Giáo dụ c đào tạo, văn hóa thông tin thể thao

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 71 - 78)

B Tổng sử dụng vốn(DN) 34,361 46,666 56,555 65,839 58,

3.1 Giáo dụ c đào tạo, văn hóa thông tin thể thao

Về giáo dục và đào tạo: Quán triệt quan điểm của Đảng coi Giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu” với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đảng bộ huyện Phú Lương đã có nhiều chính sách để nâng cao sự nghiệp trồng người, tập trung phát triển cả 3 mặt : mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng, xây dựng cơ sở vật chất, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Quy mô phát triển: Do nhu cầu học tập này càng cao nên hệ thống giáo dục - đào tạo ở các ngành học, bậc học ngày càng phát triển. Ở hệ thống giáo dục mầm non, tỷ lệ huy động số cháu trong độ tuổi đến lớp luôn tăng. Năm 1991, có 12 trường mẫu giáo, đến năm 2002 có 16 trường đạt 100% các xã, thị trấn có trường mầm non [89,tr.7]. Ngoài hệ thống các trường mầm non công lập nói trên, từ năm 2000 trở lại đây, do nhu cầu của người dân, mà các trường mầm non dân lập được mở rất nhiều, tính đến năm 2005 có 14 trường. Số học sinh mầm non từ 2443 em năm 2002, đã tăng lên 3316 em trong năm 2005 [80]. Năm 2005, bậc mầm non tiếp tục phát triển về quy mô, tỷ lệ huy động trẻ em ra nhà trẻ tăng 0,63%. Bậc tiểu học, số trường năm học 1999 là 26, đến năm 2005 tăng lên là 27 trường. Số học sinh tiểu học năm 1999 là 13.111 em, đến năm 2005 tụt xuống 7937 em, nhưng từ năm 2002 trở lại đây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi ra học lớp 1 đạt 100%. Năm học 2002 - 2003, bậc tiểu học có 456 lớp, duy trì sĩ số đạt 99,9%. Ở bậc trung học cơ sở, tính đến năm 2002, toàn huyện có 16 trường, với 275 lớp, duy trì sĩ số 97%, đảm bảo mỗi xã đều có một trường trung học cơ sở [89,tr.7]. Số học sinh trung học cơ sở cũng giảm từ 9517 em năm 1999 xuống còn 8358 em năm 2005. Riêng bậc trung học phổ thông tăng số lượng học sinh từ 1466 năm 1999 lên 3391 em năm 2005. Từ năm học 2004 – 2005, ngoài trường Trung học phổ thông Phú Lương huyện đã xây dựng thêm trường Trung học phổ thông Yên Ninh, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân các dân tộc, đồng thời tiếp tục duy trì và mở rộng trường trung học bổ túc văn hóa.

Bảng 3.1: Số trƣờng, giáo viên và học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Phú Lƣơng ( từ năm 1999 đến năm 2005 )

1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Trƣờng Trƣờng Tiểu học 26 26 26 26 26 26 27 Trung học CS 17 17 16 16 16 16 16 Trung học PT 1 1 1 1 1 2 2 Trung học BTVH 1 1 1 1 1 1 1 Giáo viên Tiểu học 486 549 589 572 558 615 547 Trung học CS 258 420 533 489 503 498 486 Trung học PT 50 51 73 72 90 100 169 Trung học BTVH 4 4 6 6 6 6 6 Học sinh Tiểu học 13111 12003 10975 9852 9035 8664 7937 Trung học CS 9517 9699 9996 9304 8956 8546 8358 Trung học PT 1466 1053 1320 1238 1368 2530 3391 Trung học BTVH Nguồn [79] [80]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chất lượng giáo dục: Năm 1994, quy mô, mạng lưới trường lớp đã được sắp xếp lại hợp lý, phù hợp điều kiện kinh tế, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Việc tách trường phổ thông cấp 1, cấp 2, ra thành trường tiểu học và trung học cơ sở đã tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện phổ cập tiểu học. Thành lập các trường trung học cơ sở liên xã với điều kiện cơ sở vật chất được tăng cường hơn, đã nâng cao chất lượng dạy và học. Công tác xóa mù đạt hiệu quả rõ rệt đã có 10 xã, thị trấn được công nhận phổ cập cấp 1. Kết quả thi tốt nghiệp cấp 1, cấp 2 đạt trên 97%, cấp 3 là 54% [48,tr.2].

Từ năm học 1998 - 1999, ngành giáo dục huyện thực hiện việc đa dạng hóa loại hình trường học, xây dựng mạng lưới trường trọng điểm chất lượng cao và trường đạt chuẩn quốc gia ( trường Mầm non thị trấn Đu, Tiểu học Tức Tranh, Trung học cơ sở thị trấn Đu, trung học cơ sở Động Đạt). Huyện đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học, tỷ lệ huy động lớp 1 và lớp 6 đều đạt 98%, trung học cơ sở tăng 20,63% [54,tr.4].

Nhờ sự quan tâm thường xuyên, đầu tư đúng mức của cấp ủy, chính quyền các cấp mà ngành giáo dục huyện đã đạt được những chuyển biến rõ rệt. Điều này, được thể hiện qua các kỳ thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi huyện, học sinh giỏi tỉnh.

Trong năm học 2004 - 2005, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt 100%, trong đó tỷ lệ tốt nghiệp loại giỏi tăng 5,1%. Tỷ lệ tốt nghiệp bậc trung học cơ sở đạt 96%, tốt nghiệp bậc trung học phổ thông đạt 95%, bổ túc văn hóa đạt 100% [92,tr.7].

Tỷ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh liên tục tăng, năm 2004, bậc tiểu học đạt 136 giải, bậc trung học cơ sở 115 giải, trung học phổ thông 63 giải [91,tr.7]. Sang năm 2005, học sinh giỏi bậc tiểu học tăng 63 giải so với năm học trước;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

số học sinh giỏi bậc trung học cơ sở là 427 em. Trường trung học phổ thông Phú Lương, riêng khối 12 có 31 em đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh.

Năm 2000, huyện Phú Lương đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, 16/16 xã, phường đã được công nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học tiêu chuẩn quốc gia. Từ năm 2000 đến năm 2005, huyện vẫn duy trì tốt kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Năm 2005, huyện cũng đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Đạt được những thành tích nêu trên ngoài sự cố gắng nỗ lực của các em học sinh không thể không kể đến công lao của đội ngũ các thầy cô giáo, những người hết lòng với sự nghiệp “ trồng người”. Nhờ sự quan tâm của các cấp, chính quyền, đội ngũ giáo viên liên tục tăng về số lượng và chất lượng.

Ngành giáo dục đã tăng cường công tác thanh tra toàn diện ở các nhà trường, thực hiện nội dung đổi mới chương trình giáo dục, tổ chức thi giáo viên dạy giỏi. Năm học 1993 - 1994, đã có 319 giáo viên dạy giỏi cấp trường, 48 giáo viên dạy giỏi cấp huyện và 8 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh [48,tr.2].

Việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên được quan tâm tạo điều kiện, đến năm 2002, tỷ lệ đạt chuẩn mầm non là 96,61%, tiểu học 93,59%, trung học cơ sở 98,19% [62,tr.4]. Để nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên phòng giáo dục huyện thường xuyên cùng với Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Nguyên, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên; khuyến khích và có chính sách chế độ trong việc nâng cao trình độ giáo viên ở các cấp học, nhằm đạt 100% giáo viên có trình độ chuẩn và nâng cao tỷ lệ giáo viên có trình độ chuẩn.

Cơ sở vật chất: Để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục, cấp ủy, chính quyền các cấp đã giành sự quan tâm cho chương trình xóa phòng học tạm, xây dựng trường lớp kiên cố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Năm 2002, huyện xây dựng mới 66 phòng học trong đó 56 phòng học cao tầng, 10 phòng học cấp 4 bằng nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển và vốn huy động trong nhân dân. Năm 2004, toàn huyện Phú Lương đã đưa vào sử dụng 84 phòng trong đó 78 phòng học cao tầng, 6 phòng học cấp 4, nâng tổng số phòng học trong toàn huyện lên 566 phòng ( trong đó phòng học cấp 4 là 336 phòng chiếm 54,4%, phòng cao tầng là 204 phòng chiếm 36,1% ), số phòng học tạm còn 26 phòng chiếm 9,5% [64,tr.6].

Trong năm 2005, ngành giáo dục đã xây dựng mới thêm 82 phòng học kiên cố, các phòng học chức năng và nhà hiệu bộ bằng nguồn vốn kiên cố hóa trường học và vốn của ngành, xây dựng trên 400m tường rào, gần 4000m2

sân bê tông từ nguồn vốn nhân dân đóng góp và sự giúp đỡ của các cơ quan đơn vị trên địa bàn [95,tr.7]. Trường trung học phổ thông Phú Lương tiếp tục đầu tư hoàn thiện các phòng học, đã kiên cố được 32/35 phòng học. Trường trung học phổ thông Yên Ninh xây dựng được nhà cao tầng có 12 phòng học. Các trường đã chú trọng đầu tư mua sắm các trang thiết bị, phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.

Trường Cao đẳng Công Nghiệp Thái Nguyên, đóng trên địa bàn huyện đã góp phần đào tạo cho Phú Lương đội ngũ cán bộ, công nhân, có trình độ và tay nghề cao.

Giáo dục thường xuyên đã có nhiều cố gắng, hình thức đào tạo đa dạng, chất lượng giảng dạy được nâng lên. Nhiều khóa học tin học, ngoại ngữ được mở, góp phần xây dựng xã hội học tập, nâng cao trình độ cho cán bộ, giáo viên và nhân dân.

Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được quan tâm. Hội đồng giáo dục các xã, thị trấn hoạt động ngày càng có hiệu quả, 100% các xã, thị trấn và các cơ quan đơn vị đã thành lập hội khuyến học với nội dung hoạt động thiết thực hiệu quả, góp phần nâng cao công tác giáo dục - đào tạo của toàn huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, thì giáo dục huyện Phú Lương vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Đó là, chất lượng đào tạo chưa vững chắc. Sự quan tâm tới giáo dục vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế. Giáo dục học sinh giỏi nhằm đào tạo nhân tài chưa được chăm lo đúng mức. Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các khu vực.

Về văn hóa - thông tin - thể thao: Quán triệt tinh thần nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về việc xây dựng nền văn hóa, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể địa phương, hoạt động văn hóa - thông tin - thể thao của huyện đã có bước phát triển mạnh mẽ, thu hút được đông đảo nhân dân tham gia, phục vụ tốt yêu cầu chính trị, nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nâng cao thể lực cho nhân dân.

Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành những quy định về cưới xin, ma chay, tích cực phê phán, đấu tranh loại bỏ các hủ tục mê tín dị đoan. Phòng văn hóa - thông tin - thể thao đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, các xã, thị trấn làm tốt công tác tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện trong việc chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - thông tin - thể thao thiết thực và rộng rãi trên địa bàn, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Các hoạt động văn hóa quần chúng đã thực sự đem lại không khí vui tươi, sôi nổi, góp phần tích cực vào giáo dục truyền thống, hạn chế các tệ nạn xã hội. Năm 2003, đoàn nghệ thuật quần chúng của huyện tham gia liên hoan thông tin toàn tỉnh đạt 7 giải vàng, 2 giải bạc. Hoạt động văn hóa văn nghệ ở cơ sở ngày càng mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng. Năm 2004, huyện đã tổ chức được 529 buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng, đạt 105,8% kế hoạch [91,tr.8]. Huyện đã tổ chức thành công lễ hội Cầu mùa tại Tức Tranh. Trong năm 2005, Phú Lương tổ chức huấn luyện cho 594 cán bộ làm công tác văn hóa ở cơ sở và bí thư chi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bộ, trưởng xóm của 273 xóm bản. Huyện cũng đã tổ chức thành công liên hoan đàn và hát dân ca huyện Phú Lương lần thứ II [92,tr.7].

Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnh. Các tiêu chí làng văn hóa được nhân dân tham gia xây dựng vừa phù hợp với đặc điểm, phong tục, tập quán của các dân tộc ở địa phương, vừa bảo đảm qui định của pháp luật. Nội dung xây dựng làng văn hóa, khu phố văn hóa, cơ quan văn hóa, được các cấp có thẩm quyền xét duyệt chặt chẽ, luôn coi trọng phương châm, động viên nhân dân tự giác thực hiện, lấy dân giải quyết việc của dân từ cơ sở. Kết quả số gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa, khu phố văn hóa, làng văn hóa, hàng năm đều tăng, góp phần mở rộng sinh hoạt cơ sở, tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thiết thực nâng cao đời sống của nhân dân. Năm 2003, có 124/273 xóm, bản đạt tiêu chuẩn xóm, bản văn hóa ( tăng 2,4% so với 2002), 15.677/22.192 gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa, 113 cơ quan đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hóa [90,tr.7]. Sang đến năm 2005, phong trào xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục đạt kết quả cao, có 117/273 làng, bản đạt danh hiệu làng, bản văn hóa; có 134/146 cơ quan đạt danh hiệu cơ quan văn hóa. Trong đó có 9 làng, 26 cơ quan đạt danh hiệu 5 năm liên tục. Số hộ đạt gia đình văn hóa là 17.341/23.325 hộ [92,tr.7]. Thông qua phong trào xây dựng đời sống văn hóa, đã nhân rộng được nếp sống mới trong nhận thức nhân dân, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, hạn chế các hủ tục mê tín dị đoan.

Công tác thông tin tuyên truyền ngày càng được tăng cường, đội ngũ cán bộ thông tin cấp cơ sở được kiện toàn bổ sung, nâng cao trình độ chuyên môn. Hoạt động của hệ thống thông tin tuyên truyền được duy trì và nâng cao, bám sát chủ trương đường lối chính sách của Đảng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đến hết năm 2005, toàn huyện có 161 cụm loa truyền thanh; có 2 xã đạt 100% số xóm có cụm loa FM là Tức Tranh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và Ôn Lương [65,tr.5]. Huyện duy trì thường xuyên chế độ tiếp âm, tiếp sóng truyền thanh, truyền hình, nâng cao chất lượng tin, bài của chương trình phát thanh địa phương. Các điểm văn hóa xã đã đáp ứng tốt nhu cầu liên lạc và sách báo của nhân dân.

Tất cả các xã, phường trong huyện đều đã được phủ sóng phát thanh và truyền hình. Được nghe đài, xem tivi giúp người dân cải thiện đời sống văn hóa tinh thần.

Thư viện huyện hàng năm đều được đầu tư, bổ sung sách báo phục vụ bạn đọc. Có 16/16 xã, phường, có tủ sách và hoạt động đi vào nề nếp, số lượt người đến đọc và mượn sách đều tăng, thể hiện đời sống văn hóa của người dân có sự chuyển biến.

Phong trào thể thao của huyện được triển khai sâu rộng, được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện đều tích cực đầu tư cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu rèn luyện thân thể, luyện tập thể thao của cán bộ công nhân viên. Thường xuyên phối hợp, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao như : bóng đá, bóng bàn, bơi lội..Ngoài sân vận động, nhà thi đấu huyện được đầu tư xây dựng, thì ở hầu hết các xóm đều có sân chơi, bãi tập. Năm 2004, huyện đã tổ chức được 54 giải thể thao, tổ chức Đại hội thể dục thể thao mô hình điểm của huyện tại xã Sơn Cẩm. Trong năm 2005, huyện đã tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao lần thứ VI, chỉ

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)