Đƣờng lối đổi mới của Đảng

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 32 - 35)

Theo quan điểm đổi mới của Đảng, đổi mới đất nước trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội “không phải làm thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà làm cho những mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp” [23,tr.19]. Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tư tưởng, xã hội. Đổi mới về kinh tế không thể không đi đôi với đổi mới về chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Đổi mới về chính trị phải thận trọng, từng bước, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không được tùy tiện,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không được gây mất ổn định về chính trị, không được làm phương hại đến toàn bộ công cuộc đổi mới.

Đổi mới cơ cấu kinh tế: Trên cơ sở nhận thức được thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là cả một quá trình lâu dài, khó khăn trải qua nhiều chặng, Đại hội VI đã xác định vai trò vị trí quan trọng của nông nghiệp và kinh tế nông thôn: “trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt trong kế hoạch 5 năm 1986 - 1990 phải tập trung sức người vào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu” [23,tr.47]. Nội dung ba chương trình kinh tế là sự cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên.

Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề; nhiều quy mô trình độ công nghệ, với hai bộ phận chủ yếu là công nghiệp và nông nghiệp kết hợp chặt chẽ với nhau.

Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, nhằm phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế và tạo ra sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần.

Cải tạo quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế kìm hãm sự phát triển. Cải tạo đi đôi với sử dụng và thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Cải tạo phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, trong thời kì quá độ.

Xóa bỏ cơ chế quan liêu, quản lí kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Quản lí kinh tế không phải bằng mệnh lệnh hành chính, mà bằng biện pháp kinh tế, bằng khuyến khích lợi ích vật chất.

Thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ đối ngoại, mở rộng phân công lao động, hợp tác kinh tế, tích cực khai thác nguồn vốn, thị trường, công nghệ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đổi mới chính trị: Đại hội VI của Đảng nhấn mạnh đến vấn đề dân chủ hóa xã hội, đến quan điểm “lấy dân làm gốc”, đến việc đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động của các đoàn thể quần chúng theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, coi đó là nề nếp hàng ngày của xã hội mới, thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản lí lấy nhà nước của mình.

Đổi mới quan hệ sản xuất: Thực hiện chuyển đổi nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đó là 5 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể tiểu chủ. Mọi thành phần kinh tế đều được tự chủ trong sản xuất, kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật.

Đổi mới cơ chế quản lí: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đổi mới quan hệ đối ngoại: Chủ trương xây dựng nền kinh tế mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, “Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các nước”.

Đường lối đổi mới của Đảng được nhân dân đón nhận và ủng hộ, đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, đã đem lại sự thay đổi to lớn về mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội lần thứ VI của Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ V (1986) đã đề ra phương hướng nhiệm vụ đến năm 1990: “phải hình thành một bước cơ cấu kinh tế công - nông - lâm nghiệp. Các huyện có cơ cấu nông - lâm - công nghiệp hoặc lâm - nông - công nghiệp. Thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công có cơ cấu công - nông - lâm nghiệp” [28,tr.18-19].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quán triệt đường lối đổi mới của Đại hội VI của Đảng và Đại hội Đảng bộ tỉnh Đảng bộ lần thứ V (1986), Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lương khóa XVI đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế cho huyện là “Ra sức phát triển sản xuất nông - lâm - công nghiệp một cách toàn diện, ổn định và cải thiện từng bước đời sống nhân dân; xây dựng cơ sở vật chất cho nông nghiệp; tiếp tục củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; tạo ra bước chuyển biến đáng kể về mặt xã hội, tăng cường bảo đảm giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện” [6,tr.223].

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)