0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐẤU THẦU MUA SẮM CÔNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỪ KINH NGHIỆM CỦA CỘNG HÒA PHÁP LUẬN VĂN THS LUẬT (Trang 43 -50 )

sắm công ở Việt Nam

2.1.4.1. Nguồn vốn trong hoạt động đấu thầu mua sắm công

Tại Việt Nam, vốn dành cho mua sắm công theo Luật đấu thầu gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các nguồn vốn khác do nhà nước quản lý.

Theo luật ngân sách, khái niệm vốn ngân sách chưa được xác định nhưng được hiểu chung là vốn hình thành từ các nguồn thu ngân sách, nằm trong ngân sách hàng năm được nhà nước phê duyệt.

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đưa ra nhiều loại vốn khác nhau gồm: vốn vay ngân sách nhà nước, vốn vay nước ngoài của chính phủ, nguồn viện trợ quốc tế dành cho đầu tư phát triển, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, trong đó quy định:”Vốn thuộc các khoản vay nước ngoài của chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế dành cho đầu tư phát triển (kể cả vốn hỗ trợ chính thức ODA) được quản lý thống nhất theo Luật ngân sách nhà nước. Trong khi đó, quy chế quản lý và sử dụng vốn ODA lại coi ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách nhà nước.

Trên thực tế, nguồn vốn dành cho đấu thầu mua sắm công bao gồm những loại sau đây:

- Vốn thuộc sở hữu nhà nước (vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại). Đối với việc sử dụng nguồn vốn này để mua sắm công phải thực hiện theo các quy định chi ngân sách nhà nước. Ở đây, việc lập kế hoạch nằm trong dự toán chi ngân sách. Vì vậy, các quy định về căn cứ, cơ sở, thời gian lập kế hoạch mua sắm, giải ngân từng giai đoạn mua sắm sẽ nằm trong khuôn

khổ các quy trình về lập dự toán ngân sách, phê duyệt ngân sách và chấp hành ngân sách. Bộ tài chính sẽ tiến hành và chủ trì trong việc lập dự toán ngân sách nhà nước ở trung ương, sở tài chính sẽ chủ trì trong lập dự toán ngân sách ở địa phương.

- Vốn do nhà nước đứng ra vay hoặc đứng ra bảo lãnh (các khoản vay ODA, khoản tín dụng do nhà nước bảo lãnh). Sử dụng nguồn vốn này để tiến hành đấu thầu mua sắm công thì việc lập kế hoạch phải được tiến hành ngay từ bước chuẩn bị dự án. Việc phê duyệt dự án, thực hiện và giải ngân sẽ tuân theo quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức.

- Vốn hình thành từ các loại nguồn vốn trên (vốn nhà nước giao cho doanh nghiệp nhà nước, các quỹ hình thành từ lợi nhuận doanh nghiệp nhà nước). Trường hợp này được xem là trường hợp đặc thù nhất của việc sử dụng vốn có nguồn gốc từ vốn nhà nước bởi lẽ việc sử dụng nguồn vốn này để đấu thầu mua sắm phải căn cứ vào mô hình doanh nghiệp. Và thẩm quyền quyết định việc sử dụng nguồn kinh phí này chính là chủ sở hữu doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước chỉ chiếm phần nhất định.

2.1.4.2. Phân cấp quản lý trong đấu thầu mua sắm công

Trong đấu thầu mua sắm công, cơ quan nhà nước là người đại diện cho nhà nước, là chủ thể tiến hành đấu thầu mua sắm công. Vì vậy, trong quá trình đấu thầu mua sắm công luôn có sự tham gia của nhiều cấp, nhiều cơ quan khác nhau. Hiện nay, cơ quan nhà nước tham gia vào quá trình mua sắm công với ba tư cách khác nhau: cơ quan thực hiện, cơ quan thẩm định và cơ quan phê duyệt.

+ Cơ quan thực hiện: là cơ quan trực tiếp thực hiện việc lựa chọn nhà thầu. Trong một dự án cụ thể, cơ quan này đóng vai trò là chủ đầu tư, cơ quan đại diện cho vốn nhà nước để thực hiện hoạt động mua sắm.

về yếu tố kỹ thuật, tài chính, kế hoạch mà cơ quan thực hiện báo cáo.

+ Cơ quan phê duyệt: là cơ quan có thẩm quyền quyết định các vấn đề liên quan đến việc thực hiện dự án.

Trong quá trình tiến hành dự án, các cơ quan tiến hành một cách độc lập, có sự bổ sung, phối hợp với nhau, chẳng hạn như trong quá trình phê duyệt kết quả đấu thầu của gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Bước 1: Tổ chuyên gia đánh giá thầu của cơ quan tổ chức đấu thầu bao gồm tổ trưởng và các chuyên gia về các lĩnh vực tài chính, kỹ thuật, thương mại, pháp lý. Báo cáo đánh giá thầu này sẽ được một bộ phận chức năng của cơ quan tổ chức đấu thầu đánh giá thầu thẩm định và trình lên cấp có thẩm quyền của cơ quan tổ chức đấu thầu thông qua, trình lên bộ chủ quản.

Bước 2: Bộ chủ quản tiến hành xem xét báo cáo đánh giá. Thông thường, một tổ thẩm định cũng được thành lập bao gồm đại diện của các vụ kỹ thuật, kế hoạch, tài chính, pháp chế. Ý kiến thẩm định của tổ thẩm định được lập thành báo cáo thẩm định.

Bước 3: Báo cáo đánh giá thầu và báo cáo thẩm định sẽ được gửi lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tại đây, một ủy ban được thành lập, bao gồm 15-18 thành viên, ủy ban này sẽ xem xét lần thứ hai báo cáo đánh giá và chính thức báo cáo thẩm định cuối cùng trình lên thủ tướng chính phủ để phê duyệt hoặc loại bỏ kết quả đấu thầu.

Bước 4: Thủ tướng Chính phủ thông qua Văn phòng chính phủ để lấy ý kiến của các vụ trong chính phủ cũng như các bộ có liên quan trước khi ra quyết định cuối cùng.

Khi xem xét các quy định pháp luật về đấu thầu mua sắm công chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy, hoàn thành một gói thầu là một quy trình xem xét, đánh giá của rất nhiều cơ quan. Bên cạnh việc lấy được ý kiến đóng góp tích

cực của các cơ quan chức năng thì quy trình này thường dẫn đến việc kéo dài thời gian, tình trạng sử dụng thông tin không đúng, rò rỉ thông tin…

2.1.4.3. Quản lý cơ quan, cán bộ thực hiện đấu thầu mua sắm công

Bên cạnh quy định trong Luật Đấu thầu năm 2005 về cơ quan và cán bộ trong đấu thầu mua sắm công thì việc quản lý cơ quan, cán bộ thực hiện đấu thầu mua sắm công còn phải căn cứ vào những văn bản pháp luật khác: Luật cán bộ công chức, Luật viên chức, Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Cụ thể là:

- Cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực mua sắm công phải tuân thủ những quy định về tư cách đạo đức của cán bộ công chức quy định tại Luật cán bộ công chức và Luật viên chức: trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, chủ động sáng tạo phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao.

- Cán bộ, công chức thực hiện đấu thầu mua sắm công không được thực hiện những hành vi tham nhũng như lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để vụ lợi, lạm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây ảnh hưởng đối với người khác nhằm trục lợi.

- Cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực mua sắm công cũng phải tuân theo các thủ tục được quy định tại Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí để bảo đảm tính kinh tế và hiệu quả.

Trong từng dự án cụ thể, pháp luật đấu thầu mua sắm công quy định tiêu chuẩn của tổ chuyên gia đấu thầu: Am hiểu pháp luật về đấu thầu mua sắm công; Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu; Am hiểu về các nội dung cụ thể của gói thầu; Có kinh nghiệm trong công tác quản lý thực tế hoặc nghiên cứu.

nhiệm của cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực này, Luật Đấu thầu quy định chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức ở những vị trí khác nhau trong hoạt động đấu thầu mua sắm công [7].

2.1.4.4. Quản lý thông tin trong đấu thầu mua sắm công

Luật đấu thầu hiện nay xây dựng quy định về quản lý thông tin theo tinh thần vừa phải đảm bảo tính công khai lại vừa bảo đảm tính bảo mật. Yêu cầu công khai, minh bạch là yêu cầu đặt ra hàng đầu đối với các quy định về trình tự, thủ tục trong đấu thầu mua sắm công. Tuy nhiên, đấu thầu cũng là cơ hội kinh doanh, liên quan tới bí mật kinh doanh của nhà thầu, các thông tin trong quá trình xét thầu tiết lộ cho đối tượng không cần thiết dễ dẫn đến việc nhà thầu lợi dụng những thông tin đó để thao túng quá trình xét thầu.

Các quy định về thông tin trong đấu thầu bao gồm các quy định về hình thức đăng tải thông tin, cấp đăng tải thông tin, nội dung của thông tin cần đăng tải, cơ quan cung cấp thông tin và cơ quan quản lý việc đăng tải thông tin.

- Hình thức đăng tải thông tin: Điều 5- Luật đấu thầu quy định các thông tin về đấu thầu phải được đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử và có thể đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng khác để tạo thuận lợi trong việc tiếp cận của cá nhân, tổ chức.

Cấp đăng tải thông tin bao gồm cấp trung ương do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, cấp bộ, ngành địa phương do bộ, ngành địa phương chủ trì.

- Nội dung đăng tải thông tin: Nội dung đăng tải thông tin được Luật đấu thầu quy định cụ thể rất nhiều mục, chúng ta có thể phân thành hai nhóm nội dung đăng tải thông tin gồm: thông tin về đấu thầu và thông tin về nhà thầu. Thông tin về đấu thầu gồm kế hoạch đấu thầu; thông báo mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, thông báo mời thầu; danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu; kết quả lựa chọn nhà thầu… Thông tin về nhà thầu gồm hệ thống thông tin về nhà thầu như tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, tiêu chuẩn nhà

thầu trong đấu thầu hạn chế; nhà thầu bị cấm tham gia dự thầu; danh sách nhà thầu vi phạm quy chế đấu thầu.

- Cơ quan cung cấp thông tin: nhà thầu, các chủ dự án, các bộ ngành, địa phương đối với tờ thông tin và trang website thông tin về đấu thầu của nhà nước do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý; nhà thầu và các chủ dự án đối với tờ thông tin và trang báo điện tử do bộ, ngành địa phương quản lý.

Quy định về việc bảo mật hồ sơ, tài liệu, thông tin yêu cầu phải bảo mật: Nội dung hồ sơ mời thầu trước khi phát hành, các nội dung của hồ sơ dự thầu, kết quả đấu thầu trước khi công bố, không được móc nối, mua bán thông tin về đánh giá hồ sơ dự thầu trong quá trình xét thầu. Tránh tình trạng can thiệp một cách trái pháp luật vào quá trình đấu thầu, Luật đấu thầu quy định một cách cụ thể về nghĩa vụ của chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia đấu thầu, tổ chức thẩm định “bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ”.

Để đáp ứng nhu cầu thông tin và giải đáp thắc mắc về pháp luật đấu thầu mua sắm công, trên trang báo điện tử công khai số điện thoại trả lời các đơn vị về đăng tải thông tin đấu thầu, thanh toán chi phí đăng tải thông báo mời thầu…

2.1.4.5. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong đấu thầu mua sắm công

Song song với việc phân cấp quản lý mạnh mẽ thì Luật Đấu thầu 2005 xây dựng một cơ chế giám sát nhằm đảm bảo hiệu quả thực sự của việc sử dụng đồng vốn trong mua sắm công.

- Hoạt động kiểm tra thực hiện đấu thầu được thực hiện theo định kỳ hoặc đột xuất đối với nội dung về tình hình thực hiện đấu thầu như: Kế hoạch đấu thầu, chỉ định thầu, kết quả đấu thầu, giá ký hợp đồng, tình hình thực hiện hợp đồng và đề xuất biện pháp xử lý lên người có thẩm quyền khi phát hiện vi phạm.

- Việc thanh tra đấu thầu được thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm về pháp luật đấu thầu do cơ quan kiểm tra đề xuất hoặc khi người có thẩm quyền yêu cầu. Nội dung thanh tra bao gồm thanh tra về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, quy trình thực hiện hợp đồng…

Pháp luật về đấu thầu mua sắm công quy định các nhóm hành vi sẽ bị xử lý khi vi phạm như sau:

Nhà thầu: Gian lận, hối lộ, thông đồng, móc ngoặc, lập kế hoạch không chuẩn xác dẫn đến lãng phí, giám sát thi công thiếu trách nhiệm, không thực hiện đúng phạm vi công việc, thỏa thuận giữa các bên, không thực hiện hợp đồng với những lý do không thuộc các trường hợp bất khả kháng. Biện pháp xử lý đối với nhà thầu được áp dụng chủ yếu là đăng tải các hành vi vi phạm lên báo đấu thầu và trang báo điện tử về đấu thầu. Nếu vi phạm 3 lần sẽ bị cấm dự thầu 1 năm, tiếp đó, lại vi phạm 3 lần thì sẽ bị cấm dự thầu 2 năm và tiếp tục như vậy sẽ cấm dự thầu 3 năm. Trường hợp còn xảy ra vi phạm sẽ cấm dự thầu vĩnh viễn.

Bên mời thầu: tiết lộ hồ sơ, tài liệu, thông tin bí mật, thông đồng, mắc ngoặc, gian lận. Tùy theo mức độ vi phạm mà phải chịu hình thức kỷ luật. Các hình thức có thể là không cho tiếp tục tham gia công tác đấu thầu, bồi thường thiệt hại, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo: cơ chế giải quyết khiếu nại tố cáo trong pháp luật về đấu thầu mua sắm công hiện nay vẫn tuân theo các quy định về Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp thì mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, tố cáo quyết định hành chính, hành vi hành chính tới người có thẩm quyền.

tháng 7 năm 1996 thì Luật Đấu thầu đã quy định về quy trình giải quyết kiến nghị trong đấu thầu. Theo đó, nhà thầu có quyền kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu, vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu. Khi nhận được kiến nghị người có thẩm quyền (bên mời thầu, chủ đầu tư và người có thẩm quyền khác) phải tiến hành giải quyết trong thời hạn luật định. Riêng với việc kiến nghị lựa chọn nhà thầu, nhà thầu có hai phương án lựa chọn việc giải quyết kiến nghị lựa chọn nhà thầu: nhà thầu có thể khởi kiện ngay ra tòa án hoặc kiến nghị tới người có thẩm quyền. Trường hợp đã kiến nghị tới chủ dầu tư mà nhà thầu không đồng ý với giải quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn đồng thời đến người có thẩm quyền và chủ tịch hội đồng tư vấn về giải quyết nghị để xem xét, giải quyết.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐẤU THẦU MUA SẮM CÔNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỪ KINH NGHIỆM CỦA CỘNG HÒA PHÁP LUẬN VĂN THS LUẬT (Trang 43 -50 )

×