Những kết quả đạt được trong hoạt động đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về đấu thầu mua sắm công hướng hoàn thiện từ kinh nghiệm của cộng hòa pháp luận văn ths luật (Trang 50 - 55)

2.2.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam Việt Nam

Nước ta đã tiến hành thực hiện đấu thầu mua sắm công hơn 10 năm nay. Trong quá trình vừa học hỏi, vừa thực hiện, nước ta đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này.

2.2.1.1. Văn bản về pháp luật đấu thầu mua sắm công không ngừng hoàn thiện theo hướng tăng cường phân cấp

Trong những năm qua, việc ban hành các văn bản hướng dẫn về đấu thầu đảm bảo thực hiện quy định của pháp luật về đấu thầu được thông suốt, thống nhất và thuận tiện trong quá trình thực hiện dự án, khắc phục được những khó khăn trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản. Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành đó thống nhất và chuẩn hóa về thủ tục, thời gian trong hoạt động đấu thầu, quy định chi tiết về lập, thẩm định phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, nâng cao quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư, từ đó tạo điều kiện tiết kiệm thời gian trong đấu

thầu đảm bảo tiến độ chung của toàn bộ dự án đầu tư.

Việc tăng cường phân cấp cho chủ đầu tư đã tăng cường tính chủ động linh hoạt cho chủ đầu tư, thu hẹp được cấp trình duyệt trong quá trình lựa chọn nhà thầu nên thời gian lựa chọn nhà thầu cũng đó được rút ngắn đáng kể. Ngay sau khi Nghị định 85/CP có hiệu lực thi hành (01/12/2009), trong năm 2010 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành 16 thông tư quy định về các Mẫu tài liệu trong đấu thầu, đảm bảo việc triển khai thực hiện quy định của Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi và Nghị định 85/CP được thông suốt, thống nhất và thuận tiện cho quá trình thực hiện các dự án.

Ngoài ra, việc tăng cường phân cấp cho chủ đầu tư theo tinh thần của Luật sửa đổi và Nghị định 85/CP đã bước đầu thu hẹp được cấp trình duyệt trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Do đó rút ngắn được thời gian trình, duyệt và thẩm định trong quá trình lựa chọn nhà thầu nên thời gian lựa chọn nhà thầu cũng đã được rút ngắn đáng kể.

Bên cạnh đó, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin, ngày 22/07/2010 Bộ kế hoạch đầu tư đã ban hành Thông tư 17/2010/TT-BKH Quy định chi tiết thí điểm đấu thầu qua mạng. Điều này đã đáp ứng nhu cầu cải tiến phương thức đấu thầu ngày một hiện đại, công khai, minh bạch và tiết kiệm.

2.2.1.2. Các quy định về đấu thầu qua mạng bước đầu xây dựng nền móng cho một cách thức đấu thầu tiên tiến

Dưới sự chỉ đạo của các cơ quan nhà nước, sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế và sự hưởng ứng tích cực của các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp nhà nước có liên quan, giai đoạn triển khai thí điểm đấu thầu qua mạng (2009- 2011) đã kết thúc và cơ bản đạt được mục tiêu đề ra. Trong báo cáo tại Hội thảo “Lợi ích của đấu thầu qua mạng” ý kiến của các doanh nghiệp, cán bộ thực hiện công tác đấu thầu đều khẳng định, đấu thầu qua mạng giúp tăng cường tính công khai minh bạch trong hoạt động đấu thầu, thể

hiện quyết tâm phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước. Đây cũng thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với cộng đồng nhà tài trợ quốc tế. Tổng công ty Điện lực Hà Nội, đơn vị thí điểm đấu thầu qua mạng nhấn mạnh, từ năm 2010 - 2011, đơn vị thực hiện thành công 14 gói thầu. Những lợi thế của đấu thầu qua mạng được phát huy rõ ràng thông qua việc hạn chế tiếp xúc giữa bên mời thầu và nhà thầu, nâng cao công tác bảo mật trong công tác xét thầu; công khai thông tin về báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu của Tổ chuyên gia…

Một dấu hiệu tích cực nữa, đó là nhiều đơn vị không nằm trong diện thí điểm đấu thầu qua mạng cũng đã hưởng ứng và đăng ký tham gia thực hiện tự nguyện. Chẳng hạn như Ban quản lí dự án Xây dựng hạ tầng thành phố Thái Bình, tuy không phải là đơn vị thí điểm, nhưng khi được sự đồng thuận của Lãnh đạo Tỉnh, Thành phố, sự giúp đỡ của Cục Quản lý đấu thầu, vừa qua đơn vị cũng đã đấu thầu thành công 2 gói thầu thuộc lĩnh vực xây lắp qua hệ thống đấu thầu qua mạng [34].

Thành công của giai đoạn thí điểm cùng với việc việc ban hành Thông tư 17/2010/TT-BKH quy định chi tiết thí điểm dấu thầu qua mạng đã giúp hoàn thiện nội dung về đấu thầu qua mạng, một bộ phận quan trọng của Luật Đấu thầu (sửa đổi) mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì soạn thảo.

2.2.1.3. Mức độ tiết kiệm ngày càng cao

Luật Đấu thầu đã có quy định về chi tiêu vốn nhà nước được thực hiện thông qua các hình thức đấu thầu cạnh tranh từ mức cao nhất như đấu thầu rộng rãi đến các hình thức khác như đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh…

Mặc dù năm qua có nhiều biến động về giá cả, song công tác đấu thầu vẫn mang lại hiệu quả đáng kể. Việc thực hiện theo Luật Đấu thầu và Nghị định 85/CP không chỉ giúp chủ đầu tư, bên mời thầu lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu mà còn giúp tiết kiệm được

cho nhà nước 21.072,08 tỷ đồng, tương đương 1,1 tỷ USD bằng 0,97% GDP của cả nước [6], đây là con số rất ý nghĩa thể hiện hiệu quả của công tác đấu thầu. Ngoài ra, tiết kiệm đạt được chủ yếu từ các hình thức đấu thầu mang tính cạnh tranh như đấu thầu rộng rãi hay đấu thầu hạn chế. Điều đó cho thấy, việc quy định bắt buộc áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chỉ được áp dụng các hình thức khác (kém cạnh tranh hơn) khi có đủ điều kiện, không những giúp tăng số lượng các gói thầu áp dụng đấu thầu rộng rãi mà đã trực tiếp đem lại giá trị tiết kiệm đáng kể

Trên cơ sở báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư về tình hình thực hiện đấu thầu sử dụng vốn nhà nước của các Bộ ngành địa phương thì mức tiết kiệm trung bình trong 4 năm gần đây khoảng 5,3% (chênh lệch giữa giá gói thầu theo kế hoạch và giá trúng thầu). Cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Mức độ tiết kiệm mua sắm công từ năm 2009 - 2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

1 Tổng số gói

thầu

79.289,00 95.069,00 88.548,00 96.520,00

2 Giá trị gói thầu

theo KH 394.242,76 357.269,98 349.382,27 403.951,09 3 Giá trị trúng thầu 382.685,11 334.097,90 326.951,93 382.879,01 4 Tiết kiệm 11.557,65 23.172,08 22.430,34 21.072,08 5 Tỷ lệ % 2,93% 6,63% 6,42% 5,21%

(Số liệu được trích theo Báo cáo về công tác quản lý đấu thầu năm 2009, 2010, 2011 và 2012)

Qua bảng tổng hợp thấy mức tiết kiệm giảm dần theo các năm và đạt mức bình quân 5,3%, tuy nhiên mức tiết kiệm giảm không có nghĩa là thầu

kém hiệu quả mà thể hiện sự cạnh tranh cao giữa các nhà thầu đồng thời chất lượng công tác chuẩn bị đấu thầu của chủ đầu tư ngày được nâng cao, sát với nhu cầu thực tế.

2.2.1.4. Công tác quản lí nhà nước ngày càng được tăng cường

Hiện nay, việc quản lí nhà nước trong công tác đấu thầu mua sắm công được thực hiện theo hướng tăng cường phân cấp đồng thời với việc thanh tra, kiểm tra. Theo đó, cấp quyết định đầu tư quyết định 3/12 nội dung cơ bản trong đấu thầu (kế hoạch đấu thầu; hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu), chủ đầu tư chỉ quyết định 9/12 nội dung còn lại (như tổ chức đấu thầu; xét thầu…). Riêng với những dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, Thủ tướng chỉ phê duyệt kế hoạch đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu, các nội dung còn lại do các bộ ngành hoặc địa phương có liên quan quyết định. Thực tế, các trường hợp do Thủ tướng quyết định trong thời gian qua ngày càng giảm do quy định về phân cấp nói trên: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.2. Thông kê dự án Thủ tướng quyết định đầu tư từ năm 2009 - 2012

Năm Kế hoạch đấu thầu (số dự

án/gói thầu)

Kết quả lựa chọn nhà thầu (số gói thầu)

2009 34 71

2010 27 64

2011 22 25

2012 14 17

(Số liệu được trích trong Mục quản lí nhà nước về đấu thầu [27])

Quy định về phân cấp đã được các cấp, các ngành thực hiện khá nghiêm túc. Trên một số địa phương, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố còn cụ thể hóa việc phân cấp thêm một bước nữa như phân cấp cho các cơ sở chuyên ngành hoặc quận, huyện để phù hợp với điều kiện của địa phương mình.

Bên cạnh đó, các cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác đấu thầu mua sắm sắm công được tiến hành một cách thường xuyên nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đấu thầu. Ở nhiều địa phương, kiểm tra đấu thầu đã giúp ngăn chặn kịp thời các sai phạm trong đấu thầu như nhà thầu có dấu hiệu vi phạm trong hồ sơ dự thầu khi tham gia đấu thầu tại một số gói thầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhà thầu cung cấp thông tin không trung thực trong hồ sơ dự thầu trên địa bàn tỉnh Yên Bái và Ninh Bình hay đánh giá hồ sơ dự thầu không căn cứ vào yêu cầu của hồ sơ mời thầu làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long... và đã có biện pháp xử lý kịp thời [28].

2.2.1.5. Năng lực nhà thầu trong nước được nâng cao

Công tác đấu thầu với sự khắt khe của nó đã tạo điều kiện cho các nhà thầu Việt Nam trưởng thành nhanh chóng. Trước năm 2000, hiếm có trường hợp nhà thầu Việt Nam độc lập cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài, khi đó các nhà thầu thường tham gia với các hình thức liên doanh hoặc thầu phụ cho các nhà thầu nước ngoài. Trong nhiều năm gần đây, tình hình theo hướng tích cực với nhà thầu Việt Nam. Đa phần các gói thầu trong đấu thầu mua sắm công các nhà thầu Việt Nam đã giành được hợp đồng trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng với nhà thầu nước ngoài.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về đấu thầu mua sắm công hướng hoàn thiện từ kinh nghiệm của cộng hòa pháp luận văn ths luật (Trang 50 - 55)