Thơ phải hướng về con người: Thơ của ngườ

Một phần của tài liệu Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 (Trang 59 - 64)

Bài tiểu luận Thơ của người đăng trên báo Ngày nay Tháng 8/1938 nói về một khao khát của Xuân Diệu và Thơ Mới: thơ hãy vì con người, khám phá sự sống và tâm hồn con người. Ngay từ những dòng đầu, Xuân Diệu đã bộc lộ sự bực tức và giễu cợt mạnh mẽ một điều ông cho là không có trong thơ ca nước nhà: "Những thi sĩ của nước tôi! Chúng ta đã đùa nhiều rồi. Từ khi có văn chương Việt Nam, chúng ta đã bỡn cợt gần hết một ngàn năm". Có thể những ý ấy không hoàn toàn đúng khi nói về một ngàn năm thơ dân tộc - một nền thơ đậm đà tinh thần nhân đạo, nhân văn, một thứ "thơ của người". Sau này, ông có nhận thức rõ hơn và sâu sắc hơn về giá trị thơ ca truyền thống. Trong bài viết cuối cùng của ông - bài Sự uyên bác với việc làm thơ đăng trên tạp chí Văn học số 1-1986, ông viết: "Chúng ta yêu thơ văn của dân tộc còn thiếu sót quá...Nếu chúng ta tiếp nhận đầy đủ sâu sắc hơn nữa cái vốn của cha ông thì thơ hiện kim của chúng ta còn có thể hay hơn nữa, sâu hơn nữa"

Nhưng lối nói cực đoan ấy của nhà thơ là nhằm vào một hiện trạngN: Gần đây, chúng ta là tiên, rồi thì chúng ta là vua...Chúng ta "đột nhiên mà khóc., đột nhiên mà cười, chân vừa nhẩy, miệng vừa kêu: tôi điên đây! tôi điên đây!- Điên cũng không dễ làm như người ta tưởng đâu! Có thể thấy trong những dòng phê bình này bóng dáng những hiện tượng được ám chỉ: những câu thơ thoát ly lên tiên cảnh bồng lai, những câu thơ của Trường thơ Loạn...Trước đây, không ít nhà nghiên cứu đã cho rằng các nhà thơ lãng mạn trong phong trào Thơ Mới đều theo khuynh hướng thoát ly. Họ dựa vào

58

những bài thơ như: “Tiếng sao thiên thai, Cây đàn muôn điệu của Thế Lữ và

Cảm xúc”, “Lời thơ vào tập gửi hương” của chính Xuân Diệu với những lời

thơ: Là thi sĩ nghĩa là ru với gió, Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây (Cảm xúc) hoặc: Tôi là con chim đến từ núi lạ, Ngứa cổ hót chơi... (Lời thơ vào tập Gửi hương) để kết luận, đó là những tuyên ngôn cho quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật.

Cách nhìn nhận như trên không chỉ phản ánh ý thức văn học một thời, mà còn có cơ sở nhất định từ thực tiễn lịch sử và sáng tác. Sống những tháng ngày u ất, tù hãm trong xã hội thực dân, nửa phong kiến lúc bấy giờ, Xuân Diệu cũng đã từng nói; phàm ai có đầu óc, có lương tâm đều muốn thoát ly, chỉ có điều không thoát ly nổi. Khi cái tôi – cá nhân, cá thể được thức tỉnh mà chưa tìm được hướng đời, nhiều nhà thơ lãng mạn đã quay lưng với thực tại bằng cách tự đưa mình vào cõi tiên, trốn vào thiên nhiên mơ mộng, “phiêu lưu trong trường tình”, tìm lên thượng đế, trốn vào đạo, thậm chí cả vào điên loạn... Trong bài tiểu luận với cái ý trung tâm là thơ của người này, có lẽ

Xuân Diệu cũng muốn nói cái ý ấy: không thể thoát ly khỏi cõi người, của những vui buồn của cuộc đời này. Ông viết: “Thơ là hoa, là mộng, thơ cũng là cơm. Ta hãy viết những điệu thơ cho đời uống, cho đời ăn”. Thơ Tàu, thơ Việt cho đến đương thời, vẫn thấy ít có người quá! “Cũng như mọi điều khác, thơ Việt Nam còn thiếu quá nhiều: tâm hồn người chưa được chúng ta quan sát diễn tả cho kỹ lưỡng. Ta không phân tích từng cảm giác một, chỉ ghép những vật liệu cũ càng, những cảm tình giả dối mà làm thơ”. Trong những lời này, người ta thấy khát vọng đổi mới thơ trước những lối đi đã bắt đầu mòn sáo của chính Thơ Mới. Không được nhác lười trong công việc làm thơ, Xuân Diệu nói vậy. “Làm thơ người, làm thơ thực thì khó, cho nên chúng ta tránh sự thực của tâm hồn để tạo nên những lâu đài vu vơ bằng mù sương”.

59

Như vậy ta thấy, đối với Xuân Diệu thơ trước hết phải nói về hiện thực của cuộc đời. Sau này, trong khi bàn về Công việc viết văn, ông thường phát

biểu: Trong một tác phẩm văn học, cái mà người ta yêu trước hết là cuộc sống, chân lý cuối cùng và cao nhất của nghệ thuật là cuộc sống. Nghệ thuật không thể là một thế giới riêng ở ngoài cuộc đời. Cái chân lý dường như hiển nhiên và giản dị ấy, Xuân Diệu cũng như các nhà thơ lãng mạn có được là cả một quá trình nhận thức rất khó khăn, dần dà, nhẫn nại. Bài tiểu luận là tâm sự nghĩ ngợi của nhà thơ trước tình trạng thơ ca đương thời và cũng bộc lộ khát khao của chính ông: hãy làm những bài thơ trong đó "thấm muối của biển người; thu góp bao nhiêu khổ đau phát tiết ra từ sự sống".

Trong bài tiểu luận Thơ của người, Xuân Diệu nhắn nhủ đến người nghệ sĩ có ảo tưởng thoát ly cuộc đời: thoát ly thực ra chỉ là một thứ ngôn từ hào nhoáng và giả tạo. “Muốn ra ngoài cuộc đời, họ xây nên những cung điện bằng sương mù, những đền đài bằng xương máu, họ trèo lên ở trên những bọt xà phòng ngũ sắc và bảo: Đây là quả đất của chúng tôi. Nhưng thiên hạ tọc mạch nhìn xem, thì hỡi ôi! Những vật liệu, những gạch đá họ dùng đều ở trong cuộc đời cả”. Đó cũng chính là lời nhắn nhủ của Xuân Diệu với mình, với mọi người nghệ sĩ: “Đi ra ngoài đời, lại hoá vẫn ở trong đời”. Như vậy, để được nói thực người nghệ sĩ không được tách rời đời sống, phải luôn gắn bó với đời, đặt mình trong quan hệ với đời, giao hoà gắn kết chặt chẽ với nó. Trong lời kết của thiên tiểu luận Thơ của người, ông thủ thỉ khuyên dặn: “Cứ việc ở trong đời và tạo nên những cung điện thực, vô cùng đẹp đẽ, bằng những vật liệu thực của trần gian”. Vậy là có gần đời, có ở trong đời mới nói thực nói đúng những gì cuộc đời đã có, để người đời hiểu được tâm can của người nghệ sĩ, hiểu được điều mình viết và cần nó trong cuộc đời này. Đó cũng chính là tiền đề tạo nên ở Xuân Diệu thứ văn xuôi mượt mà, ý vị say mà tỉnh, ảo mà thực, mơ hồ mà không kém phần rõ nét.

60

Với trái tim sôi nổi, ham sống yêu người, yêu đời cùng với cặp mắt “xanh non”, tâm hồn người nghệ sĩ luôn rộng mở nhạy cảm trước mọi bước đi của thời đại, con người, thiên nhiên, vạn vật. Trước cuộc đời, trái tim Xuân Diệu vô cùng nhạy cảm và trí tuệ giàu sức liên tưởng, mọi vật đều có thể giúp ông nảy sinh cảm xúc bật ra ý thơ, tứ truyện.

Với một trái tim dễ xúc động Xuân Diệu cho rằng người nghệ sĩ luôn rộng mở tâm hồn để được đón nhận mọi tình cảm tốt đẹp của con người và cuộc đời. Người nghệ sĩ phải có một trái tim lớn và những cảm xúc của họ phải mạnh mẽ, dâng trào. Xuân Diệu diễn đạt cái bất thường, phi thường ấy trong một cách nói ấn tượng: “Người nghệ sĩ bao giờ cũng điên. Nhưng điên trong cuộc đời thú vị gấp ngàn lần ngoài cuộc đời; cái điên của người nghệ sĩ phải là sự si mê, sự say đắm, sự cảm xúc quá mức thường” (Thơ của người) Hơn nữa, cái gọi là cảm xúc quá mức thường ấy lại được chắt lọc qua một trái tim đa tình, đa cảm, dễ rung động như một sợi tơ ắt sẽ tạo nên một tác phẩm văn chương đích thực. Nó chính là sản phẩm tinh thần của nhà văn ghi lại cuộc đời và những con người hiện tại trong cuộc đời này, làm phong phú thêm cho tâm hồn độc giả, góp phần khẳng định thiên chức của một người nghệ sĩ chân chính.

Như vậy để được nói thực người nghệ sĩ không được tách rời đời sống, phải luôn gắn bó với đời, đặt mình trong quan hệ với đời, giao hoà gắn kết chặt chẽ với nó. Ông thủ thỉ khuyên dặn: “Cứ việc ở trong đời. Và tạo nên những cung điện thực, vô cùng đẹp đẽ, bằng những vật liệu thực ở trần gian”.

Trong những khát khao thoát ly của Thơ mới, Xuân Diệu muốn tha thiết kéo thi sĩ về với cõi người, thế giới người dù cuộc đời còn biết bao nỗi bế tắc buồn đau. Riêng cái tôi rạo rực, ham sống, ham yêu của Xuân Diệu, cho dù có lúc không khỏi cô đơn, sầu tủi, vẫn cứ bám riết lấy cuộc đời. Ngay trong Đôi lời tự thuật về tập Thơ thơ- tập thơ đầu của Xuân Diệu, ông đã bộc

61

bạch cái xu hướng, cái cảm hứng tha thiết nhất của ông - đó là tình yêu cuộc đời, niềm khát khao giao cảm với con người. Ông viết: "Tôi làm thơ một cách rất tình cờ, không lý thuyết hạn định. Nhưng xem ra bao quát lại, dường như tôi yêu sự sốngngười. Sự sống thực, cả bề rộng và nhất là bề sâu; cái đời bên trong mà ta biết và ráng biết, nhưng dù rõ ràng hay che giấu, bao giờ cũng

thực hơn đời bên ngoài. Người, với ý tưởng cảm tình, và cảm giác. Sự sống, với những tinh hoa, những thuần túy, khác với những hiện trạng tầm thường...". Những ý tưởng ấy đã được chính Xuân Diệu diễn đạt đầy hình tượng trong thơ:

Ta ôm bó, cánh tay ta làm rắn

Làm dây đa quấn quýt cả mình xuân. Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần, Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất

(Thanh niên)

Cũng trong bài tiểu luận Thơ của người, ở một dạng diễn đạt khác, nhà thơ cho rằng khi mà tư tưởng và tâm hồn thi sĩ biết gắn với “nhân sinh” đắm đuối thì đấy chính là sự cao quý - một sự cao quý ngang tàng hơn cả thoát ly: “Thoát ra ngoài cuộc đời, ồ! mộng tưởng cao quí, nhưng cứ ở trong cuộc đời, sự cao quí lại càng cao hơn. Công việc dễ dàng là đuổi một người tình nhân phụ ta, nhưng ở với họ và con yêu họ luôn, điều ấy chỉ ai thi sĩ mới làm nổi. Sao những người tự xưng thi sĩ lại không làm được cái công việc ngang tàng một cách sâu sắc: ở với đời và còn luôn yêu đời, dầu đời phụ ta”. Một lần nữa, quan niệm về sự hào phóng hiến dâng của người nghệ sĩ lại được Xuân Diệu khẳng định.

Giọng văn tranh luận có thể đang còn chút “xấc lấc” (chữ dùng của Xuân Diệu) của tuổi trẻ bồng bột, nhưng chúng ta một lần nữa thấy được thái độ sống và quan niệm nghệ thuật nhất quán của Xuân Diệu cũng như sự thẳng

62

thắn bộc trực của ông trước những hiện tượng thoát ly của thơ ca đương thời. Ông phê phán quyết liệt vì không chịu được thứ thơ “làm duyên làm dáng đến buồn cười”, thứ thơ “làm tiên”, “làm ma” chứ không chịu “làm người”.Ông cười cợt: “Nếu tôi phải làm tiên, tôi sẽ phải làm tiên một ngày thôi và sẽ có một giọng nói ngọt ngào hơn suối đào: tôi chỉ cần đủ thời giờ để rủ tiên bà, tiên cô cùng tiên ông xuống trần phạm tội”. Cái nhìn ở đây chưa hẳn đã toàn diện, song vẫn toát lên nhiệt tình khẳng định quan niệm thơ là của người, là của đời và phải “ở trong cuộc đời”, nhà thơ phải là những người yêu cuộc đời nồng nàn tha thiết, chỉ vậy mới xứng đáng với “sự rộng lớn mênh mông” và “niềm bao dung quảng đại” của thơ. Quả là Thế Lữ đã vô cùng thấu hiểu và chí lí khi đề tựa “Thơ thơ xuất bản lần đầu (1938) “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”.

Tưởng như cho đến nay, chưa ai có thể khái quát đúng bản chất con - người - thơ Xuân Diệu và Con - người -nghệ- thuật Xuân Diệu chính xác

và đủ đầy đến như vậy.

Mở rộng văn chương cũng nhiều người chê thơ Xuân Diệu “Tây” quá “khó

hiểu” quá, và nó không theo một khuôn sáo nào. Nhưng chúng ta phải khẳng định rằng chính Xuân Diệu đã đem đến cho thi ca Việt Nam những cái mới nhất và “cái náo nức, cái xôn xao của Xuân Diệu càng là cái náo nức, cái xôn xao của thanh niên Việt Nam bấy giờ, và đấy chính là niềm vinh dự lớn lao của một người thi sĩ.

Một phần của tài liệu Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 (Trang 59 - 64)