0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nguồn của pháp luật đấu thầu mua sắm công tại Cộng hòa Pháp

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐẤU THẦU MUA SẮM CÔNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỪ KINH NGHIỆM CỦA CỘNG HÒA PHÁP LUẬN VĂN THS LUẬT (Trang 67 -68 )

Việc đấu thầu mua sắm công của Pháp được điều chỉnh chủ yếu bởi các quy định trong ba bộ luật: Luật mua sắm công, Bộ luật Công chính và Luật hợp đồng công.

- Luật mua sắm công: Luật mua sắm công của Pháp ra đời 2004, gồm 295 điều. Cho đến nay, bộ luật này đã được hợp nhất lại rất nhiều lần để sửa đổi các quy định không phù hợp. Luật mua sắm công là nguồn chủ yếu của Pháp luật đấu thầu mua sắm công. Quy định của bộ luật này điều chỉnh về trình tự thực hiện và giải quyết tranh chấp của hoạt động mua sắm. Luật mua sắm công chia hoạt động mua sắm công thành hai phần lớn: hoạt động mua sắm công đối với hàng hóa, dịch vụ phổ thông và hoạt động mua sắm công với hàng hóa, dịch vụ đặc biệt (hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng tới an ninh, quốc phòng; hoạt động khai thác mạng; hoạt động nghiên cứu anh hưởng nghiêm trọng tới môi trường...). Tại mỗi phần, các quy định chú trọng mới giá trị gói thầu và yếu tố kỹ thuật đặc thù của lĩnh vực đặc biệt để điều chỉnh.

- Bộ Luật công chính: Bộ Luật công chính của Pháp bao gồm cá quy định liên quan tới hành chính công. Đối với hoạt động đấu thầu mua sắm công, Bộ luật này quy định cụ thể về cơ quan quản lí, cơ quan kiểm soát hoạt

động mua sắm công, quản lí nhà nước về quá trình mua sắm công, về trình tự cơ quan nhà nước, tổ chức công cộng đề đạt nhu cầu mua sắm và cũng có một số quy định liên quan tới đấu thầu mua sắm công.

- Luật hợp đồng công: Luật hợp đồng công điều chỉnh một cách cụ thể quá trình giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng công. Mặc dù trong Luật mua sắm công cũng có một số quy định xác định nội dung chính của hợp đồng nhưng khi soạn thảo và thực hiện hợp đồng các bên bắt buộc phải tuân theo quy định của luật này, trừ trường hợp trong Luật mua sắm công hoặc một văn bản pháp lí có giá trị tương đương nào chỉ rõ không áp dụng quy định trong luật này.

Mua sắm công có đối tượng rất rộng, ngoài những nguồn chủ yếu nêu trên thì pháp luật mua sắm công còn chịu sự điều chỉnh của một số văn bản luật như: Luật đấu thầu, Luật lao động... chỉ thị của EC và các nghị định khác có liên quan.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐẤU THẦU MUA SẮM CÔNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỪ KINH NGHIỆM CỦA CỘNG HÒA PHÁP LUẬN VĂN THS LUẬT (Trang 67 -68 )

×