Công tác an ninh quốc phòng

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 91 - 100)

B Tổng sử dụng vốn(DN) 34,361 46,666 56,555 65,839 58,

3.6 Công tác an ninh quốc phòng

Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Phú Lương, trong đó lực lượng nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Về công tác quân sự quốc phòng: Cơ quan quân sự huyện đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cơ sở luôn nghiêm túc thực hiện mệnh lệnh chiến đấu, thường xuyên luyện tập, duy trì chế độ trực ban, trực chỉ huy, chủ động phòng ngừa các tình huống xảy ra bạo loạn. Tổ chức phối hợp với các đơn vị, cơ quan đóng trên địa bàn, thực hiện chính sách hậu phương quân đội và công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tác đền ơn đáp nghĩa. Luôn duy trì nghiêm túc chế độ sẵn sàng chiến đấu đi đôi với công tác xây dựng và củng cố cơ sở, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng xóm bản bình yên. Hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch về tuyển quân, huấn luyện kiểm tra, xây dựng phong trào quốc phòng toàn dân, làm tốt công tác dân vận cơ sở. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ cấp ủy và chính quyền cơ sở theo phân cấp. Gắn các hoạt động xây dựng lực lượng với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Công tác tuyển quân hàng năm đều đạt 100% chỉ tiêu về số lượng, chất lượng, an toàn và đúng luật.

Thực hiện tốt công tác giáo dục quốc phòng cho cán bộ, dân quân tự vệ trong các cơ quan, đơn vị, xã, phường, học sinh, trên địa bàn huyện, nhằm nâng cao nhận thức về nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với nước ta. Kết quả các kỳ huấn luyện đều đạt khá, quân số tham gia huấn luyện đạt 100%, đúng thời gian quy định. Năm 2003, cơ quan quân sự huyện phối hợp và tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện tổ chức huấn luyện và giáo dục kiến thức quốc phòng được 4146 lượt người, trong đó dân quân tự vệ tại cơ sở là 1601 đồng chí, học sinh trung học phổ thông là 2189 em, cán bộ thường trực 36 đồng chí, bí thư chi bộ trưởng xóm 183 đồng chí, cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn, các phòng, ban, ngành là 26 đồng chí [89,tr.10]. Tổ chức chiến đấu trị an đúng kế hoạch, đạt kết quả tốt. Cùng với việc chấp hành tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, cơ quan Quân sự huyện luôn chú trọng và đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng vững mạnh toàn diện.

Trong năm 2005, huyện đội hoàn thành chương trình huấn luyện dân quân tự vệ cho 29 đơn vị đúng thời gian. Qua kiểm tra có 4 đơn vị xếp loại giỏi, 23 đơn vị xếp loại khá. Tổ chức giáo dục quốc phòng cho 2799 học sinh trung học phổ thông, kết quả huấn luyện đạt loại khá [92,tr.12].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp thường xuyên tuyên truyền, giáo dục các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về hậu phương quân đội, tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị cấp trên xét duyệt, chi trả đúng chính sách, đề nghị truy tặng huân, huy chương các loại. Luôn thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ các phương án sẵn sàng chiến đấu. Vì thế, huyện đội luôn được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đánh giá là đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.

Về an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội: Nhìn chung ổn định, giúp nhân dân yên tâm, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Công an huyện và Ban chỉ huy quân sự huyện đã phối hợp với Công an tỉnh, các xã, thị trấn, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các dịp tết, lễ hội và Đại hội Đảng các cấp.

Hoạt động tôn giáo như tự ý xây dựng, cơi nới nơi thờ tự, truyền đạo trái phép ở đồng bào H’Mông, đòi được xây dựng nhà thờ đạo trái với quy định của pháp luật đã được xử lý kịp thời.

Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm được tăng cường và mở các đợt truy quét, tấn công tội phạm trên các địa bàn bất ổn định. Ngành công an đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy chính quyền huyện triển khai thực hiện các chuyên đề lớn về an ninh Quốc gia và phòng chống tội phạm - tệ nạn xã hội như tổ chức hội nghị triển khai nghị quyết số 08 của Bộ chính trị về bảo vệ an ninh Quốc gia; đề án thực hiện nghị quyết 09 của Chính phủ; quyết định 15 của Thủ tướng chính phủ về phòng chống tội phạm và ma túy. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ở các cơ sở được chú trọng trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện đã đạt được kết quả tốt. Chương trình phối hợp hành động giữa cơ quan Công an và các đoàn thể, hoạt động của các cụm an ninh khu vực được duy trì thường xuyên, góp phần đảm bảo an ninh - trật tự trong khu vực và địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Năm 2003, tình hình vi phạm pháp luật tiếp tục xẩy ra và có chiều hướng gia tăng về phạm pháp hình sự ( tăng 13 vụ so với năm 2002 ). Tại nạn giao thông xảy ra 47 vụ làm 28 người chết, bị thương 34 người, tài sản hư hỏng trị giá khoảng 172 triệu đồng; Cháy xẩy ra 5 vụ, thiệt hại 92 triệu đồng. Tai nạn khác xẩy ra làm chết 8 người do thiếu an toàn trong sử dụng điện và không thực hiện đúng chế độ về an toàn lao động. Phát hiện và bắt giữ 26 vụ với 56 đối tượng phạm các tội về ma túy, thu giữ 360,91gam và 16 tép heroin, thu giữ nhiều tang vật có liên quan, xóa bỏ 01 tụ điểm, 18 điểm mua bán chất ma túy [63,tr.8].

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong năm 2005, nhìn chung ổn định. Lực lượng Công an đã phối hợp với các ngành xây dựng và thực hiện kế hoạch, tăng cường công tác quản lý về nhà nước về trật tự, đẩy mạnh công tác đấu tranh chống các tội phạm, duy trì và phát huy kết quả của phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, chú trọng xây dựng lực lượng Công an cơ sở. Tuy nhiên, tình hình khai thác, chế biến, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn vẫn còn diễn biến phức tạp. Tội phạm hình sự xẩy ra 124 vụ, làm chết 02 người, bị thương 17 người, tổng thiệt hại là 353 triệu đồng. Đáng chú ý là trộm cắp tài sản 71 vụ, trong đó có 03 vụ trộm cắp cáp thông tin, 01 vụ cậy trộm nắp hầm cáp quang. Tội cướp giật tài sản công dân là 11 vụ [95,tr.12]. Hoạt động của tội phạm ma túy vẫn diễn ra rất phức tạp, địa bàn hoạt động chủ yếu ở hai thị trấn và một số xã dọc tuyến Quốc lộ 3. Lực lượng Công an đã phát hiện bắt giữ 34 vụ phạm các tội về ma túy, triệt phá 01 tụ điểm và 15 điểm mua bán, trái phép chất ma túy. Tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 21 vụ, nguyên nhân chủ yếu là ý thức của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông.

Nhằm nâng cao nhận thức của người dân, Công an huyện đã phối hợp với các ban ngành tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật. Tổ chức các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

buổi nói chuyện trong các trường học cho học sinh về luật an toàn giao thông đường bộ, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; xây dựng hòm thư tố giác tội phạm, đường dây nóng, trang bị tủ sách pháp luật tại các xã, phường. Nhờ vậy, đã xây dựng được lực lượng tai mắt trong nhân dân, vận động được nhiều đối tượng ra đầu thú.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thì công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của huyện Phú Lương vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Đó là, tình trạng khiếu nại về chế độ chính sách trong đền bù giải phóng mặt bằng quốc lộ 3, đơn thư về tranh chấp đất đai các khu dân cư. Tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là tội phạm về ma túy.

Tiểu kết chương 3:

Sau gần 20 năm thực hiện chính sách đổi mới của Đảng, huyện Phú Lương đã đạt được nhiều thành tựu trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, góp phần nâng cao, cải thiện đời sống của nhân dân.

Sự nghiệp Giáo dục - đào tạo được coi là công việc của toàn xã hội, phát triển nhanh, toàn diện về qui mô, chất lượng và cơ sở vật chất.

Sự nghiệp y tế được quan tâm, công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn; hệ thống y tế mở rộng đến tất cả các thôn, bản.

Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao phát triển, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải trí cho nhân dân, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Việc thực hiện các chính sách xã hội thường xuyên được quan tâm; an ninh - quốc phòng được giữ vững, ổn định, giúp cho nhân dân an tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt đạt được, quá trình thực hiện đổi mới của Phú Lương còn bộc lộ những hạn chế. Đó là, chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các vùng, y tế còn gặp nhiều khó khăn, thiếu đội ngũ thầy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thuốc có trình độ chuyên môn cao, tệ nạn xã hội gia tăng, đặc biệt là buôn bán ma túy, tai nạn giao thông chưa giảm, các vụ tranh chấp đất đai chưa kịp thời giải quyết, qui hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng còn bất hợp lý, tình trạng ô nhiễm môi trường xẩy ra ở nhiều nơi, còn khó khăn về việc làm…

Trên cơ sở những thành tích đã đạt được, Đảng bộ và chính quyền nhân dân huyện Phú Lương cần đoàn kết, khắc phục khó khăn, tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm đưa kinh tế - xã hội huyện Phú Lương phát triển hơn nữa, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

1. Phú Lương là một huyện miền núi của tỉnh Thái nguyên, có 8 thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống. Nghề nông trồng lúa nước là ngành sản xuất kinh tế chính của nhân dân trong huyện. Trước thời kỳ đổi mới, Phú Lương đã có sự phát triển nhất định về kinh tế - xã hội nhưng còn chậm chạp, còn mất cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa nông nghiệp và công nghiệp. Chất lượng giáo dục, y tế chưa cao, hàng hóa lưu thông trên thị trường khan hiếm, thu nhập bình quân đầu người thấp.

2. Từ năm 1986 đến năm 2005, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Phú Lương đã vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương và đã giành được nhiều thành tựu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Về kinh tế: Từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu chuyển sang nền kinh tế hàng hóa theo cơ cấu nông - lâm - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp đã phát triển theo hướng toàn diện, cơ cấu cây trồng, vật nuôi ngày càng hợp lý hơn, từng bước đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân. Sản lượng lương thực hàng năm đều tăng. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ đều có sự phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng. Bộ mặt huyện được cải thiện rõ rệt.

Về xã hội: Đời sống vật chất và văn hóa tinh thần không ngừng được nâng cao và cải thiện. Giáo dục được coi là sự nghiệp của toàn dân có sự phát triển cả về quy mô, chất lượng và cơ sở hạ tầng. Công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân được quan tâm. Thực hiện tốt các chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi rộng khắp. Tình hình an ninh - quốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phòng được giữ vững, ổn định. Lòng tin của nhân dân với Đảng, chính quyền, ngày càng được nâng cao.

3. Bên cạnh những thành tựu, Phú Lương vẫn còn tồn tại những hạn chế:

Tốc độ phát triển kinh tế còn chậm, vẫn chủ yếu là nền kinh tế nông - lâm. Sự phát triển kinh tế giữa các vùng trong huyện chưa đồng đều. Sản phẩm bán ra thị trường chưa phong phú đa dạng và có sắc thái riêng. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa khai thác hết tiềm năng của huyện, thiết bị kỹ thuật còn lạc hậu, năng suất, chất lượng còn thấp, thu nhập của công nhân chưa cao. Công nghiệp chưa gắn chặt chẽ với nông - lâm nghiệp và thị trường nông thôn trên địa bàn huyện, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông lâm sản.

Tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, đặc biệt Phú Lương là điểm nóng về nạn buôn bán ma túy. Lao động - việc làm là áp lực lớn đối với nền kinh tế của huyện. Vấn đề ô nhiễm môi trường chưa được xử lý triệt để. Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu, còn thiếu đội ngũ y, bác sỹ có trình độ chuyên môn cao.

4. Để khắc phục những yếu kém trên, tiếp tục phát triển, đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương, luận văn xin đề xuất một số giải pháp sau:

- Phát triển nông nghiệp toàn diện, thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả.

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, thực hiện tốt việc trồng và bảo vệ rừng, tiếp tục mở rộng, tăng diện tích trồng chè.

- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất trên cơ sở đảm bảo vấn đề môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nâng cao chất lượng hoạt động thương mại, dịch vụ và chiến lược mở rộng thị trường nông - lâm sản cho nhân dân, gắn nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội.

- Đẩy mạnh các ngành nghề ở nông thôn nhằm huy động mọi tiềm lực của khu vực nông thôn rộng lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, xóa dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.

- Nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện tốt chính sách xã hội hóa, huy động các nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Tăng cường các cơ sở dạy nghề, đa dạng ngành nghề để tạo công ăn việc làm cho người lao động.

- Thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh từ huyện xuống cơ sở, tuyên truyền bồi dưỡng y đức cho thầy thuốc, quản lý chặt chẽ y dược tư nhân.

- Đầu tư xây dựng các khu vui chơi, giải trí cho nhân dân. Tuyên truyền nếp sống mới, bài trừ các tệ nạn xã hội, các hủ tục mê tín dị đoan.

- Giáo dục tư tưởng, nâng cao ý thức trách hiệm của người dân trong

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 91 - 100)