Tư tưởng văn chương và quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua phê bình.

Một phần của tài liệu Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 (Trang 34 - 44)

phê bình.

Trước 1945, Xuân Diệu không viết nhiều bài phê bình trực tiếp về một tác giả, tác phẩm thơ. Dường như những tác giả, tác phẩm nào thực sự gây cho ông những ấn tượng sâu sắc, gợi cho ông những suy nghĩ và cảm xúc

33

mạnh mẽ mới tạo nên cảm hứng cho ngòi bút phê bình Xuân Diệu. Bời thế, những bài viết về thơ Tản Đà, thơ Huy Cận có thể được coi là những bài tiêu biểu và đầy giá trị của ngòi bút phê bình văn học của Xuân Diệu .

Về Tản Đà, Xuân Diệu đã có những bài tiểu luận như Công của thi sĩ Tản Đà và Một vài kỉ niệm về yêu thơ Tản Đà. Nói về Công của nhà thi sĩ lớp

trước Tản Đà, mở đầu bài tiểu luận, Xuân Diệu khẳng định: “Tản Đà là người thi sĩ đầu tiên, mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tàn Đà là người thứ nhất có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám có một cái “Tôi”. . Để làm rõ hơn thái độ khẳng định qủa quyết của mình, Xuân Diệu phân tích, lý giải, so sánh bằng cách gợi lại truyền thống dân tộc và đặt Tản Đà vào bối cảnh chung của nền văn học nước nhà:

“Chúng ta nói sự thật, thì chúng ta nói rằng trong văn học Việt Nam, những chân thi sĩ không nhiều, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Xuân Hương, số thi sĩ chân thành đếm không đủ lên mười ngón tay".

Từ xưa hồn thơ Việt Nam tù túng trong khuôn khổ của lễ nghi, đạo đức. Tản Đà sinh vào hồi giao thời lúc thơ cổ vào hồi tàn lụi, và thơ kim đương phôi thai. Không ai khác mà chính là Tản Đà bắt đầu ca lên những điệu mới, đầy rẫy hồn thơ: "Giữa lúc thơ Việt Nam khô khan ở trong dấu xe cũ, giữa lúc lối “thơ Nam Phong” trị vì một cách bệ vệ, dùng những tiếng lớn nói những chuyện con, diễn những ý sáo bằng những lời sáo hơn bội phần, giữa lúc trống rỗng và buồn tênh, Tản Đà đem đến một hồn thơ, Tản Đà cho văn học Việt Nam một thi sĩ”. Bằng niềm tri ân tinh nhạy giữa những tâm hồn đồng điệu, Xuân Diệu phát hiện lên những cái mà “lần đầu” thi sĩ Tản Đà đem đến cho thơ Việt Nam: lần đầu tiên, người ta được nghe một giọng nói dịu dàng trong trẻo, nhẹ nhõm có duyên của “một tấm lòng thực thà hé phơi, và người ta cảm động”; lần đầu tiên, Tản Đà dám vẩn vơ, dám mơ mộng, dám cho trái tim và linh hồn được có quyền sống cái đời sống của chúng, lần đầu

34

tiên “ông tự nhiên để cho bản ngã của mình tràn ra ngoài khuôn khổ”. Những nét đặc sắc ấy chính là phong cách nghệ thuật và đóng góp của thơ Tản Đà: “Say, Ngông và Mộng, ba điểm ấy làm cho thơ ông nhẹ nhàng phóng khoáng. Tản Đà đã có một bản ngã, đó là công trình của ông trong thơ Việt Nam”. Và Xuân Diệu phê phán, tranh luận: “Thế mà xưa kia có người thấy đó là một điều đáng mỉa mai trách móc. Sao nhà học giả đeo kính lại muốn cản đường của nhà thi sĩ đeo hồ lô? ”. Ngòi bút phê bình của Xuân Diệu trong một ít dòng, quả là đã phơi bày những khía cạnh bản chất nhất của hồn thơ Tản Đà.

Đồng thời, Xuân Diệu cũng nhấn mạnh tính chất An nam trong thơ Tản Đà - cũng là một cách khẳng định quan niệm về Tính cách An Nam trong văn chương. Xuân Diệu khẳng định: “Là thi sĩ đầu tiên trong thơ Việt Nam hiện đại, là cái mầm thứ nhất của thơ chân thành, Tản Đà còn là thi sĩ rất An Nam, có thể nói là hoàn toàn An Nam. Đó là một điều không dễ”. Ông chỉ ra tính dân tộc trong thơ Tàn Đà với “những vần thơ nhẹ nhàng, phất qua như gió”, “những câu ca có duyên, những đoạn phong dao mộc mạc” mà Tàn Đà thể hiện rất thuần thục, rất trong trẻo như hơi thở tự nhiên của phong cách Việt Nam; rồi ngay cả cách hài hước bóng bẩy, vừa ngộ nghĩnh, điểm một thứ hóm hỉnh nhẹ nhàng, đặc biệt là Việt Nam. Không những vậy, khi Tản Đà làm thơ thất ngôn Đường luật, cũng không chút gì gò gẫm khó khăn như các cụ nhà Nho thuở trước vì thi sĩ đã am hiểu tường tận tiếng nói dân tộc. Cũng vì vậy, thơ Tản Đà đã có sức phổ biến rộng rãi, đi đến mọi hạng người.

Xuân Diệu khép lại bài tiểu luận với những dòng đầy tự tin và ân nghĩaX: “Chúng ta từ nay có một tâm hồn khúc chiết, dù xu hướng về một lối thơ hợp với những tình cảm mới, chúng ta vẫn yêu và kính phục luôn luôn nhà thi sĩ thứ nhất đã cho chúng ta nghe những khúc giáo đầu đặc biệt tài hoa, những khúc giáo đầu của thơ hiện kim, của Thơ Mới” ( ).

35

Trong bài tiểu luận “Một vài kỉ niệm về yêu thơ Tản Đà”, vừa như một bài phê bình, vừa như một hồi ký, Xuân Diệu đã xúc động kể lại: “Tôi sẽ là người bội bạc nếu tôi quên cả một thời tuổi nhỏ, thời tôi đã yêu, đã mê thơ của thi sĩ Tản Đà...Cả một thời thơ ngây của tôi đã nhuần thấm cái vẩn vơ, cái mộng của người trích tiên, tôi đã có một cớ để yêu người đến mê say”.

Từ lúc muời ba tuổi đã chép những bài thơ của Tản Đà vào sổ con với “cảm giác mơ hồ như hứng lấy một bóng trăng thanh” và “mờ mờ hiểu ra rằng người thi sĩ là lạ, khác khác, không phải những người quen biết” mà mình đã gặp, để rồi càng xem càng thấy cái tài đặc biệt của Tản Đà. Càng ngày, như Xuân Diệu nhớ lại, ông giác ngộ ra rằng “những bài thơ đạo mạo, hoặc sâu thẳm, nhưng bao giờ cũng khô khan, nhạt nhẽo đăng ở Nam Phong thì bì sao được những câu ca dao bay bổng của Nguyễn Khắc Hiếu đăng ở Hữu Thanh”.

“Trong năm sáu năm trời“,từ lúc sơ học đến lúc thi Thành chungt, thơ Tản Đà nuôi lòng yêu thơ của tôi. Chung quanh Tản Đà, những người khác làm những bài thơ không một chút rung động. Thơ Mới chưa ra đời, thơ cũ lặp lại những câu sáo; tình yêu của tôi đi đến Tản Đà như đi đến người thi sĩ độc nhất của Việt Nam.”

Xuân Diệu mê và phục Tản Đà từ “cách dùng từ tinh xảo”, “mẹo luật li kì và một âm nhạc chảy trôi, bay bướm”, mê từ “những vần giản dị, êm ngọt, đọc nghe lanh lảnh bên tai” đến “những câu thoát dịch thơ Tàu”. Yêu thơ, yêu lây đến văn, yêu đến trở thành độc giả trung thành và ngong ngóng đợi chờ từng số An nam tạp chí để được đọc thơ Tản Đà. Tuy nhiên cũng ở hồi ức này, đoạn cuối Xuân Diệu viết: "Càng lớn tôi càng cần sự tha thiết, sự mãnh liệt mà tôi không thấy trong thơ Tản Đà. Cái thích hôm nay không giống cái thích ngày trước và một ngày mai không còn cái thích hôm nay”. Có thể nói, Xuân Diệu qua bài phê bình Tản Đà đã từ lòng yêu mến, sự ca tụng nhà thi sĩ

36

này mà nhìn ra con đường đã qua và cả những yêu cầu mới của thơ ca hiện đại. Ông đã biết từ đó, chọn một con đường cho hướng đời và hướng thơ của mình. Đó là bản lĩnh của một nhà thơ lớn, nhà phê bình lớn trong tương lai.

Hơn cả ý nghĩa phê bình một tác giả, người ta có thể đọc thấy ở hai bài phê bình thơ Tản Đà không ít vấn đề của đời sống thơ ca đương thời. Đó là cách mà những nhà Thơ mới, mà ở đây là Xuân Diệu đánh giá trân trọng và công bằng về Tản Đà, một nhà thơ tài hoa, dù thuộc về lớp nhà Thơ cũ, nhưng đã có công mở đầu cho bước chuyển mình đầu tiên của Thơ mới. Các nhà Thơ mới trong công cuộc tạo ra một cuộc cách mạng trong thi ca, đã phê phán quyết liệt thơ cũ. Và khi Thơ mới, như một điều tất yếu, đã chiến thắng Thơ cũ, phát triển và trưởng thành thì lớp nhà thơ mới đã nhận ra rằng nhiều người thuộc lớp thơ cũ ấy, đặc biệt là Tản Đà chính là người đã góp phần quan trọng vào sự hình thành Thơ mới. Tản Đà là người đầu tiên dám khẳng định bản ngã, khẳng định một cái tôi trong thơ, biểu lộ một thái độ dám là mình, phơi bày mình một cách thành thật trong thơ cùng với cả một kho kinh nghiệm vận dụng tài tình ngôn ngữ thi ca tiếng Việt. "Từ xung khắc đến hòa giải với truyền thống" (Trần Đình HượuT), tinh thần ấy được thể hiện ở những bài viết của Lưu Trọng Lư trước đó về Tản Đà, và càng được thể hiện rõ hơn và tha thiết hơn nữa trong hai bài viết của Xuân Diệu về Tản Đà.

Hoài Thanh sau này cũng đã đánh giá trân trọng Tản Đà trong Hhi

nhân Việt Nam năm 1942 khi tổng kết về phong trào Thơ mới. Hoài Thanh viết: "Tiên sinh đã cùng chúng tôi chia sẻ một nỗi khát vọng thiết tha, nỗi khát vọng thoát ly ra ngoài cái tù túng, cái giả dối, cái khô khan của khuôn sáo.. . Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đương sắp sửa". Những lời ấy không phải không chịu nhiều ảnh hưởng của những ý kiến đánh giá của Xuân Diệu về Tản Đà qua hai bài viết này năm năm trước đó (1937) .Chính Xuân Diệu là người đầu tiên nhận ra những điều

37

này: "Chúng ta vẫn yêu và kính phục luôn luôn nhà thi sĩ thứ nhất đã cho chúng ta nghe những khúc giáo đầu đặc biệt tài hoa, những khúc giáo đầu của thơ hiện kim, của Thơ Mới”.

Khác với bình luận thơ Tản Đà, khi giới thiệu thơ Huy Cận (1939) và viết Lời tựa cho “Lửa thiêng” (1940), Xuân Diệu không phải chỉ giới thiệu thơ của một người bạn thân thiết “đã giáp một năm nay đi tới giữa chúng ta với những bài thơ đặc biệt" mà là một cách đi vào khám phá thế giới tâm hồn của một thi sĩ. Ông nhận ra ở Huy Cận một “tâm hồn có nhiều hương vị, một kho tàng tuy đương hỗn tạp nhưng thực sự là giàu”. Ông biểu hiện thái độ hào hứng trân trọng của mình đối với một thi tài mới xuất hiện, rộng hơn, đối với “cái đương dậy, cái đương lên” của Thơ mới.Theo Xuân Diệu, đó cũng là bổn phận của mọi người yêu thơ đối với văn chương Nam Việt tức là phải “ráng thấu hiểu để yêu mến những văn tài mới lên”. Những gì Xuân Diệu nói trong bài viết sẽ chẳng bao lâu được chứng minh: Huy Cận ngày càng trở thành một nhà thơ có vị trí quan trọng của Thơ mới và được người đọc yêu mến.

Mượn lời Thế Lữ khi giới thiệu thơ mình, Xuân Diệu khẳng định Huy Cận cũng là “một người của đời, một người ở giữa loài người”, “ông không đi giữa lối thơ phù phiếm, mộng mơ”. Thơ Huy Cận cũng mang đặc tính chung của Thơ khó; thơ không thật nệ vào ý mà luôn gợi mở một vũ trụ mênh mông, một không gian mơ hồ. Điều đó khiến nhiều bài thơ của Huy Cận dường như khó hiểu nhưng kì thực không có gì bí hiểm. Những bài phê bình thơ này báo hiệu một năng lực cảm nhận tinh tế, giàu sức phát hiện của nhà phê bình Xuân Diệu. Ông chỉ ra được những đặc sắc của hồn thơ Huy Cận ngay từ buổi đầu qua “Lửa thiêng” với chất “ôm nhiều vũ trụ”, với "cảm giác không gian" mênh mông, với vẻ đep “thầm kín rạo rực” “không phô bày” “phảng phất một linh hồn Đường thi”, “nóng chảy bên trong, e lệ bên ngoài, hay nói

38

nhỏ và hay làm thinh để men lòng càng rạo rực hơn nữa”, “một tâm hồn hay lặng yên để nước mắt chảy, không biết khóc cái gì, vừa mạnh vừa yếu, rất mới và rất xưa, rất Âu Tây và rất Á Đông, nghĩa là cả con người, con người phức tạp muôn thuở”.Sau này, những ý kiến đánh giá về Huy Cận có vẻ cũng không vượt xa nhiều những ý kiến trên của Xuân Diệu về nỗi sầu vũ trụ, về hơi Đường thi cổ kính trong thơ Huy Cận.

Và cũng chỉ có Xuân Diệu, nhà thơ của tuổi trẻ, tình yêu, bạn thân của Huy Cận mới nhận ra ở "chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm" có một tâm hồn hiền hòa và là một chàng trẻ tuổi đa tình với những vần thơ ái tình trong trẻo. Nhà phê bình ví von: “Huy Cận đa tình, tâm hồn ông là một cô gái xưa rón rén, ung dung, trông nết na dè dặt, kì thực hay liếc trộm và rất ưa viết thư tình”.

"Có lẽ, Xuân Diệu là người viết đầu tiên và cũng là người viết kĩ lưỡng nhất về thơ Huy Cận. Thực ra Xuân Diệu biểu dương thơ Huy Cận qua Lửa thiêng, cũng chính là khẳng định sự chiến thắng của cả phong trào Thơ Mới:

“Không phải rượu đã rót vào chén” mà là “men đường lên”, “Không phải là hoa sẵn trên cành” mà là “dòng nhựa đương chuyển”, không phải là “một lời hứa hẹn nữa” mà đã là nụ lộc xanh tốt, đem đến một hương sống lạ lùng [2, 57].

Kết hợp với những ý tưởng trên, chúng ra thấy ngay từ đầu Xuân Diệu cũng như một số nhà thơ, nhà phê bình thời ấy quan niệm Thơ Mới sở dĩ thành công không chỉ là sự tiếp thu thơ ca Âu Tây mà còn là sự góp nhặt “bao nhiêu cái đẹp tốt của Á Đông, nhất là cái lửa tro nồng ấm ở bên trong và cái xa vắng mênh mông của Thời cũ”. Qua ý kiến Xuân Diệu, có thể thấy Thơ mới đang nhận ra mình trong từng bước phát triển của nó. Nó nhận ra rằng phải biết tự phê phán cái yếu kém của chính mình, phải hào hứng nồng nhiệt mở rộng giao lưu tiếp thu cái mình chưa có, nhưng không bao giờ xa rời

39

nguồn cội, Cũng như cây có rễ càng sâu thì bóng cành mới có sức vươn cao lan toả. Và cũng chính trên tinh thần này mà những nhà Thơ mới không trở thành những người "thất cước": chân họ vẫn đứng vững trên truyến thống thi ca dân tộc, vẫn thu hút vào mình "cái lửa tro nồng ấm và cái xa vắng mênh mông của Thời cũ" để từ đó có được sức sống và sự giàu có tinh thần để tiếp tục làm "một cuộc cách mạng trong thi ca". Cũng từ những bài phê bình tiểu luận này, một lần nữa Xuân Diệu bày tỏ quan niệm về văn chương và thơ của mình, tiếp tục nhấn mạnh tư tưởng về “Tính cách An nam trong văn chương” và sự cần thiết phải “Mở rộng văn chương”.

40

Chương II

Quan niệm của Xuân Diệu về văn chương và thi ca

2.1.Quan niệm về văn chương và người nghệ sĩ.

Văn xuôi trữ tình của Xuân Diệu có nhiều nét độc đáo. Chúng tồn tại trong một hình thức linh động, có khi như một áng tản văn, có khi như một câu chuyện không có đầu, không có cuối, nhưng lại giúp Xuân Diệu phát biểu được nhiều suy nghĩ, nhiều tình cảm và bộc lộ những quan niệm về nghệ thuật và cuộc đời. Điều này được chính tác giả bộc bạch: “Xin đừng tìm trong

Phấn thông vàng những chuyện có đầu có cuối, có công việc, có sáng hôm trước và chiều hôm sau. ở đây chỉ có một ít đời và rất nhiều tâm hồn hợp lại thành bao nhiêu nghĩ ngợi bâng khuâng” [3;6]

Ngoài ra còn một số tác phẩm lẻ là những câu chuyện bộc lộ quan niệm của tác giả về cuộc đời của những người nghệ sỹ trước sự sống. Các tác phẩm

Người lệ ngọc, An ủi giữa loài người, Thơ của Người, Kinh cầu nguyện của những kẻ đi làm là những tác phẩm tiêu biểu mà ở đó Xuân Diệu gửi gắm rất nhiều ý nghĩ và tình cảm giành cho công việc sáng tạo nghệ thuật, một công việc luôn luôn đòi hỏi tình cảm chân thật từ nội tâm của chính minh, đòi hỏi lòng nhiệt tình, sự say mê dồn tâm lực cho công việc. Tuy mang phong cách riêng, văn xuôi trữ tình Xuân Diệu không tách biệt hẳn mà vẫn

Một phần của tài liệu Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)