Tài chính, ngân hàng

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 59 - 60)

Cùng với các hoạt động khác, hoạt động tài chính - ngân hàng đã có nhiều đổi mới, thiết thực hơn, đáp ứng được yêu cầu của nhân dân.

Năm 1987, tài chính đã có cố gắng tận thu ngân sách, đạt từ 54 đến 60 triệu đồng, vượt chỉ tiêu xây dựng đầu năm từ 6 đến 10 triệu đồng. Ngân hàng huyện đã vận dụng cơ chế quản lý mới vào việc nắm tiền, đẩy mạnh hoạt động tín dụng ở cơ sở, đẩy mạnh thu tiết kiệm nên thu tiền mặt cả năm đạt 284 triệu, vượt 3,4% kế hoạch, giảm bội chi từ 6 đến 7 triệu đồng so với kế hoạch, đạt vòng quay vốn từ 3,6 đến 3,8 vòng, cho vay dài hạn kinh tế tập thể 6,6 triệu đồng, cho vay cải tiến kỹ thuật 560.000 đồng, nợ dài hạn 1,8 triệu đồng. Tích lũy từ tích kiệm được 22 triệu đồng, thu mua công trái được 709.000 đồng [40,tr.5]. Công tác quản lý tiền tệ đã có một số mặt tiến bộ song vẫn còn tồn tại hiện tượng cửa quyền, thiếu sâu sát sản xuất và kinh doanh. Cho nên, việc giải quyết vốn, tiền mặt cho sản xuất, thu mua nhiều lúc không kịp thời, làm hạn chế hiệu quả một số đơn vị sản xuất và kinh doanh trong huyện.

Trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1995, hoạt động tài chính đã có nhiều tiến bộ. Năm 1991, tổng thu ngân sách đạt gần 1,3 tỷ đồng; năm 1992 đạt 2,2 tỷ đồng; năm 1995 đã tăng lên 5,14 tỷ đồng. Đặc biệt, thu thuế nông nghiệp có bước tiến vượt bậc. Nếu năm 1992, thu thuế nông nghiệp chỉ đạt 65,4% thì năm 1993 đạt 2.143 triệu đồng, bằng 107% kế hoạch [6,tr.253]. Đây là năm đầu tiên Phú Lương hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thuế nông nghiệp. Tuy nhiên, công tác quản lý và thu thuế công thương nghiệp còn nhiều hạn chế, yếu kém. Số hộ kinh doanh thương nghiệp và dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vụ tư nhân toàn huyện tăng từ 659 hộ năm 1991 lên 922 hộ năm 1995, nhưng chỉ có 632 hộ đăng ký kinh doanh và 440 hộ có đóng thuế. Như vậy, toàn huyện có 192 hộ hoạt động thương nghiệp dịch vụ có đăng ký nhưng không đóng thuế, 290 hộ không đăng ký và không đóng thuế [6,tr.253].

Hoạt động ngân hàng cũng đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, đã thực sự chuyển sang kinh doanh. Tổng số vốn cho vay tăng nhanh qua các năm: năm 1991, tăng 77,26%; năm 1992, tăng 37,06%; năm 1993, tăng 62,57%; đưa tổng số lượt hộ được vay trong toàn huyện lên 7.647 hộ [47,tr.3]. Nguồn vốn vay ngân hàng đã góp phần đáng kể thúc đấy sản xuất phát triển, giúp cho nhiều hộ nông dân thoát nghèo và có cuộc sống khấm khá hơn.

Bảng 2.9: Kết quả hoạt động ngân hàng nông nghiệp

Triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 59 - 60)