Quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy Thái Nguyên, Đảng bộ và chính quyền huyện Phú Lương đã có nhiều chủ trương, biện pháp phát triển văn hóa giáo dục nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong huyện.
Quán triệt nghị quyết số 14 NQ-TW của Bộ chính trị “giáo dục là một bộ phận quan trọng của cách mạng tư tưởng và văn hóa, một nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế”, Đảng bộ chính quyền các cấp của huyện đều tập trung phát triển giáo dục. Phát triển cả ba ngành học: phổ thông, bổ túc văn hóa, vỡ lòng. Tính đến năm 1976, toàn huyện có gần 2 vạn học sinh phổ thông và học viên bổ túc văn hóa, đạt bình quân cứ 3 người dân có một người đi học [6,tr.184]. Phong trào thi đua “2 tốt” được đẩy mạnh, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học được cải thiện, về cơ bản đã khắc phục được tình trạng học ba ca.
Bước vào năm học 1981 - 1982, ngành giáo dục phổ thông tiếp tục tăng về số lượng, toàn huyện có 25 trường phổ thông cơ sở, có 2 trường phổ thông trung học, với tổng số học sinh của cả hai ngành học là 18.831 em. Ngành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mẫu giáo có 31 lớp với 676 cháu, ngành bổ túc văn hóa có 156 học viên. Chất lượng thi tốt nghiệp trong các trường đạt từ 93% trở lên [6,tr.209]. Phong trào xây dựng nhà trẻ tiếp tục củng cố. Đến năm 1982, toàn huyện có 57 nhà trẻ với đội ngũ các cô giáo có lòng yêu nghề, yêu trẻ.
Công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được Đảng bộ và chính quyền quan tâm sát sao. Năm 1976, toàn huyện có 21/24 xã đã có trạm xã. Các chỉ tiêu khám chữa bệnh đều hoàn thành, công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em từng bước được hoàn thiện. Công tác vận động chị em phụ nữ sinh đẻ có kế hoạch đạt hiệu quả cao, 2/3 chị em phụ nữ ở nông thôn đã tích cực tham gia. Công tác vệ sinh phòng bệnh thường xuyên kiểm tra đôn đốc. Toàn huyện có 1/4 số hộ hoàn thành 3 công trình: nhà tắm, giếng nước, hố tiêu hai ngăn [6,tr.185]. Xây dựng các mạng lưới y tế đến hợp tác xã và đội sản xuất. Phát hiện và dập tắt dịch bệnh xẩy ra.
Đến năm 1982, 100% xã đã có trạm xã, phương pháp khám, chữa bệnh Đông - Tây y kết hợp được thực hiện ở nhiều cơ sở. Công tác phòng bệnh với phong trào “3 dứt điểm” được duy trì và đẩy mạnh. Trong 3 năm liền, toàn huyện không xẩy ra ổ dịch nào [6,tr.209]
Văn hóa, thông tin, truyền thanh cũng có bước chuyển biến mới, khoảng 70% số cơ quan và 50% số xã trong toàn huyện có phong trào thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao. Phòng văn hóa thông tin huyện đã tổ chức nhiều buổi chiếu phim, biểu diễn văn nghệ, phát thanh…có tác dụng to lớn trong việc tuyên truyền những chính sách của Đảng và nhà nước, nâng cao nhận thức và cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, so với yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị chưa nhạy bén, kịp thời, mạng lưới tuyên truyền ở cơ sở còn yếu.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ và chính quyền huyện Phú Lương đã bước đầu quan tâm tới việc xây dựng và cải tạo hệ thống giao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thông, xây dựng cơ sở hạ tầng. Năm 1976, ngoài việc sửa chữa các hệ thống cầu, đường sẵn có, Phú Lương còn hoàn thành xây dựng 400km đường liên thôn, liên xã và trên 40 km đường bờ vùng, bờ thủa [6,tr.185]. Năm 1982, huyện đã làm mới hai cầu treo Yên Đĩnh và Sơn Cẩm. Làm mới và củng cố mạng lưới đường giao thông liên xã, liên thôn, xây dựng kiên cố và bán kiên cố khu nhà ở, làm việc cho cán bộ công nhân viên; hệ thống sân phơi, nhà kho, hội trường… của các hợp tác xã Tức Tranh, Cổ Lũng, Sơn Cẩm; trạm xã của xã Yên Hân, Yên Cư, phòng khám bệnh ở Đu. Đặc biệt, mạng lưới điện quốc gia được đưa vào tận trung tâm huyện, tạo ra những tiền đề thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện sau này.
Với sự cố gắng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Phú Lương trong 10 năm (1976 - 1985), kinh tế - xã hội của huyện đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, Phú Lương vẫn là một huyện nghèo, đời sống văn hóa tinh thần còn gặp nhiều khó khăn, trình độ văn hóa còn thấp. Sự nghiệp văn hóa - giáo dục - y tế chậm phát triển, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nghèo nàn, lạc hậu các tệ nạn xã hội và các hủ tục mê tín dị đoan còn phổ biến.
Tiểu kết chương 1:
Phú Lương là một huyện miền núi có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế. Đảng bộ và chính quyền các cấp trong huyện đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn tạo ra sự ổn định về kinh tế - xã hội của huyện.
Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, sự chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền còn có những hạn chế nên kinh tế - xã hội của huyện còn chậm phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của huyện. Nền nông nghiệp mang tính chất manh mún, công cụ sản xuất lạc hậu, năng suất thấp, chưa đủ ăn. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính chất nhỏ lẻ, sản xuất cầm chừng, chưa có thị trường xuất khẩu lớn. Số người trong độ tuổi lao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
động không có việc làm chiếm tỉ lệ cao. Giáo dục, y tế còn nhiều bất cập, trình độ dân trí nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn thấp, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân còn nhiều hạn chế; đội ngũ lao động có tay nghề kĩ thuật còn thiếu.
Những thách thức trên, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phú Lương phải có chủ động, sáng tạo, đoàn kết, vận dụng dụng linh hoạt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, để nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện, đưa Phú Lương sớm trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển chủ lực của tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 2