Xây dựng cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 62 - 70)

B Tổng sử dụng vốn(DN) 34,361 46,666 56,555 65,839 58,

2.2.5Xây dựng cơ sở hạ tầng

Bước vào thời kỳ đổi mới, tốc độ xây dựng cơ bản của huyện Phú Lương phát triển nhanh hơn trước. Năm 1986, huyện Phú Lương đã hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động trạm biến thế điện ở Đu; tiếp tục mở rộng mạng lưới tiêu thụ điện đến các cơ quan và hộ dân quanh thị trấn Đu. Các đơn vị như Trạm Ngoại thương, Hợp tác xã mua bán, Công ty Thương nghiệp…đã dùng vốn tự có kết hợp với vốn nhà nước cấp xây dựng được trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1000m2 nhà kho, cửa hàng dịch vụ phục vụ, xây dựng hai trạm bơm điện ở xã Động Đạt. Ngoài ra, huyện còn làm mới và khắc phục 9 công trình chống lũ lụt.

Công tác xây dựng cơ bản trong hai năm 1987 - 1988, thực hiện tốt phương châm “ nhà nước và nhân dân cùng làm”, đã tận dụng vốn, vật tư, lao động cho các công trình trọng điểm để phục vụ cho ba chương trình kinh tế, nhiều hạng mục xây dựng cơ bản đã được xây dựng nhanh, gọn và kịp thời đưa vào sử dụng. Giá trị xây dựng cơ bản năm 1987 đạt 77.313.000đ bằng 118,6% kế hoạch, trong đó vốn của dân 60%; năm 1988 đạt hơn 90 triệu đồng và nhân dân đóng góp chiếm gần 50% [39,tr.3]. Bằng các nguồn vốn trên, huyện đã sửa chữa và nâng cấp hai tuyến đường chính là Giang Tiên - Phú Đô và Yên Đĩnh - Yên Cư, ngoài ra, huyện còn sửa chữa một số cầu treo, tu sửa được 25km đường giao thông nông thôn.

Nhờ kinh tế ổn định, nguồn thu ngân sách tăng nên công tác xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện trong 5 năm từ 1990 đến năm 1995 đạt được kết quả cao. Công tác thủy lợi được đầu tư trên 4 tỷ đồng, xây dựng nhiều hồ, đập nước như: hồ Cốc Lùng, Đồng Xiền, đập Nà Rao [6,tr.254]. Hệ thống kênh, mương, được sửa chữa, nâng cấp hoặc làm mới, chủ động nguồn nước tưới cho trồng lúa.

Ngành giao thông được đầu tư gần 6 tỷ đồng, đã cải tạo, xây dựng 226km đường vào các xã, làm mới và sửa chữa 11 cầu treo. Tuy nhiên, do phần lớn là đường đất, độ dốc lớn, nên sau mỗi mùa mưa lại hư hỏng nhiều, do vậy nên năm nào huyện cũng phải huy động lực lượng nhân công sửa đường. Đến đầu năm 1994, toàn huyện còn 5 xã chưa có đường ô tô vào đến trung tâm xã, việc giao thông đến xóm, bản gặp nhiều khó khăn [6,tr.254].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.10: Đƣờng ô tô, điện thoại đƣa đến các xã và tình hình xây dựng trƣờng tiểu học ở xã, thị trấn ( từ năm 2000 đến năm 2005 )

2000 2001 2002 2003 2004 2005

Tổng số xã, thị trấn 16 16 16 16 16 16

A.Đường ô tô đến trung tâm xã, thị trấn

16 16 16 16 16 16

- Đường nhựa, bê tông 8 8 11 13 13 14

- Đường đá và cấp phối 0 0 4 2 2 2 - Đường đất 8 8 1 1 1 B. Điện thoại đến UBND xã, thị trấn 16 16 16 16 16 16 C.Tổng số xã có điện 16 16 16 16 16 16 D. Tổng số xã, thị trấn có trường tiểu học đủ 5 lớp 16 16 16 16 16 16 Nguồn[81] Thực hiện đổi mới trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện, huy động vốn và lực lượng xây dựng, được sự đồng tình hưởng ứng và tích cực đóng góp vốn, sức lao động của nhân dân, từ năm 1997 đến năm 2000, toàn huyện đã đẩy mạnh việc xây dựng cải tạo hệ thống đường nông thôn, hồ đập thủy lợi, kênh dẫn nước, hệ thống mạng lưới điện, trường học, trạm xá và các điểm sinh hoạt văn hóa thể thao.

Hệ thống đường giao thông liên xóm, liên xã được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp. Đến năm 2000, toàn huyện có 650 km đường liên xóm, 90km đường liên xã. Một số tuyến đầu tư cải tạo có chất lượng tốt, chỉ còn 15 xóm xe vận tải cơ giới chưa vào được. Tổng các loại vốn đầu tư cho giao thông trong 5 năm là 6,7 tỷ đồng [59,tr.4].

Đến tháng 6 năm 2000, điện lưới quốc gia đến 12 xã, thị trấn, 15.641 hộ được dùng điện, đạt 70% tổng số hộ được dùng điện. Tổng số vốn đầu tư cho mạng lưới điện nông thôn là 4.813 triệu đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.964 triệu đồng, nhân dân đóng góp 2.849 triệu đồng [6,tr.271]. Một số xã tạo điều kiện để nhân dân vay vốn đầu tư xây dựng điện đạt kết quả tốt. Đây là một trong những biện pháp quan trọng, có hiệu quả để phủ nhanh mạng lưới điện trên địa bàn.

Toàn huyện đã xây dựng mới 4 công trình, khôi phục 2 công trình thủy lợi, đưa diện tích tưới nước chủ động lên 224,3 ha, tăng 204,3 ha so với năm 1996. Tổng chiều dài kênh là 75km, trong đó xây dựng kiên cố 11km.

Từ năm 1996 đến năm 2000, huyện Phú Lương xây dựng thêm 160 phòng học, trong đó có 60 phòng học từ cấp 4 trở lên. Giá trị xây dựng đạt 3.852 triệu đồng, trong đó vốn Ngân hàng phát triển Châu Á ADB là 1.395 triệu đồng. Toàn huyện có 433 phòng học các loại, trong đó phòng học từ cấp 4 trở lên là 322 phòng, còn lại 111 phòng học bằng tranh tre. Các xã, thị trấn có trạm xá xây dựng kiên cố, có sân thể thao. Trụ sở các xã có máy điện thoại, mạng lưới thông tin liên lạc được mở rộng đến cơ sở. 87 xóm có nhà văn hóa, 5 xã có nhà Bưu điện - Văn hóa [59,tr4].

Năm 2003, ngoài các dự án đầu tư từ ngân sách tỉnh được phân bổ, dự án xóa phòng học tạm đầu tư 4.100 triệu đồng. Có 3 dự án trong 9 dự án trọng điểm giai đoạn 2001-2005 được phê duyệt là: Đền thờ các Anh hùng liệt sỹ của huyện, dự án cải tạo đền Trung và san ủi mặt bằng khu văn hóa với số tiền trên 3,5 tỷ đồng. Công trình điện nông thôn của ngành điện đầu tư vào địa bàn huyện 11 tỷ đồng. Huyện tiếp tục thi công các công trình: Đường Đu - Yên Lạc, cầu Bến Giềng, cầu Làng Giang, đường phố Trào - kho K86, hoàn chỉnh hồ sơ các tuyến Yên Ninh - Yên Trạch giai đoạn 2, tuyến quốc lộ 3 - Phấn Mễ - Tức Tranh; Quốc lộ 3 - Bến Giàng; phối hợp giải phóng quốc lộ 3, gói thầu số 1. Giá trị các công trình giao thông nông thôn ước đạt 19,58 tỷ đồng, trong đó vốn dân góp là 4,8 tỷ đồng [93,tr.4].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong năm 2005, huyện tiếp tục tăng cường chỉ đạo các ngành chức năng, chủ động và tích cực trong việc quản lý về xây dựng cơ bản, thực hiện đúng các qui trình về lập hồ sơ, thẩm định, công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình, tập trung tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công. Chỉ đạo tiếp tục thi công Đền thờ các Anh hùng liệt sỹ, công trường 06, Trung tâm dạy nghề của huyện, các công trình kiên cố hóa trường học, trụ sở phòng Giáo dục, trụ sở Ủy ban Dân số - Gia đình và trẻ em. Giá trị thực hiện về xây dựng cơ bản trong năm ước đạt 6,8 tỷ; trong đó vốn dân góp là 1,5 tỷ đồng. Huyện tiếp tục thi công các công trình chuyển tiếp giai đoạn: cầu Bến Giềng (Sơn Cẩm), cầu Làng Giàng (Phấn Mễ), đường Yên Ninh - Yên Trạch - Phú Tiến; Triển khai thi công cầu làng Muông (Yên Ninh) từ nguồn vốn chương trình định canh, định cư - kinh tế mới; chuẩn bị các thủ tục để thực hiện dự án xây dựng đường vào làng nghề Ôn Lương, cầu Đát ma (thị trấn Giang Tiên); tiếp tục công tác giải phóng mặt bằng Quốc lộ 3, gói thầu số 1, dự án tuyến tránh thành phố Thái Nguyên và tuyến nối Quốc lộ 3 với Quốc lộ 1B. Giá trị thực hiện các công trình giao thông nông thôn ước đạt 6.000 triệu đồng, trong đó vốn dân góp là 1.540 triệu đồng [95,tr.5].

Bước chuyển biến trong xây dựng cơ sở hạ tầng đã có tác dụng thúc đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng, nâng cao một bước đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.11: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 2000 - 2010

2000 54.80% 54.80% 21.30% 23.90% 2005 51.00% 23.00% 26.00% 2010 46.80% 25.30% 27.90% N«ng l©m ng- C«ng nghiÖp, x©y dùng DÞch vô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thông qua biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng đã có sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế của huyện Phú Lương, đó là công nghiệp, xây dựng tăng từ 21,30% năm 2000 lên 23,00% năm 2005, ngành dịch vụ và nông lâm ngư năm 2005 đều giảm so với năm 2000. Huyện đề ra quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế đến năm 2010 là giảm nông - lâm - ngư trong đó tăng phát triển cơ cấu công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhằm xây dựng cơ cấu kinh tế phát triển kinh tế của huyện là Nông - Lâm - Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ.

Tiểu kết chương 2:

Tóm lại, sau gần 20 năm đổi mới(1986 - 2005), kinh tế huyện Phú Lương đã có nhiều thay đổi to lớn. Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã lãnh đạo nhân dân tập trung đẩy mạnh sản xuất, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Việc thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế, các chính sách khuyến nông, khuyến lâm, đã giúp kinh tế Phú Lương có sự phát triển nhẩy vọt. Từ một nền nông nghiệp manh mún, lạc hậu vươn lên sản xuất hàng hóa, nâng cao hệ số sử dụng đất. Việc mở rộng diện tích trồng chè, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc đã giúp nhân dân trong huyện được cải thiện đời sống, tăng thu nhập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ, theo chiều hướng tích cực, từ một nền kinh tế thuần nông đã chuyển sang nền kinh tế toàn diện hơn với cơ cấu nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế còn chậm, một số chỉ tiêu chưa đạt được, về cơ cấu kinh tế mặc dù khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm 49% nhưng nhìn chung kinh tế Phú Lương vẫn là một nền kinh tế nông - lâm nghiệp là chủ yếu.

Phú Lương cần tập trung huy động các nguồn lực nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, có các chính sách ưu đãi nhằm thu hút

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các nhà đầu tư trong và ngoài nước; khai thác tốt các thế mạnh của kinh tế địa phương như: kinh tế rừng, công nghiệp khai khoáng, chế biến nông sản…;phát triển cây trồng, vật nuôi phù hợp để giải quyết lao động dư thừa, tăng thu nhập, mở rộng ngành nghề, phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách trong việc giải quyết nguồn vốn cho nhân dân.

Trong xây dựng cơ sở hạ tầng, cần ưu tiên phát triển giao thông, đưa điện về các thôn xóm, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đi đôi giữa sản xuất và bảo vệ môi trường.

Những thành tựu trong công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và của huyện Phú Lương đã từng bước khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, giúp nhân dân yên tâm lao động sản xuất, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 62 - 70)