Cơ sở pháp lý của hoạt động tín dụng xuấtkhẩu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 48 - 53)

3.1.1.1. Các văn bản pháp luật điều chỉnh.

Các quy định về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được quy định cụ thể trong Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011. Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, và Nghị định số 106/2008/NĐ- CP ngày 19/9/2008 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP. Với mục tiêu tăng cường hỗ trợ cho xuất khẩu và phù hợp với nguồn lực tài chính trong nước, chính sách tín dụng xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay tập trung vào các hình thức sau:

Các hình thức hỗ trợ xuất khẩu.

Cho vay dự án đầu tư phục vụ xuất khẩu:

- Đối tượng là các dự án đầu tư trong nước phục vụ cho xuất khẩu và các dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc danh mục Nhà nước khuyến khích.

- Mức vốn cho vay tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án. - Thời hạn cho vay tối đa 12 năm.

- Đồng tiền cho vay: đồng Việt Nam. Đối với các sự án có nhập thiết bị nước ngoài hoặc dự án đầu tư ở nước ngoài có đủ nguồn ngoại tệ trả nợ thì được cho vay bằng USD.

39

- Lãi suất cho vay đầu tư phục vụ xuất khẩu không thấp hơn lãi suất bình quân các nguồn vốn cộng với chi phí hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Lãi suất cho vay được ghi trong hợp đồng tín dụng. Mức lãi suất cho vay được điều chỉnh theo từng lần giải ngân theo lãi suất cho vay được công bố.

- Lãi suất nợ quá hạn đối với mỗi khoản giải ngân bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn đối với từng khoản giải ngân.

Cho vay ngắn hạn xuất khẩu:

- Đối tượng bao gồm cho vay người bán (nhà xuất khẩu) và cho vay người mua (nhà nhập khẩu).

 Cho vay người bán: là cho vay nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ vay vốn tín dụng xuất khẩu quy định cho từng thời kỳ, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, chiến lược xuất khẩu.

 Cho vay người mua: là cho vay nhà nhập khẩu nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ do Việt Nam sản xuất nằm trong danh mục hàng hóa, dịch vụ vay vốn tín dụng xuất khẩu, được Chính phủ hoặc Ngân hàng Trung ương nước nhập khẩu bảo lãnh.

- Mức vốn cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu (bên bán), hợp đồng nhập khẩu (bên mua) đã ký kết hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giá hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng, đồng thời phải đảm bảo mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài không vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

40

- Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm của từng hợp đồng xuất khẩu và khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng tối đa là không quá 12 tháng.Thời hạn cho vay đối với mặt hàng tàu biển xuất khẩu tối đa là 24 tháng.

- Lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu do Chủ tịch Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính công bố theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất trên thị trường.

- Lãi suất nợ quá hạn đối với mỗi khoản giải ngân bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Theo thông tư số 35/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn một số điều của Nghị định 75/2011/NĐ-CP, Ngân hàng Phát triển Việt Nam tính toán, xác định lãi suất bình quân các nguồn vốn, chi phí hoạt động và đề xuất mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu. Bộ Tài chính xem xét quyết định mức lãi suất tín dụng đầu tư , tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

Ngày 22/05/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2013/NĐ-CP bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2011/NĐ-CP. Theo đó, các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn mua thức ăn chăn nuôi thủy sản phụ vụ xuất khẩu được vay vốn tín dụng xuất khẩu, mức vay vốn tối đa bằng 85% tổng nhu cầu mua thức ăn chăn nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu theo phương án đã được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và chấp thuận cho vay, đồng thời phải đảm bảo mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi đối tượng không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thời hạn cho từng khoản vay không quá 12 tháng; gia hạn thời gian cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước lên tối

41

đa 15 năm (tổng thời gian vay vốn tối đa 15 năm) đối với một số dự án kết cấu hạ tầng kinh tế có quy mô đầu tư lớn trong lĩnh vực sản xuất điện, sản xuất xi măng, sản xuất thép, cung cấp nước sạch, môi trường; gia hạn thời gian vay vốn lên tối đa là 36 tháng (tổng thời gian vay vốn tối đa 36 tháng) đối với khoản vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cho các nhóm hàng xuất khẩu rau quả, thủy sản với điều kiện doanh nghiệp bị lỗ trong năm 2011 và năm 2012, không cân đối được nguồn vốn để trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Đối với hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy sản, Chính phủ đã có các giải pháp tháo gỡ khó khăn và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai các chương tình tín dụng đặc thù hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu nông lâm thủy sản, bao gồm: cho vay tháo gỡ khó khăn cho chăn nuôi và thủy sản (giãn nợ 24 tháng và được vay mới với lãi suất cho vay ngắn hạn VNĐ tối đa 7%/ năm); cho vay phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ- CP của Chính phủ; cho vay tái canh cây cà phê, cho vay kinh doanh lúa gạo và cho vay tạm trữ lúa gạo; cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp, lãi suất cho vay thấp hơn thông thường từ 1-1,5%/ năm; mức cho vay lên đến 90% phương án, dự án; mô hình liên hết chuỗi giá trị khép kín có thời gian vay trên 12 tháng nhưng không quá 18 tháng; có thể vay không tài sản đảm bảo; cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện chính sách cho vay tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (có hiệu lực từ ngày 25/07/2015) theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, theo đó các doanh nghiệp nông nghiệp và xuất khẩu nông lâm thủy sản có mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao được cho vay không có tài sản đảm bảo

42

đến 70-80% giá trị phương án, dự án và được hưởng cơ chế xử lý khoản nợ (khoanh nợ, xóa nợ) khi gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan bất khả kháng.

Hình thức bảo lãnh.

Bảo lãnh vay vốn tín dụng xuất khẩu:

- Mục tiêu, phạm vi bảo lãnh: cung cấp cho các nhà xuất khẩu dịch vụ bảo lãnh để nhận được điều khoản tài trợ tốt nhất từ các ngân hàng thương mại cho việc đầu tư dự án hoặc sản xuất các sản phẩm hàng hóa dịch vụ thực hiện hợp đồng xuất khẩu đã ký kết với nước ngoài.

- Mức bảo lãnh: đối với dự án đầu tư tối đa bằng mức vốn vay của tổ chức tín dụng. Đối với trường hợp vay ngắn hạn, tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng.

- Thời hạn bảo lãnh: tối đa bằng thời hạn vay vốn của tổ chức tín dụng.

Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng:

- Đối tượng bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu là các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu các mặt hàng cần đẩy mạnh xuất khẩu do Chính phủ quy định, phù hợp với thế mạnh xuất khẩu của nền kinh tế trong từng thời kỳ.

- Mức bảo lãnh tối đa không quá 3% giá dự thầu (đối với bảo lãnh dự thầu), 10% giá trị hợp đồng (đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng).

- Thời hạn bảo lãnh theo thời hạn thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp xuất khẩu.

43

3.1.1.2. Cơ quan thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu của Việt Nam.

Từ năm 2005 trở về trước, Quỹ Hỗ trợ phát triển là cơ quan thuộc quyền quản lý của Bộ Tài chính, thực hiện chức năng hỗ trợ tín dụng xuất khẩu. Ngày 19/05/2006, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg, quyết định thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) thay thế hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển nhằm thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP, VDB đang thực hiện nhiều hình thức tín dụng xuất khẩu bao gồm tín dụng trung, dài hạn, ngắn hạn, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Bên cạnh đó, VDB cũng được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, VDB kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển.

3.1.2. Các chính sách điều chỉnh và cơ quan quản lý hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 48 - 53)