Khái quát về Cộng hòa Pháp

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về đấu thầu mua sắm công hướng hoàn thiện từ kinh nghiệm của cộng hòa pháp luận văn ths luật (Trang 64 - 66)

Trong số các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu, Cộng hòa Pháp được đánh giá là nền kinh tế lớn đứng thứ 2 sau Đức và điều đó được minh chứng bởi quốc gia này có khả năng kiểm soát chi tiêu công nói chung và mua sắm công nói riêng khá hiệu quả. Điều đó được thể hiện ở những khía cạnh cơ bản sau đây:

- Trong năm 2010, Pháp là nền kinh tế lớn thứ 5 sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Vương Quốc Anh. Năm 2010, giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP) là 2.675.900 triệu đô la. Trong năm 2012, đứng thứ 35 trong GDP bình quân đầu người/PPP (sức mua tương đương), đây là con số cao trên mức trung bình của EU. Trong bảng xếp hạng theo sức mua tương đương, Pháp là cường quốc kinh tế thứ 10[37].

- Nền kinh tế của Pháp là một nền kinh tế dịch vụ: trong năm 2005, các ngành đại học chiếm 71.8% dân số hoạt động, trong khi các lĩnh vực chính như nông nghiệp, đánh bắt hải sản… chỉ chiếm 3,8%, các ngành công nghiệp 24,3%. Nền kinh tế Pháp ngày càng mở, chiếm một vị trí quan trọng trong Liên minh Châu Âu và thương mại quốc tế [37].

- Tại Pháp, sự can thiệp của nhà nước trong nền kinh tế là truyền thống quan trọng, mức độ chi tiêu công khá cao nhưng hiệu quả từ việc chi tiêu công của Pháp được WB đánh giá cao trong các báo cáo về chỉ số quốc gia.

Kinh tế Pháp bao gồm số lượng lớn doanh nghiệp tư nhân (gần 2.5 triệu công ty đã đăng ký) với sự can thiệp đáng kể (dù đang giảm bớt) từ phía chính phủ. Chính phủ giữ ảnh hưởng khá lớn trên những lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng, sở hữu đa số vốn trong các ngành đường sắt, điện, hàng không và các công ty viễn thông. Từ những năm 1990, nhà nước đã tiến hành tư nhân hóa một số doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ dần bán ra các cổ phần đang nắm giữ trong France Telecom, Ari France cũng như trong các ngành bảo hiểm, ngân hàng và công nghiệp quốc phòng. Hiện tại, các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn tồn tại trong những lĩnh vực trọng yếu và giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc gia [37].

- Pháp được đánh giá là một trong số quốc gia có chỉ số tham nhũng trong mua sắm công thấp, chất lượng mua sắm công cao. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ, công bố chỉ số tham nhũng trong mua sắm công của các quốc gia trong 5 năm gần đây, có tới 2/3 trong 167 nước được thăm dò có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng trong hoạt động mua sắm công. Các nước Bắc Âu và Cộng hòa Pháp (ở Tây Âu) được đánh giá là tốt nhất (chỉ số tham nhũng dao động từ 8,29 đến 9,4 điểm) [39].

Nhiều quốc gia họp tại Liên Hợp quốc về chống tham nhũng đều thống nhất cho rằng sự minh bạch là một biện pháp chống tham nhũng hữu hiệu nhất. Công cụ chiến đấu tham nhũng, tham ô là minh bạch kiếu nại, minh bạch ngân sách, tài chính và minh bạch mua sắm. Cộng hòa Pháp được đánh giá rất cao trong các vấn đề minh bạch này, nhất là vấn đề minh bạch mua sắm [39].

- Sự tương thích hệ thống pháp luật Cộng hòa Pháp và hệ thống pháp luật Việt Nam: Các nhà luật học so sánh thường dựa vào những tiêu chí khác nhau để phân loại các họ pháp luật trên thế giới và từ đó nghiên cứu chúng hay trình bày chúng theo các tiêu chí đó. Mặc dù Việt Nam và Cộng hòa Pháp

là những nước có chế độ chính trị khác nhau nhưng pháp luật của chúng ta học hỏi ở nước bạn rất nhiều, nhất là trong Bộ Luật dân sự, Luật thương mại và Luật tố tụng. Chúng ta đang trong quá trình xây dựng dự thảo để hoàn thiện hơn nữa pháp luật mua sắm công. Vì vậy, việc nghiên cứu, xem xét và đánh giá pháp luật các nước để rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về đấu thầu mua sắm công hướng hoàn thiện từ kinh nghiệm của cộng hòa pháp luận văn ths luật (Trang 64 - 66)