Hoạt động bảo hiểmtín dụng xuấtkhẩu trên thế giới

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 37)

Các doanh nghiệp xuất khẩu trên thế giới luôn luôn phải đối mặt với một vấn đề: Tìm người mua ở nước ngoài để bán sản phẩm của họ và đảm bảo rằng họ được trả tiền cho hàng hóa mà họ xuất khẩu theo các điều kiện tín dụng. Đó là lý do bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ra đời. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu, cụ thể là họ sẽ không phải lo lắng về rủi ro thanh toán, bởi công ty bảo hiểm đã đảm nhận việc này. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu giúp tăng tính thanh khoản, thanh toán trong giao dịch. Nhờ đó, độ rủi ro, khả năng dễ vỡ trong cán cân thanh toán, cán cân thu nhập…cũng sẽ được giảm đi.

Tại các nước Châu Âu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát triển rất nhanh, chiếm 80% thị phần bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên toàn thế giới. Các tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đầu tiên được thành lập tại Vương quốc Anh vào năm 1919, tiếp theo đó,các tổ chức tương tự lần lượt ra đời ở các quốc gia Châu Âu khác. Năm 1934, nhà nước và tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tư nhân thành lập Liên minh Berne để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại qua biên giới bằng cách thúc đẩy việc chấp nhận điều kiện tín dụng xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Liên minh Berne, hay nói một cách khác chính là Liên minh Bảo

28

hiểm tín dụng và đầu tư quốc tế, bao gồm 55 tổ chức bảo hiểm tín dụng và đầu tư lớn nhất từ các nước phát triển và đang phát triển. Ở Hy Lạp, tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (ECIO) được thành lập năm 1988, nó là một thực thể pháp lý độc lập trong luật pháp Hy Lạp. ECIO là một tổ chức phi lợi nhuận được điều hành bởi 9 thành viện Hội đồng quản trị, được giám sát bởi Bộ Kinh tế và Bộ Tài chính.

Ở nhiều nước Châu Á như Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc…bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng được triển khai từ lâu. Tại Malaysia, tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ra đời năm 1978, trước khi thành lập Ngân hàng xuất nhập khẩu Malaysia (năm 1995). Ấn Độ thành lập tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu từ năm 1957, đến năm 2008 đã bảo hiểm được khoảng 17% kim ngạch xuất khẩu của nước này. Năm 2001, Trung Quốc thành lập tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu với tên gọi Tổng Công ty Sinosure. Tính đến tháng 12/2009, Sinosure đã bảo hiểm cho trên 75 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đều có tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chuyên biệt như NEXI, KEIC, ECICS. Tại đất nước mặt trời mọc, hệ thống bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã được sử dụng từ rất lâu, chính thức ra đời vào năm 1950 và ngay trong tháng 3 năm đó họ đã ban hành luật cho loại hình bảo hiểm này. NEXI của Nhật Bản là một trong mười tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu lớn nhất thế giới. Ngoài lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn, tổ chức này còn cung cấp bảo lãnh đầu tư và bảo hiểm tín dụng đầu tư cho hầu hết các dự án đầu tư của Nhật Bản ở nước ngoài.

Ban đầu, các tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đều do Nhà nước bỏ vốn thành lập và hỗ trợ theo cơ chế bù lỗ hòa vốn dài hạn. Tuy nhiên, trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất

29

khẩu còn phải đảm bảo « không mang tính ưu đãi/ hỗ trợ phát triển » phù hợp với nguyên tắc của WTO, nên mô hình hoạt động của các tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu từng bước có sự tham gia của khu vực tư nhân để có thể vận hành theo cơ chế thị trường. Các công ty bảo hiểm lớn trên thế giới như Atradius của Hà Lan, Coface của Pháp, Euler Hemmes của Đức…đều khẳng định rằng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu, và được nhiều nước sử dụng thường xuyên. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được xếp vào loại bảo hiểm phi nhân thọ. Có những lĩnh vực trong xuất khẩu mà các dịch vụ bảo hiểm khác không làm còn bảo hiểm tín dụng xuất khẩu lại đảm nhận. Trong các trường hợp có biến động chính trị, chiến tranh, bắt cóc…các dịch vụ bảo hiểm hàng hóa thông thường sẽ không chấp nhận bảo hiểm, nhưng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chấp nhận thanh toán.

30

Chƣơng 2 : Phƣơng pháp luận và thiết kế nghiên cứu. 2.1. Quy trình nghiên cứu.

Sau khi khảo sát tài liệu và phát hiện ra khoảng trống nghiên cứu của luận văn, em đã tiến hành xây dựng quy trình nghiên cứu của luận văn. Việc phân tích và đánh giá thực trạng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sau khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ được thực hiện theo các nội dung sau:

i) Phân tích khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam.

ii) Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam.

iii) Phân tích những nguyên nhân khiến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chưa phát triển tại Việt Nam.

iv) Đánh giá triển vọng và xu hướng phát triển của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển loại hình bảo hiểm này trong tương lai.

31

Hình 2.1: Khung Logic nghiên cứu của luận văn

Khảo sát tài liệu

Khoảng trống nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu: Hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sau khi Việt Nam gia nhập

WTO

Đề xuất định hướng, giải pháp phát triển BHTDXK

trong thời gian tới.

- Nhà cung cấp bảo hiểm.

- Người được bảo hiểm

- Về cơ chế bảo hiểm

Phân tích khung pháp lý điều chỉnh hoạt động

TDXK tại Việt Nam

Phân tích thực trạng TDXK và BHTDXK tại Việt Nam từ 2007 đến nay

Phân tích khung pháp lý điều chỉnh hoạt động BHTDXK tại Việt Nam

Thu thập và xử lý số liệu Áp dụng các phương pháp nghiên cứu định tính Xác định khung phân tích

32

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu.

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.

2.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

Dùng để nghiên cứu cơ sở lý luận, văn bản có liên quan, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp.

Dữ liệu thứ cấp được thu thập và phân tích là dữ liệu về hoạt động tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay.

Quá trình thu thập và phân tích dữ liệu như sau:

Bước 1: Thu thập dữ liệu.

Liên hệ với các tổ chức cung cấp thông tin và tiến hành sao chép tài liệu. Trong đó Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm là các đơn vị được tác giả nghiên cứu tiếp cận và thu thập tài liệu.

Ngoài ra, dữ liệu còn được thu thập từ các nguồn thông tin đại chúng. Tìm kiếm dữ liệu mới nhất trên các nguồn dễ tiếp cận như sách báo, tạp chí chuyên ngành cả dưới dạng in ấn và trực tuyến. Danh mục các tài liệu này được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo.

Bước 2: Kiểm tra dữ liệu.

Dữ liệu thu thập từ các nguồn khác nhau được kiểm tra theo các tiêu thức về tính chính xác, tính thích hợp và tính thời sự. Các dữ liệu được đối chiếu và so sánh để có sự nhất quán bảo đảm nội dung phân tích có được độ tin cậy cao.

33

Bước 3: Phân tích dữ liệu.

Tập hợp và phân tích dữ liệu theo mục tiêu đã xác định. Sau khi tập hợp và sang lọc, dữ liệu thứ cấp được sử dụng để hình thành cơ sở lý luận của luận văn. Dữ liệu thứ cấp cũng là nguồn tài liệu quan trọng để phân tích các nội dung về tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Bên cạnh đó, dữ liệu thứ cấp cũng sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản cho phần dự báo xu hướng và định hướng chính sách cho ngành dệt may trong thời gian sắp tới.

2.2.1.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp.

Dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp, luận văn sẽ luận giải và làm rõ: Thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sau khi Việt Nam gia nhập WTO; Những nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển của loại hình bảo hiểm này; Đánh giá chung về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam. Phương pháp phân tích, tổng hợp được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Xác định vấn đề cần phân tích.

Vấn đề cần phân tích trong luận văn này bao gồm:

- Các quan điểm lý thuyết về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. - Vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

- Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam.

- Tình hình hoạt động tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thời gian qua.

34

- Các kiến nghị cho doanh nghiệp và Chính phủ để phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Bước 2: Thu thập các thông tin cần phân tích.

Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích, luận văn đã tiến hành thu thập các thông tin liên quan. Đó là:

- Các nguồn thông tin thứ cấp được lấy từ các giáo trình, công trình nghiên cứu về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các bài báo khoa học, các trang tin tức…

- Các số liệu được thu thập từ nhiều nguồn số liệu của Ngân hàng VDB, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Công Thương v..v. Những tài liệu, số liệu này được liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn. Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đề được đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn. Một số thông tin đã được sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp.

Bước 3: Phân tích dữ liệu và lý giải.

Căn cứ vào những thông tin, dữ liệu thu thập được về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, những thay đổi về chính sách liên quan đến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu…tác giả lý giải nguyên nhân khiến loại hình bảo hiểm này chưa phát triển tại Việt Nam, đồng thời đưa ra định hướng phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Các phân tích được đánh giá đa chiều, đảm bảo tính khách quan. Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dưới hình thức phân tích định tính.

35

Sau khi phân tích, đánh gia các thông tin thu thập được, luận văn sẽ đưa ra một bức tranh toàn cảnh về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, mục tiêu và định hướng triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong tương lai. Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận và kiến nghị của tác giả đối với doanh nghiệp và Chính phủ.

2.2.1.3. Phương pháp thống kê.

Luận văn sử dụng các số liệu thống kê thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau để phân tích. Luận văn thực hiện phương pháp này như sau:

Bước 1: Thu thập, tóm tắt, trình bày các số liệu liên quan đến tín

dụng xuất khẩu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Bước 2: Phân tích các số liệu đã có với các câu hỏi nghiên cứu về

nguyên nhân khiến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chưa trở thành công cụ hỗ trợ xuất khẩu được ưa thích tại Việt Nam.

2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bằng điều tra khảo sát.

Điều tra/ khảo sát là phương pháp giúp thu thập các số liệu sơ cấp liên quan đến luận văn. Phương pháp này được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Xây dựng phiếu điều tra khảo sát.

Phiếu điều tra được chia thành ba loại phiếu: một loại dành cho doanh nghiệp xuất khẩu; một loại dành cho ngân hàng; và một phần loại cho các công ty bảo hiểm.

Phiếu điều tra dành cho doanh nghiệp xuất khẩu: Mục tiêu của phiếu điều tra khảo sát là lấy ý kiến các doanh nghiệp xuất khẩu về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, do vậy số lượng các câu hỏi được đặt ra với đối tượng nghiên cứu này là

36

nhiều nhất (14 câu hỏi). Nội dung của các câu hỏi chủ yếu xoay quanh tình hình kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp (các câu hỏi về kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp, loại tiền doanh nghiệp sử dụng trong thanh toán xuất khẩu, thị trường xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp, những rủi ro mà doanh nghiệp hay gặp phải trong thanh toán quốc tế…). Bên cạnh đó, phiếu điều tra khảo sát cũng thiết kế các câu hỏi giúp tìm hiểu về cách quản lý tín dụng hiện tại của doanh nghiệp, cũng như sự quan tâm của doanh nghiệp đối với bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Phiếu điều tra dành cho công ty bảo hiểm bao gồm 8 câu hỏi, với mục đích tìm hiểu về việc triển khai hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại công ty bảo hiểm tham gia điều tra khảo sát. Các câu hỏi trong phần này điều tra doanh thu phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và tình hình bồi thường của nghiệp vụ này tại các công ty bảo hiểm. Từ đó, tìm hiểu những khó khăn và mong muốn của công ty bảo hiểm trong việc triển khai sản phẩm bảo hiểm này, đồng thời tìm hiểu chiến lược nhằm phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của công ty bảo hiểm trong tương lai.

Phiếu điều tra dành cho Ngân hàng được thiết kế bao gồm 9 câu hỏi, điều tra các hình thức hỗ trợ tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng tham gia khảo sát, tỷ trọng doanh thu và tốc độ tăng trưởng tín dụng xuất khẩu từ năm 2007 đến nay của Ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn và nguyên nhân gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng từ hoạt động cho vay tín dụng xuất khẩu. Trên cơ sở đó, phiếu điều tra khảo sát tìm hiểu về mức độ quan tâm của Ngân hàng đối với bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và kỳ vọng của Ngân hàng đối với loại hình bảo hiểm này trong tương lai.

37

Bước 2: Triển khai điều tra.

Hình thức tiến hành điều tra là điều tra bằng thư. Đối tượng tham gia điều tra bao gồm các doanh nghiệp xuất khẩu, công ty bảo hiểm và các ngân hàng. Cỡ mẫu là 100 mẫu, cơ cấu mẫu dự kiến là 70 doanh nghiệp xuất khẩu, 15 công ty bảo hiểm và 15 chi nhánh của các ngân hàng. Cơ cấu mẫu được xác định dựa trên số lượng thực tế của các doanh nghiệp xuất khẩu, công ty bảo hiểm và ngân hàng đang hoạt động. Sở dĩ cơ cấu mẫu chủ yếu là doanh nghiệp xuất khẩu là vì số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay tương đối lớn, lớn hơn rất nhiều so với số lượng công ty bảo hiểm và ngân hàng.

Bước 3: Phân tích kết quả thu được từ phiếu điều tra.

Kết quả thu được từ phiếu điều tra khảo sát sẽ được tập hợp và xử lý trên file excel. Căn cứ vào kết quả thu thập được từ phiếu điều tra, tác giả phân tích thực trạng và nguyên nhân bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chưa phát triển tại Việt Nam.

38

Chƣơng 3 : Thực trạng hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam giai đoạn 2007 đến 2015.

3.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

3.1.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam.

3.1.1.1. Các văn bản pháp luật điều chỉnh.

Các quy định về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được quy định cụ thể trong Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011. Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, và Nghị định số 106/2008/NĐ- CP ngày 19/9/2008 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP. Với mục tiêu tăng cường hỗ trợ cho xuất khẩu và phù hợp với nguồn lực tài chính trong nước, chính sách tín dụng xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay tập trung vào các hình thức sau:

Các hình thức hỗ trợ xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 37)