạnh đó, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu liên quan chặt chẽ với ngân hàng.Tuy nhiên các ngân hàng cũng chưa yêu cầu tổ chức sản xuất, xuất khẩu phải có bảo hiểm tín dụng xuất khẩu như một khoản bảo đảm tiền vay.Sự phối hợp, gắn kết giữa ngân hàng và DNBH trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chưa được quan tâm.
Để hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thực sự hỗ trợ cho doanh nghiệp và gia tăng kim ngạch xuất khẩu, các Bộ, ngành liên quan đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có những giải pháp cụ thể hơn cho mô hình này. Bộ Tài chính đã đề nghị các DNBH hoàn thiện quy tắc, điều khoản bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và triển khai hoạt động này theo nguyên tắc tự nguyện; nhà nước không tiếp tục hỗ trợ phí bảo hiểm cho thương nhân. Bộ Tài chính và Bộ Công Thương cần nghiên cứu cơ chế hỗ trợ các DNBH thực hiện bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tập trung vào công tác tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức cho thương nhân về mô hình này. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước khi xây
77
dựng chính sách chế độ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu nhà nước hoặc tín dụng thương mại nên đưa nội dung quy định này trong cơ chế chính sách.
Ngoài ra, để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu, sửa đổi cơ chế chính sách trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi áp dụng cho các doanh nghiệp theo hướng cho phép các doanh nghiệp nếu tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thì không phải trích dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Do phạm vi và thời gian thực hiện luận văn có hạn, số lượng các doanh nghiệp và ngân hàng tham gia khảo sát mới chỉ dừng lại con số 100, vẫn còn quá khiêm tốn so với số lượng các doanh nghiệp và ngân hàng trên phạm vi cả nước hiện nay nên tác giả chưa thể đưa ra con số chính xác về tỷ lệ khách hàng tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng như số lượng các nhà cung cấp loại hình bảo hiểm này tại Việt Nam hiện nay. Mặc dù vậy, qua những con số thống kê và điều tra thu được, có thể thấy rằng, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam vẫn còn là một hình thức mới mẻ, chưa thu hút được nhiều sự quan tâm từ các chủ thể trong nền kinh tế. Vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng này?Luận văn xin được đi sâu phân tích dưới đây.